Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 66)

Công chức trong bộ máy công quyền đều có một vị trí cụ thể và phải đảm nhiệm những công việc cụ thể. Vị trí và nhiệm vụ đó đòi hỏi người thực thi phải có một năng lực (bao gồm cả năng lực chuyên môn và năng lực nhận thức xã hội) nhất định. Thiếu năng lực đó, người được giao nhiệm vụ sẽ không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Vì vậy, tuyển dụng công chức được xem là một khâu quan trọng, có tính chất quyết định.

Qua việc phân tích thực trạng hiện nay của tuyển dụng công chức ở nước ta cho thấy vấn đề tuyển dụng công chức còn nhiều hạn chế, bất cập xuất phát từ những nguyên nhân như sau:

Một là, Luật Cán bộ Công chức có phạm vi điều chỉnh khá rộng, đội

ngũ công chức nước ta hiện nay không chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà còn làm việc trong các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội và trong các tổ chức khác. Ngay trong cơ quan nhà nước cũng có nhiều chức danh công chức công tác trong các cơ quan khác nhau như cơ quan dân cử, hành chính và tư pháp… Các quy định về chế độ quản lý, sử dụng công chức, tiêu chuẩn công chức hiện còn có sự đan xen giữa các quy định do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Có nhiều nội dung mới về chính sách, pháp luật tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức chậm được thực hiện. Các chế độ, chính sách còn thiếu thống nhất, chẳng hạn như tiền lương có ngành thì khoán chi theo nguồn thu, có ngành thì phụ cấp đặc thù dẫn đến sự thiếu công bằng trong đội ngũ công chức trong các ngành nghề khác nhau và là nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng công chức.

Hai là, việc phân bổ chỉ tiêu biên chế công chức, chỉ tiêu ngạch công

chức và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho từng ngành, từng cấp ở từng địa phương thiếu cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý, dẫn đến phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng không đồng đều và chưa đảm bảo sự công bằng.

Ba là, nhận thức trong đội ngũ công chức không đồng đều, thiết tính chủ động, sáng tạo. Năng lực quản lý điều hành còn lúng túng, trông chờ và ỷ lại, chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra. Năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, thụ động thực thi nhiệm vụ, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác tuyển dụng công chức.

Bốn là, một bộ phận cán bộ, công chức có năng lực và tâm huyết

nhưng không được trọng dụng và nhận được sự quan tâm thích đáng sẽ hạn chế đến chất lượng công chức. Điều này có mối liên hệ và phản ánh năng lực, hình ảnh của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Người lãnh đạo có sức ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của đơn vị cũng như hiệu quả trong công tác tuyển dụng công chức.

Tiểu kết chƣơng 2

Luật Cán bộ, Công chức 2008 cùng với các văn bản pháp luật có liên quan đã điều chỉnh khá đầy đủ các nội dung của vấn đề tuyển dụng công chức ở nước ta, tuy nhiên tồn tại trong bản thân các quy định đó là những vướng mắc và bất cập khi triển khai trên thực tiễn.

Quy định về điều kiện văn bằng trong tuyển dụng công chức chưa linh hoạt trong một số trường hợp, là một trong những nguyên nhân khiến cho việc tuyển dụng công chức nặng về hình thức, nhất là đối với việc xét tuyển công chức. Bên cạnh đó, việc quy định chưa cụ thể và rõ ràng đối với một số nguyên tắc tuyển dụng công chức đã gây khó khăn khi áp dụng thực hiện và dẫn đến những tiêu cực tuyển dụng trên thực tế.

Thực tiễn công tác tuyển dụng công chức ở nước ta trong thời gian qua cũng cần ghi nhận một số thành tựu đáng kể về số lượng và cả chất lượng công chức. Các cơ quan nhà nước ngày nay vẫn luôn nỗ lực hết mình trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng công chức hiệu quả. Tuy nhiên điều mà xã hội luôn quan tâm là sự trong sạch của Bộ máy nhà nước, những người công bộc của dân mà khâu tuyển dụng đóng vai trò quan trọng. Một khi tiêu cực trong tuyển dụng công chức vẫn tồn tại thì chất lượng công chức của nền công vụ khó mà đảm bảo.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)