Hệ quả của bảo lưu điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 25 - 30)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

1.2. Một số quy định về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế

1.2.3. Hệ quả của bảo lưu điều ước quốc tế

Đối với các trường hợp bảo lưu hợp pháp, xét về bản chất, bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung của một điều ước nhưng về tổng thể bảo lưu có tác động nhất định tới quốc gia đưa ra bảo lưu và các quốc gia thành viên khác của điều ước quốc tế. Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia thì tác động của bảo lưu đối với hiệu lực của điều ước quốc tế và của điều khoản bị bảo lưu như sau:

- Thứ nhất, trong quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu:

Theo quy định của Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, quốc gia chấp thuận bảo lưu ở đây được hiểu là các quốc gia sau:

+ Quốc gia đưa ra tuyên bố rõ ràng về việc chấp thuận bảo lưu;

+ Quốc gia không đưa ra phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu;

+ Tất cả các quốc gia thành viên khác của điều ước quốc tế quy định rõ ràng về việc cho phép bảo lưu;

+ Tất cả các quốc gia thành viên khác của điều ước quốc tế quy định về việc thành lập một tổ chức quốc tế và tuyên bố bảo lưu đã được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chấp thuận.

Trong mối quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu, bảo lưu chỉ tác động đến hiệu lực của điều khoản bị bảo lưu trong chừng mực xác định mà bảo lưu đã nêu ra. Bảo lưu không làm ảnh hưởng đến các điều khoản khác của điều ước quốc tế. Tùy thuộc vào tuyên bố bảo lưu mà hiệu lực của điều khoản bị bảo lưu bị ảnh hưởng theo các mức độ khác nhau, có thể là loại trừ hoàn toàn hiệu lực hoặc thay đổi hiệu lực của điều khoản bị bảo lưu đối với chính quốc gia đưa ra bảo lưu.

Ví dụ: Trường hợp của Chi-lê khi phê chuẩn Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, Chi-lê chỉ đưa ra bảo lưu đối với khoản 1 và khoản 3 Điều 62 của Công ước. Tuyên bố bảo lưu của Chi-lê không nhằm vào khoản 2 Điều 62 quy định về những trường hợp không được viện dẫn “sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh” làm lý do chấm dứt hiệu lực hoặc để rút khỏi một điều ước vẫn có hiệu lực ràng buộc đối với Chi-lê. Như vậy, với tuyên bố bảo lưu của Chi-lê, Điều 62 chỉ bị loại trừ một phần hiệu lực thi hành đối với Chi-lê.

Cũng có trường hợp điều khoản bảo lưu bị loại trừ hoàn toàn hiệu lực thi hành, quốc gia đưa ra bảo lưu sẽ không chịu sự ràng buộc của toàn bộ điều khoản họ đã bảo lưu, như trường hợp Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam bảo lưu đối với điều 31 Công ước của Liên hợp quốc về các chất hướng thần năm 1971 -Điều 31 quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên bằng tòa án.

Trong một số trường hợp phạm vi hiệu lực thi hành của điều khoản bị bảo lưu có thể thay đổi đối với quốc gia đưa ra bảo lưu. Cụ thể, các quốc gia khi tham gia điều ước có thể đưa ra bảo lưu theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hiệu lực thi hành của điều khoản đó đối với mình. Ví dụ như trường hợp Tuyên bố bảo lưu của Costa Rica đưa ra khi ký và khẳng định lại khi phê chuẩn Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia: Đối với điều 27, đoàn đại biểu Costa Rica hiểu rằng “điều này đề cập đến văn

bản luật và dưới luật mà không phải là các quy định của Hiến Pháp”. Thông

thường “các quy định của pháp luật trong nước” tại Điều 27 Công ước Viên năm 1969 được hiểu là toàn bộ các quy định chứa đựng trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật… Tuy nhiên, với bảo lưu này, Costa Rica đã thu hẹp phạm vi hiệu lực thi hành của Điều 27 đối với mình, theo đó “các quy định của pháp luật trong nước” không bao gồm các quy định của Hiến pháp.

