Tăng cường quan hệ chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia (Trang 126 - 127)

3.2. Xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và ổn

3.2.2. Tăng cường quan hệ chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán,

phán, giải quyết vấn đề biên giới.

Quan hệ Việt Nam - Campuchia, một mối quan hệ đã có, đang có và sẽ có gần gũi, liên hệ với nhau qua rất nhiều thế hệ. Nhân dân hai nước đã từng sát cánh bên nhau chống lại các thế lực xâm lăng từ phương Bắc và phong kiến Xiêm. Song quan hệ đó không phải bao giờ cũng suôn sẻ. Thời kỳ phong kiến, nhất là vào buổi suy tàn của nó, các tập đoàn thống trị ở cả hai nước, vì quyền lợi ích kỷ của mình,

thường gây nên những nghi ngờ, đố kỵ và hiềm khích dân tộc, có lúc đẩy nhân dân hai nước vào những giao tranh đẫm máu. Đặc biệt từ thế kỷ XIX, quan hệ hai nước càng trở nên phức tạp bởi những hiềm khích dân tộc có từ trước tới nay được các thế lực thù địch tận dụng và khoét sâu thêm, nhằm phục vụ cho mục đích đen tối của chúng.

Với vị trí địa lý tự nhiên gần gũi của hai nước láng giềng, Campuchia có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. Tình hình Campuchia phát triển thuận lợi hay khó khăn đều có tác động trực tiếp đến an ninh, ổn định của Việt Nam. Do vậy, việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Campuchia luôn là mục tiêu quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù chính trị Campuchia luôn không ổn định, là nơi các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo chống Việt Nam và tư tưởng nghi kị, hiềm khích dân tộc với Việt Nam vẫn còn được cố tình duy trì, cổ vũ đâu đó ngay trong chính người dân Campuchia, nên đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Hiện nay, quan hệ hai nước vẫn đứng trước những thách thức to lớn, đó là những âm mưu can thiệp, gây chia rẽ quan hệ hai nước của các thế lực bên ngoài, Campuchia vẫn tiếp tục là địa bàn tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Mặt khác, các vấn đề tồn tại giữa hai nước nhất là vấn đề biên giới, Việt kiều, Khmer Nam Bộ đang là những trở ngại lớn trong quan hệ hai nước. Tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải có phương án tổng thể trong việc xây dựng quan hệ với Campuchia, một mặt nhằm mở rộng và tăng cường có hiệu quả quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, mặt khác giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước. Có như vậy, chúng ta mới có thể xóa đi được những mối hận thù dân tộc cố hữu từ Campuchia, tước bỏ “vũ khí” của các thế lực thù địch nhằm chống phá Việt Nam, chống phá quan hệ hữu nghị hai nước, tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán, giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự thống nhất, hợp tác chặt chẽ của các Bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể từ trung ương đến địa phương trong việc triển khai chính sách đối ngoại với Campuchia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)