Thực trạng quy định pháp luậtvề tài sản chịu trách nhiệm dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 77 - 84)

1.4 .Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

2.1.4. Thực trạng quy định pháp luậtvề tài sản chịu trách nhiệm dân sự

của pháp nhân

Thực tiễn pháp luật ở Việt Nam hiện nay, nếu nhƣ theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, quy định về đặc trƣng của pháp nhân “Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”. Nhƣ

vậy, yếu tố về trách nhiệm hữu hạn của thành viên pháp nhân là một trong những đặc trƣng cơ bản nhất của pháp nhân.

Trong khi đó, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2005 và 2014:

“Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh,

phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản riêng của mình. Khi đó, dù tài sản đƣợc tách biệt, nhƣng trách nhiệm của thành viên pháp nhân, nếu pháp nhân không trả hết nghĩa vụ bằng tài sản của mình, thì thành viên có trách nhiệm trả hết cho pháp nhân.

Mâu thuẫn giữa Luật doanh nghiệp 2005 và Bộ luật dân sự 2005 về tƣ cách pháp nhân của công ty hợp danh đã đƣợc giới học giả, các nhà nghiên cứu chỉ ra. Bộ tƣ pháp khi báo cáo Tổng kết thi hành Bộ luật dân sự 2005 đã đƣa ra nhận định về sự mâu thuẫn này khi cho rằng:

Công ty hợp danh có tƣ cách pháp nhân trong khi thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của pháp nhân - mâu thuẫn với điều kiện có tài sản độc lập với thành viên của pháp nhân, cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó [6].

Nhận định trên hình thành trên cơ sở quan điểm cho rằng, chỉ có điều kiện “có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó” là dấu hiệu để phân biệt giữa một tổ chức là pháp nhân với

tổ chức không phải là pháp nhân [Bộ tƣ pháp (2013), Báo cáo Tổng kết thi hành Bộ luật dân sự 2005]. Vì thế, đến Bộ luật dân sự 2015 điều kiện này vẫn đƣợc giữ lại khi quy định “Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và

tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình” [Điểm c, khoản 1, điều 74 Bộ luật

dân sự 2015]. Về cơ bản, điều 74 của Bộ luật dân sự 2015 không khác gì nhiều điều 84 Bộ luật dân sự 2005 khi quy định về điều kiện pháp nhân.

Hơn nữa, kinh nghiệm của các nƣớc và thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, những điều kiện bắt buộc để đƣợc công nhận là pháp nhân là: (1) phải có đăng ký tƣ cách pháp nhân với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, không đồng nhất với việc đăng ký thành lập một tổ chức; (2) phải có tài sản độc lập với thành viên của mình và độc lập với cá nhân, tổ chức khác; (3) phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình, về nguyên tắc, thành viên của pháp nhân không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của pháp nhân bằng tài sản riêng của mình [6].

Rõ ràng, với quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2014 về pháp nhân và tƣ cách pháp nhân của công ty hợp danh vẫn chƣa giải quyết đƣợc mẫu thuẫn. Xung quanh vấn đề này còn có rất nhiều ý kiến khác nhau, và xuất phát từ vấn đề là pháp luật Việt Nam chƣa có đƣợc một học thuyết về pháp nhân một cách rõ ràng xuyên suốt các quy định ở luật chung và luật chuyên ngành.

Thực trạng đó, dẫn đến một vấn đề đặt ra là cớ sự khác nhau trong xác định tài sản chịu trách nhiệm dân sự của pháp nhân.

2.2. Thực trạng giải quyết các vụ án về trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Trong thực tiễn quá trình thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân phát sinh nhiều vấn đề khi có các ý kiến khác nhau về trách nhiệm dân sự của pháp nhân hay của thành viên.

Vụ việc thứ nhất: Từ năm 2011 đến năm 2016, có hàng loạt các vụ việc

đƣợc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền, theo đó các nguyên đơn là các doanh nghiệp và bị đơn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (gọi tắt là Agribank) về quan hệ bảo lãnh thanh toán nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán. Theo đó, các doanh nghiệp khởi kiện yêu cầu Agribank thanh toán số tiền theo bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong chứng thƣ bảo lãnh, Agribank cam kết: “Trong trƣờng hợp ngƣời mua hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán của mình theo quy định tại hợp đồng kinh tế đã ký kết”. Đến khi bên có nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên có quyền (bên bán của hợp đồng mua bán) đã yêu cầu Agribank thanh toán số tiền theo chứng thƣ bảo lãnh. Tuy nhiên, Agribank từ chối thanh toán với lý do là Giám đốc chi nhánh của Agribank khi phát hành bảo lãnh đã thực hiện sai quy trình nhƣ không lập hồ sơ, không đƣợc hạch toán, không thu phí và không đƣa tài

