.Nền tảng lý luận cho sự ra đời và phát triển của pháp nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 32 - 36)

1.2.1. Quyền tự do ý chí

Bản chất “tự do” là sự lựa chọn, không phụ thuộc vào sự sắp đặt, con ngƣời có quyền lựa chọn những gì, làm những gì để phục vụ nhu cầu và lợi ích của mình.

Theo đại từ điển tiếng Việt thì “Tự do là một phạm trù triết học, chỉ khả năng thể hiện ý chí, hành động theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội” [55, tr. 1762]. Tự do,

theo một nghĩa nhất định, là sự sáng tạo, là vũng vẫy thoát ra khỏi những lối nghĩ cũ của cuộc sống [32, tr 11]. John Locke mặc dù quan niệm “Tự do là khả năng con ngƣời có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không

gặp bất kỳ cản trở nào”, nhƣng khi viết về trạng thái tự nhiên trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền, ông cho rằng:

Có thể hiểu, tự do là nội dung, động lực và mục đích phát triển của xã hội hiện đại. Tự do lựa chọn trong lĩnh vực kinh tế phần nào đƣợc thể hiện ở việc tìm kiếm phƣơng tiện sinh hoạt khác nhau. Không thể có tự do cá nhân ở nơi nào không có tính đa dạng về các nguồn đảm bảo cho cuộc sống và kinh tế. Tuy nhiên tự do cá nhân chỉ có thể có trong một cộng đồng có trật tự, bởi tự do thái quá của ngƣời này có thể là hiểm họa đối với ngƣời khác.

Triết lý của tự do nằm ngay ở chỗ tự do bị giới hạn bởi luật. Luật ở đây cần phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng - đó là "qui luật"' của cuộc sống, bao gồm luật của tự nhiên, luật của các tổ chức xã hội, luật do nhà nƣớc qui định, luật chơi v.v…[50, tr. 43-49].

Theo xu hƣớng đó, hiện nay quan niệm pháp luật tôn trọng quyền tự do, công bằng đang là xu thế thời đại. Pháp luật đƣợc xác định các điều kiện lĩnh vực hay giới hạn, khuôn khổ, trong đó con ngƣời có thể hành động một cách tự do.

Các học giả thƣờng xem xét tự do ý chí trên ba phƣơng diện: triết học, đạo đức và kinh tế [13, tr. 11-20.].

Về mặt triết học, học thuyết tự do ý chí dựa trên nền tảng của

tự do cá nhân, có nghĩa là không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một việc gì đó ngoài ý muốn của họ.

Về mặt đạo đức, học thuyết tự do ý chí dựa trên quan niệm

rằng không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một công việc mà không xuất phát từ lợi ích của họ. Do vậy, hợp đồng đƣợc xem là sản phẩm của ý chí đƣợc hình thành từ lợi ích của các bên tham gia giao kết.

Về mặt kinh tế, học thuyết tự do ý chí dựa trên nhận định rằng,

lợi ích cá nhân là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Do đó, tự do ý chí phải đƣợc đề cao để con ngƣời vì lợi ích của mình trong xã hội tự do cạnh tranh mang lại những lợi ích chung.

Các lý thuyết gia về hợp đồng ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX đã tiến hành các quá trình trừu tƣợng hoá, khái quát hoá và hệ thống hoá các vấn đề liên quan tới hợp đồng để xây dựng nên một lý thuyết duy nhất dựa trên các giá trị đạo đức thay thế cho các tín ngƣỡng truyền thống có nền tảng là đạo đức đang bị xói mòn. Kết quả là việc xem hợp đồng nhƣ luật giữa các cá nhân.

Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng đảm bảo tự do kinh doanh, việc quy định và đề cao tự do ý chí có ý nghĩa to lớn trong việc xóa bỏ cơ chế cũ, thúc đẩy tự do kinh doanh. Một khi nguyên tắc tự do ý chí thông qua việc vô hiệu hóa các hợp đồng chống lại trật tự công cộng, đạo đức xã hội cần bị hạn chế để bảo vệ các lợi ích chính đáng của cộng đồng và bảo đảm sự bình ổn của các quan hệ xã hội thông qua việc sử dụng tập quán, cũng nhƣ thông lệ quốc tế điều tiết quan hệ hợp đồng. Gắn liền với việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế là tiến trình hội nhập quốc tế [5, Mục II, điểm 6].

Tự do ý chí là khuynh hƣớng phát triển của xã hội, và là nền tảng xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

1.2.2. Quyền tự do lập hội

Ngày 24/9/1982, Việt Nam đã tham gia Công ƣớc Quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966, quy định rằng “Ai cũng có quyền tự do lập hội,

kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình”(điều 22) [17].

Pháp luật các nƣớc nhƣ Pháp, Đức, Nhật…đều quan niệm rằng, bản chất pháp lý của việc hình thành pháp nhân là quan hệ hợp đồng giữa các thành viên sáng lập nhằm tạo ra một thực thể cụ thể để đáp ứng hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chung mà các sáng lập viên xác định khi giao kết hợp đồngtrên cơ sở quyền tự do lập hội và quyền tự do kinh doanh của các công dân.

Qua thời gian phát triển, quyền tự do lập hội và quyền tự do kinh doanh có xu hƣớng thu hẹp với sự can thiệp của nhà lập pháp, dƣới áp lực của những thời kỳ khác nhau. Có khi nhà nƣớc phải can thiệp, hạn chế tự do trong việc thƣơng mại vì cần hƣớng nền kinh tế quốc gia về một mục đích nào đó, nhƣ bảo vệ tiền tệ, bảo vệ một vài ngành sản xuất…[ 51, tr. 693].

Tại điềm 1832 của Bộ luật dân sự Pháp quy định “Công ty do hai hay

nhiều người thành lập trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng về việc đóng góp, sử dụng tài sản hoặc công sức của họ vào hoạt động kinh doanh chung nhằm chia lãi hoặc thu lợi nhuận [83 điều 1832].

Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam quy định nguyên tắc:“Quyền tự do cam kết thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đƣợc pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội” (Điều 4); “Tự do giao kết hợp đồng nhƣng không đƣợc trái pháp luật, đạo đức xã hội” (Điều 389, khoản 1).

Luật Thƣơng mại 2005 của Việt Nam cũng có nguyên tắc “Các bên có

quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại và bảo hộ các quyền đó” (Điều 11, khoản 1).

Tuy vậy, ở Việt Nam, việc hình thành pháp nhân trên cơ sở quan hệ hợp đồng chƣa đƣợc công nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy

nhiên, các học giả Việt Nam, đã đặt ra một nhu cầu cho sự thay đổi tƣ duy, quan niệm của nhà làm luật trong việc hình thành pháp nhân trên cơ sở tự do lập hội và tự do kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)