Các nguyên tắc chung và phân loại trách nhiệm dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 40 - 42)

1.3 .Khái quát chung về trách nhiệm dân sự

1.3.2. Các nguyên tắc chung và phân loại trách nhiệm dân sự

1.3.2.1. Các nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự

Thứ nhất, nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự: Để đảm bảo quyền, lợi ích

của các chủ thể trong quan hệ pháp luật thì đòi hỏi các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự đó phải chịu trách nhiệm trƣớc hành vi của mình. Hay nói cách khác, chủ thể phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. Nếu chủ thể không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cƣỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các bên chủ thể trong quan hệ dân sự phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Chính các bên trong quan hệ dân sự là những chủ thể đƣợc hƣởng quyền và cũng chính là những chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể bên kia. Vì thế, hơn ai khác chính họ phải là những ngƣời chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình. Vì thế, pháp luật dân sự quy định cho họ việc họ tự chịu trách nhiệm tức là đề cao sự tự giác, tự nguyện của các chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Thiệt hại thực tế phải đƣợc bồi

thƣờng toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thƣờng, hình thức bồi thƣờng bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phƣơng thức bồi thƣờng một lần hoặc nhiều lần, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.

Ngƣời chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại có thể đƣợc giảm mức bồi thƣờng nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không đƣợc bồi thƣờng phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Ngoài ra, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không đƣợc bồi thƣờng nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

1.3.2.2. Phân loại trách nhiệm dân sự

Theo tác giả Vũ Văn Mẫu trong cuốn sách “Việt Nam dân luật lƣợc khảo”, “trách nhiệm dân sự có hai hình thức: 1. Trách nhiệm khế ước; 2. Trách

nhiệm dân sự phạm hay chuẩn dân sự phạm” [34, tr. 433].

Các vấn đề trách nhiệm dân sự đều do một sự vi phạm vào một nghĩa vụ mà có: Nếu nghĩa vụ này do khế ƣớc ans định, chúng ta ở trong trƣờng hợp trách nhiệm khế ƣớc. Nếu nghĩa vụ bị xâm phạm có tính các pháp định, chúng ta sẽ đứng trƣớc một trƣờng hợp trách nhiệm dân sự phạm hay chuẩn dân sự phạm [34, tr. 434].

Trách nhiệm khế ước xảy ra khi một khế ƣớc không đƣợc một bên kết ƣớc

thi hành, đối phƣơng chịu thua thiệt và đòi bồi thƣờng. Trách nhiệm dân sự phạm do sự quá thất của một cá nhân gây ra một sự tổn thiệt cho ngƣời khác và trƣờng hợp trách nhiệm chuẩn dân sự phạm do một sự vô ý hoặc sơ ý gây một tổn thiệt cho ngƣời khác.

Theo quy định pháp luật hiện nay, trách nhiệm dân sự đƣợc chia ra thành: trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Cả hai trách nhiệm này có đặc điểm giống nhau đó là đều có hành vi vi phạm nghĩa vụ, và khác nhau ở việc nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hay từ quy định của luật.

Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi một bên không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng gây thiệt hại cho một ngƣời khác và ngƣời bị thiệt hại yêu cầu bên vi phạm bồi thƣờng.

Nếu giữa các bên không tồn tại một hợp đồng thì nếu có thiệt hại xảy ra cho một bên sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây thiệt hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)