sản bảo đảm. Đồng thời yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an điều tra, khởi tố vụ án liên quan đến trách nhiệm cá nhân của Giám đốc chi nhánh Agribank. Vụ việc này đặt ra vấn đề là trách nhiệm của pháp nhân Agribank hay trách nhiệm của cá nhân Giám đốc chi nhánh Agribank trong việc thanh toán số tiền bảo lãnh cho doanh nghiệp. Có các quan điểm khác nhau về vấn đề này [27, tr. 8-14]

Trong vụ việc trên, việc giải quyết thực tế của các Tòa án cũng có sự khác nhau:

- Có tòa án cho rằng, đây rõ ràng là trách nhiệm của pháp nhân, vì vậy, pháp nhân phải đứng ra chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do ngƣời đại diện của mình xác lập, thực hiện. Sau đó pháp nhân có quyền yêu cầu ngƣời đại diện phải hoàn trả khoản tiền này do vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của ngƣời đại diện. Vì thế, tòa án đã ra quyết định đình chỉ vụ án yêu cầu trả tiền của bên bị hại, để đƣa vấn đề dân sự giải quyết trong vụ án hình sự, và thƣờng gắn trách nhiệm dân sự cho bị cáo thực hiện hành vi phạm tội.

- Có tòa án cho rằng, hành vi của ngƣời đại diện đã sai quy trình nhƣ không lập hồ sơ, không đƣợc hạch toán, không thu phí và không đƣa tài sản bảo đảm, đây có dấu hiệu cấu thành tội phạm “Vi phạm về quy định cho vay

trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Vì thế, việc phát hành bảo lãnh

không phát sinh các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân là Ngân hàng, mà thuộc trách nhiệm cá nhân của Giám đốc chi nhánh. Vì thế, vụ án phải chờ giải quyết của cơ quan điều tra về hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ngƣời đại diện.

Qua đây thấy rằng, quan điểm của tòa án – là cơ quan xét xử của nhà nƣớc cũng có sự khác nhau khi áp dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân.

Theo tác giả, việc ngƣời đại diện của pháp nhân vi phạm các trình tự, thủ tục, nội bộ của pháp nhân là vấn đề nội bộ, ngƣời đại diện phải chịu trách nhiệm đối với pháp nhân. Còn đối với ngƣời thứ ba là bên giao dịch với pháp nhân, họ chỉ biết đƣợc ngƣời giao dịch với mình có tƣ cách đại diện cho pháp nhân không, thông qua giấy ủy quyền của ngƣời đại diện theo pháp luật, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền nhƣ thế nào. Còn trong lĩnh vực ngân hàng, “khách hàng, họ chỉ biết rằng chứng thư bảo lãnh đã được Ngân hàng

phát hành, có chữ ký của người có thẩm quyền và chữ ký này đã được Ngân hàng xác nhận bằng dấu mộc của Ngân hàng” [31].

Quy định tại Bộ luật dân sự đã xác định rõ trách nhiệm dân sự của pháp nhân: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân” [Điều 93 Bộ luật dân sự

2005].

Vụ việc thứ hai: Với vi ̣ trí là đ ại lý chính thức của công ty hiểm Prudential Quảng Ninh, từ 8/2009 đến 11/7/2011 Bùi Thị Thu Hằng và đồng phạm đã sử dụng các phiếu thu thật và các phiếu thu giả mang logo và biểu tƣợng của Prudential để lừa bán bảo hiểm có lãi suất cao cho các khách hàng (trên thực tế Prudential không có loại hình bảo hiểm này). Hằng và đồng phạm đã chiếm đoạt tiền của rất nhiều khách hàng. Cụ thể, số tiền mà Bùi Thị Thu Hằng và đồng bọn đã chiếm đoạt của 59 khách hàng trên địa bàn Quảng Ninh nói trên lên đã lên đến con số 228.885.600.000 đồng.

