Tuyển dụng quan lại thời kỳ phong kiến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 43)

1.4. Kinh nghiệm tuyển dụng quan lại thời kỳ phong kiến Việt

1.4.1. Tuyển dụng quan lại thời kỳ phong kiến Việt Nam

Ngay từ thời phong kiến, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã rất đề cao nhân tài, chú trọng khâu tuyển dụng nhân tài. Chính vì vậy, các triều đại phong kiến tuy lúc thịnh, lúc suy nhưng đều chú trọng đến các tiêu chuẩn tuyển dụng quan lại, những tiêu chuẩn, phẩm hạnh, đạo đức của người làm quan được đặt lên hàng đầu, kẻ làm quan phải là người quân tử “chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, phải “trung với vua, hiếu với nước”. Người làm quan phải biết “đạo làm tôi cốt yếu ở hai điều: trên thì yêu vua, dưới thì yêu dân” và phải “coi công việc của quốc gia là công việc của mình, lấy điều lo của dân sinh làm điều lo thiết kỷ” [31].

nhiều điểm ưu việt, các chế độ quân chủ của nước ta thời kỳ trung đại tuy mang tính tập quyền và chuyên chế, nhưng việc tuyển chọn quan lại vẫn được xây dựng thành một chế độ có tính khách quan, nhằm quy tụ và sử dụng được nhiều nhân tài cho đất nước. Tiêu biểu trong Việc tuyển dụng quan lại thời phong kiến được tiến hành dưới các hình thức: Chế độ khoa cử

Khoa cử là chế độ tuyển chọn người để cất nhắc vào đội ngũ quan lại thông qua các kỳ thi do Nhà nước tổ chức. Việc thi cử được tiến hành rất nghiêm ngặt, đòi hỏi người đi thi phải có sức học chắc chắn, tâm lý vững vàng để có thể vượt qua. Vì thế, tuyệt đại đa số những người có học vị đều là người học thực, tài thực, danh xứng kỳ tài kỳ đức.

Việc tuyển chọn quan lại bằng con đường khoa cử có ba ưu điểm lớn: thứ nhất là tiêu chuẩn xét tuyển thống nhất trong phạm vi cả nước nên bảo đảm tính công khai, minh bạch, thúc đẩy việc tu dưỡng, phấn đấu của những người có chí hướng làm quan. Thứ hai là những người tham gia thi cử tương đối bình đẳng về cơ hội (trừ những người không đủ tiêu chuẩn về lý lịch và tư cách đạo đức), ai cũng có thể dự thi, không phân biệt thành phần, mức độ giàu nghèo, sang hèn hoặc tuổi tác; nếu thi đỗ đều có cơ hội bổ nhiệm làm quan. Thứ ba là tạo sự kết hợp giữa học tập, sách vở, thi cử và tham chính; thúc đẩy xã hội coi trọng giáo dục, văn hóa và tài năng cá nhân. Người làm quan đã qua học hành, thi cử đều giỏi văn chương, lịch sử, biết cách chăm nom nhân dân, có trình độ quản lý xã hội cao hơn và tương đối đồng đều.

Tiêu biểu về chế độ khoa cử thời Lê sơ diễn ra rất nghiêm túc và chặt chẽ. Luật nhà Lê quy định và xử lý nghiêm những hành vi gian lận trong khi thi hay mượn người thi hộ. Ai tự tiện vào cửa trường thi để đi thi thay cho người khác thì bị xử tội đồ, suốt đời không được đi thi và không được bổ dụng. Bộ Lại và Quốc Tử Giám là những cơ quan chịu trách nhiệm chính về hoạt động đào tạo, tuyển dụng nhân tài bằng khoa cử. Để đảm bảo công bằng,

khách quan, tránh tiêu cực trong thi cử, hoạt động của những cơ quan này vừa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu giám sát của Bộ Lễ và Lại Khoa.

Hình thức tuyển dụng quan lại bằng khoa cử thời Lê sơ có nhiều điểm tích cực, đó là đánh giá đúng năng lực của người làm quan theo những tiêu chí cụ thể, thống nhất, khách quan, công bằng, tránh tình trạng kéo bè, kéo cánh. Tính khách quan trong việc tuyển chọn quan lại một mặt thúc đẩy mọi người trong xã hội học tập; đồng thời triệt tiêu những điều kiện nhằm lợi dụng việc coi thi, chấm thi để nhũng nhiễu.

Tóm lại, tuyển dụng quan lại thời xưa hay tuyển dụng công chức thời nay đều thực chất là chọn ra những con người trung thành với chế độ, biết phục vụ, phụng sự cho sự nghiệp chung của đất nước, có năng lực chuyên môn nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)