Ngoài ra, trên thực tế tồn tại khá nhiều các bảo lưu mang đậm “màu sắc chính trị”, bảo lưu nhằm vào một, một số điều khoản cụ thể hoặc chỉ là các bảo lưu chung chung không nhằm vào một điều khoản cụ thể nào. Đây là những bảo lưu mang tính nguyên tắc như trường hợp Guatemala đưa ra bảo lưu khi ký và khẳng định lại khi phê chuẩn Công ước Viên năm 1969:

“Nước cộng hòa Guatemala không chấp nhận bất kỳ quy định nào của Công ước có thể làm phương hại tới các quyền và yêu sách của Guatemala đối với

lãnh thổ của Belize và Guatemala cho rằng làm như vậy là phù hợp với lợi ích quốc gia” [13].

Có thể nói, bảo lưu đã thể hiện ý chí chủ quan của quốc gia khi tham gia điều ước và được quốc gia kết ước chủ động thực hiện. Khi tham gia điều ước quốc tế, quốc gia nhận thấy bất cứ quy định nào của điều ước mà họ không có khả năng thực hiện hoặc trái với lập trường, quan điểm, chính sách của nhà nước thì quốc gia đó có quyền đưa ra bảo lưu của mình… Tuy nhiên, bảo lưu đó có được coi là hợp pháp hay không thì còn phụ thuộc vào quy định cụ thể của điều ước quốc tế có điều khoản bị bảo lưu và các quy định của pháp luật quốc tế.

- Thứ hai, trong quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu:

Điều ước quốc tế được xây dựng trên cơ sở sự thống nhất về ý chí, dung hòa lợi ích của tất cả các chủ thể tham gia điều ước. Do đó, khi một bảo lưu được thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích, quan điểm của quốc gia bảo lưu thì rất có khả năng không phù hợp với lợi ích, quan điểm của quốc gia thành viên khác. Vì vậy, các quốc gia thành viên này có quyền thể hiện quan điểm của mình trước bảo lưu của quốc gia đưa ra bảo lưu trong đó có việc phản đối bảo lưu. Có thể thấy rằng, bảo lưu không chỉ tác động tới quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu mà còn tác động tới quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu. Mối quan hệ của các quốc gia này sẽ diễn ra như sau:

+ Một quốc gia khi phản đối bảo lưu nhưng không ngăn cản điều ước có hiệu lực giữa quốc gia đó và quốc gia đưa ra bảo lưu, thì những quy định bị bảo lưu sẽ không được áp dụng giữa hai quốc gia này trong phạm vi những vấn đề bảo lưu [13, Điều 21, Khoản 3].

quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu, cả hai bên đều không chịu sự ràng buộc của điều khoản bị bảo lưu. Tuy nhiên, các điều khoản khác của điều ước quốc tế vẫn có hiệu lực thi hành đối với quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu.

+ Tuy nhiên, cũng có trường hợp quốc gia phản đối bảo lưu không muốn có quan hệ điều ước đối với quốc gia đưa ra bảo lưu. Khi đó, hệ quả dẫn tới là quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu sẽ không tồn tại quan hệ điều ước. Theo điểm b, khoản 4, Điều 20 Công ước Viên năm 1969, việc một quốc gia ký kết khác phản đối bảo lưu sẽ không cản trở điều ước có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đưa ra bảo lưu, trừ khi quốc gia phản đối bảo lưu đã bày tỏ rõ ý định ngược lại.

- Thứ ba, trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên khác của điều ước:

Trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên khác của điều ước quốc tế có điều khoản bị bảo lưu, tuyên bố bảo lưu sẽ không làm thay đổi quan hệ giữa các quốc gia này với nhau. Các quốc gia vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các quy định của điều khoản bị bảo lưu cũng như tất cả các điều khoản khác của điều ước quốc tế [13, Điều 21, Khoản 2].

Có thể nói,bảo lưu là quyền của quốc gia, có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho quốc gia có thể tham gia vào điều ước quốc tế ở mức độ sâu rộng. Nếu được sử dụng hợp lý, quyền bảo lưu sẽ phát huy vai trò gắn kết các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau, điều kiện hoàn cảnh khác nhau, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế phát triển. Tuy nhiên, nếu các quốc gia sử dụng quyền bảo lưu một cách tùy tiện,phục vụ lợi ích riêng của quốc gia, phương hại tới lợi ích quốc gia khác thì khi đó quan hệ điều ước không những bị phá vỡ mà quan hệ giữa các quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng. Do đó, quyền bảo lưu cần thiết được các quốc gia sử dụng một cách hợp lý, tuân thủ các quy định chung về bảo lưu được ghi nhận trong pháp luật quốc tế.

Chương 2

THỰC TIỄN BẢO LƢU ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ ĐA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)