Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 66)

1.4 .Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

2.1.1. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên

xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân

Đây là nội dung đƣợc bổ sung mới tại Bộ luật Dân sự 2015 mà trƣớc đó Bộ luật Dân sự 2005 chƣa có quy định về thành viên sáng lập pháp nhân, trách nhiệm dân sự đối với các hoạt động trƣớc thời điểm pháp nhân đƣợc thành lập.

Trong quá trình thành lập, đăng ký pháp nhân theo quy định của pháp luật, các sáng lập viên tham gia các giao dịch, hợp đồng để phục vụ quá trình để thành lập và hoạt động của pháp nhân trƣớc và trong quá trình đăng ký. Tuy nhiên, vì đây mới là quá trình thành lập pháp nhân theo trình tự, thủ tục luật định, vì thế trong thực tế sẽ phát sinh hai trƣờng hợp xảy ra: Pháp nhân đƣợc thành lập hoặc không đƣợc thành lập.

Nhƣ vậy, Bộ luật dân sự 2015 đã không dự liệu trƣờng hợp pháp nhân không đƣợc thành lập thì giải quyết trách nhiệm dân sự phát sinh từ các giao dịch của các sáng lập viên ký kết trƣớc khi đăng ký pháp nhân nhƣ thế nào.

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp 2014 về Hợp đồng trƣớc đăng ký doanh nghiệp:

1. Ngƣời thành lập doanh nghiệp đƣợc ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trƣớc và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.

2. Trƣờng hợp doanh nghiệp đƣợc thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trƣờng hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác.

3. Trƣờng hợp doanh nghiệp không đƣợc đăng ký thành lập thì ngƣời ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc những ngƣời thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.

Theo quy định này, thì Luật doanh nghiệp đƣa ra trách nhiệm dân sự của doanh nghiệp và ngƣời sáng lập doanh nghiệp thuộc cả hai trƣờng hợp là doanh nghiệp đƣợc thành lập và không đƣợc thành lập.

Trường hợp thứ nhất: Nếu doanh nghiệp đƣợc thành lập, thì doanh

nghiệp phải tiếp tục tiếp nhận, thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch, hợp đồng mà ngƣời thành lập đã ký kết. Khi đƣợc thành lập, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiếp nhận với tƣ cách là chủ thể của các quyền và nghĩa vụ từ giao dịch, hợp đồng mà có thể lúc chƣa thành lập các sáng lập viên của doanh nghiệp đứng tƣ cách chủ thể. Ví dụ: Hợp đồng thuê trụ sở, hợp đồng cung cấp dịch vụ….

Trường hợp thứ hai: Nếu doanh nghiệp vì một lý do nào đó mà không

đƣợc đăng ký thành lập thì ngƣời ký kết các giao dịch, hợp đồng sẽ chịu trách nhiệm hoặc những ngƣời thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện giao dịch, hợp đồng đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)