1.2. Quan niệm, hình thức, điều kiện, thủ tục tuyển dụng công chức
1.2.4. Thủ tục tuyển dụng công chức
Thủ tục tuyển dụng công chức được quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008; Nghị định số 24/2010/ND-CP của Chính phủ ngày 15/03/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư 03/2015/TT-BNV ngày 10/3/2015 sửa đổi Điều 9 Thông tư 13/2010/TT-BNV quy định về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành; Phụ lục số 02, Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/ TT- BNV ngày 30/12/2010. Theo đó, thủ tục tuyển dụng công chức được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thống báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang điện tử của cơ quan và thông báo niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện
và số lượng cần tuyển, thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển. Nội dung thông báo bao gồm:
- Điều kiện đăng ký tuyển dụng.
- Số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch công chức.
- Nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời hạn nhận hồ sơ và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển, số điện thoại liên hệ.
- Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển; lệ phí thi tuyển hoặc xét tuyển.
Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cơ quan tuyển dụng phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc chậm nhất là bảy ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
Bước 2: Tổ chức việc tuyển dụng
Khi hết thời hạn nhận hồ sơ người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng công chức. Có thể không thành lập Hội đồng tuyển dung nếu số người đăng ký dự tuyển từ 30 người trở xuống.
Hội đồng tuyển dụng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi trong trường hợp tổ chức thi tuyển, Ban kiểm tra sát hạch trong trường hợp tổ chức xét tuyển, Ban phúc khảo.
- Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng theo quy định. - Tổ chức chấm thi.
- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
Trong trường hợp không thành lập được hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện.
Bước 3: Thông báo kết quả tuyển dụng
Luật ghi nhận trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dựng công chức phải niêm yết công khai kết quả tuyển dụng công chức cho người dự tuyển công chức trên trang thông tin điện tử của cơ quan.
Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày niêm yết kết quả tuyển dụng, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả tuyển dụng hoặc xét tuyển. Sau khi thực hiện những quy định trên, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức duyệt kết quả tuyển dụng công chức, gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển công chức theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
Bước 4: Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và công chức vào nhận việc
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
quả trúng tuyển của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển. Hồ sơ dự tuyển phải được bổ sung để hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng, bao gồm:
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở tư pháp nơi thường trú cấp.
Trường hợp người trúng tuyển có lý do chính đáng mà không thể đến hoàn thiện hồ sơ dự tuyển thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển.
Sau khi nhận đủ hồ sơ dự tuyển của người trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyển bảo đảm chính xác theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, trong thời hạn 15 ngày làm việc, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải ra quyết định tuyển dụng đối với người trúng tuyển; trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển và có văn bản báo cáo người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Trường hợp người trúng tuyển bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển và trường hợp người được tuyển dụng bị bỏ quyết định tuyển dụng do không đến nhận việc trong thời hạn quy định thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển
dụng công chức quyết định tuyển dụng người có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề ở vị trí tuyển dụng đó, nếu người đó đảm bảo có đủ các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 điều 11 Nghị định số 24/1010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 (trong trường hợp thi tuyển công chức). Nếu có từ 02 người trở lên có kết quả thấp hơn liền kề bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
Sau khi trúng tuyển, người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. Thời gian 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng công chức loại C và 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng công chức loại D. Vì Luật Cán bộ, công chức năm 2008 không quy định chế độ công chức dự bị, do đó để đảm bảo quyền lợi cho những người đang là công chức dự bị, Chính phủ cho phép người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01/01/2010 theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 thì được chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng:
Để thu hút người có tài năng, kinh nghiệm công tác, có trình độ tham gia vào hoạt động công vụ kể cả từ khu vực ngoài nhà nước vào làm việc tròn các cơ quan nhà nước theo chính sách đối với người có tài năng quy định tại Điều 6 Luật Cán bộ, công chức 2008. Mặt khác, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức trong việc tuyển dụng công chức đáp ứng nhu cầu công tác của cơ quan tổ chức, cho nên Chính phủ đã quy định cho phép người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau (Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV vào ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công
chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức):
- Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước.
- Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài. - Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Việc tuyển dụng và thực hiện chính sách đối với công chức trong các trường hợp đặc biệt theo quy định tại Nghị định 24 căn cứ vào chính sách đối với người có tài năng theo quy định của Luật Cán bộ, công chức. Do vậy, trong khi Chính phủ chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về chính sách đối với người có tài năng thì các bộ, ngành, địa phương khi tiếp nhận hoặc xếp ngạch, bậc lương đối với từng trường hợp theo quy định tại Nghị định này cần phải thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương trước khi quyết định theo thẩm quyền để bảo đảm tương quan, cân đối chung, tránh việc áp dụng tràn lan quy định đặc biệt.