Ngày 17/10/2013, Tòa án Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh xử phiên sơ thẩm (Bản án hình sự saơ thẩm số 151/2013/HSST) và sau đó là bản án hình sự Phúc thẩm số 347/2014/HSPT ngày 27/6/2014 của Tòa án nhân dân tối

cao. Tuy nhiên, 2 phiên tòa này ch ỉ mới tập trung xử lý tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” qua việc áp dụng điều 42 BLHS và Điều 604 BLDS.

Vụ việc đáng chú ý hơn, vì cả hai cấp tòa không đề cấp đến trách nhiệm dân sự của pháp nhân – công ty Prudential trong vụ án, bởi Bùi Thị Thanh Hằng là đại lý chính thức của Prudential Quảng Ninh. Các cấp tòa án đều xác định công ty bảo hiểm Prudential là nguyên đơn dân sự trong vụ án mà không xem xét trách nhiệm của pháp nhân làm ảnh hƣởng đến quyền lợi hợp pháp của những ngƣời đã mua bảo hiểm.

Sau đó, ngày 17/9/2015 Tòa án Nhân dân Tối cao đã kháng nghị số 41/2015/KN-HS đối với bản án hình sự phúc thẩm số 347/2014/HSPT ngày 27/6/2014 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án hình sự sơ thẩm số 151/2013/HSST ngày 17/10/2013 của Tòa án nhân dân Tỉnh Quảng Ninh. Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm và Bản án hình sự sơ thẩm đã nêu trên để điều tra giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật. Kháng nghị theo hƣớng xác định trách nhiệm dân sự của Prudential Quảng Ninh nhằm bảo đảm đƣợc quyền lợi cho những ngƣời bị hại và ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Vụ việc này vẫn liên quan đến trách nhiệm dân sự của pháp nhân liên quan đến hành vi của ngƣời đại diện của pháp nhân thực hiện công việc đƣợc giao. Việc làm rõ trách nhiệm của pháp nhân hay cá nhân là rất quan trọng, vì nếu là trách nhiệm của pháp nhân, thì những ngƣời bị hại mới có cơ hội lấy lại tiền, còn là trách nhiệm của cá nhân, thì chắc chắn họ sẽ bị mất số tiền đã mua bảo hiểm, bởi ngƣời đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Theo Điều 84 và Điều 88 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 về Đại lý bảo hiểm và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm:

Điều 84. Đạilý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân đƣợc doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sởhợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy địnhcủa Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 85. Trong trƣờng hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm.

Theo quy định trên, thì trách nhiệm dân sự của Prudetial Quảng Ninh phải hoàn trả số tiền cho khách hàng do đại lý của mình thu của khách hàng. Prudential Quảng Ninh phải có trách nhiệm với các vấn đề do đại lý của mình gây ra.

Qua hai vụ việc trên thấy rằng, việc xác định trách nhiệm của pháp nhân và trách nhiệm của ngƣời đại diện trong thực tiễn có thể dẫn đến quan điểm khác nhau. Pháp nhân trong các vụ việc luôn muốn thoái thác trách nhiệm, cho rằng trách nhiệm phải thuộc về cá nhân ngƣời đại diện, bởi đã lợi dụng vị trí, chức vụ của mình để lừa đảo, có hành vi vi phạm các quy định nội bộ của pháp nhân. Vì thế, cả hai vụ đều pháp nhân đều yêu cầu cơ quan nhà nƣớc truy cứu ngƣời đại diện chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự, trong khi pháp nhân lại đƣợc xác định là nguyên đơn dân sự của vụ án.

Ngoài ra, trong thực tiễn xét xử còn rất nhiều các vụ án liên quan đến vấn đề trách nhiệm dân sự của pháp nhân, mà khi các tòa án còn có các quan điểm và cách giải quyết khác nhau về trách nhiệm dân sự của pháp nhân hay là trách nhiệm của cá nhân. Có tòa thì cho rằng do cá nhân vi phạm các quy

định nội bộ của pháp nhân, vì mục đích trục lợi cá nhân nên trách nhiệm là của cá nhân, pháp nhân không có trách nhiệm dân sự với bên bị hại. Có tòa thì cho rằng, khi xác lập các giao dịch, cá nhân với tƣ cách ngƣời đại diện của pháp nhân để giao kết với bên thứ ba, vì thế pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện. Rõ ràng, pháp luật đã quy định rõ ràng, nhƣng thực tế giải quyết lại phát sinh các quan điểm, cách giải quyết khác nhau. Chính điều này làm cho mất đi tính hiệu quả của pháp luật, và làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba khi giao kết các quan hệ pháp luật với pháp nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)