Bảo lưu đối với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 30 - 34)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

2.1. Bảo lƣu đối với quy định của một số điều ƣớc quốc tế

2.1.1. Bảo lưu đối với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về

công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài (Công ước Newyork năm 1958)

2.1.1.1. Bảo lưu theo quy định của Công ước

Trong quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp ưa thích việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thông qua con đường trọng tài hơn tòa án. Lý do cho việc các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng trong tài để giải quyết các tranh chấp là vì có nhiều ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này, đó là tính linh hoạt cao hơn, thời gian giải quyết tranh chấp thông thường ngắn hơn so với hoạt động tố tụng của tòa án và đặc biệt phương thức này giúp các doanh nghiệp có thể đảm bảo được bí mật tranh chấp và tiếp tục duy trì các mối quan hệ hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi cơ chế hỗ trợ cho việc thực thi các phán quyết trọng tài, đặc biệt trong trường hợp quyết định của trọng tài của một nước được yêu cầu thực thi trên lãnh thổ của nước khác. Chính vì lý do đó mà Ủy ban pháp luật thương mại của Liên Hợp Quốc đã soạn thảo Công ước về Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, thường được gọi tắt là Công ước New York 1958 (Tên tiếng anh là: Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards New York, 10 June 1958). Công ước này được thông qua vào ngày 10/6/1958 tại Newyork và có hiệu lực từ ngày 7/6/1959. Đến nay đã có 155 quốc gia là thành viên của Công ước.

Công ước New York 1958 bao gồm 16 điều, trong đó có 14 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc xem xét công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại quốc gia mình. Theo Công ước mỗi quốc gia phải đảm bảo việc thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của mình theo các quy tắc tố tụng của pháp luật quốc gia mình; không được phép có sự phân biệt đối xử về mặt thủ tục trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài với quyết định trọng tài trong nước; các điều kiện, yêu cầu cơ bản trong việc xem xét công nhận hoặc không công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài; các điều kiện về việc áp dụng, bảo lưu, ký kết, gia nhập Công ước.

Công ước New York 1958 không có quy định cụ thể về điều khoản bảo lưu. Mặt khác, công ước cũng không có điều khoản quy định về việc cấm bảo lưu đối với công ước. Vì vậy vấn đề bảo lưu sẽ được thực hiện theo quy định của luật điều ước quốc tế, cụ thể là quy định của Công ước Viên năm 1969.

Sở dĩ Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài không quy định trực tiếp về giới hạn các điều khoản bảo lưu, cũng như không quy định về cấm bảo lưu, trình tự, thủ tục bảo lưu vì nó phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, bởi vì đối tượng điều chỉnh của Công ước là việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài vì thế các quốc gia thành viên có thể tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của nước mình mà đưa ra các thỏa thuận với nước khác. Với cách tiếp cận đó, Công ước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia thành viên khi tham gia vào Công ước.

2.1.1.2. Nội dung bảo lưu của các quốc gia thành viên

Theo thống kê của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc thì Công ước New York 1958 bao gồm những loại bảo lưu sau [34]:

- Công ước sẽ được áp dụng cho việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của một Quốc gia thành viên khác. Các

nước tiến hành bảo lưu nội dung này gồm: Afghanistan, Armenia, Bỉ, Botswana, Bulgaria, Cu Ba, Đan Mạch, Đức, Guatemala, Honduras, Hungary, Ấn Độ, Ireland, Nhật, Kenya, Kuwai, Malta, Morocco, Hà Lan, Na Uy, Philippine, Hàn Quốc, Uganda, Anh, Tanzania,Venezuela, Việt Nam.

- Công ước sẽ chỉ được áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh trên cơ sở các quan hệ pháp lý, có tính chất hợp đồng hoặc không có tính chất hợp đồng, được coi là có tính chất thương mại theo pháp luật của quốc gia. Các nước tiến hành bảo lưu nội dung này gồm: Afghanistan, Algeria, Antigua và Barbuda, Argentina, Bahrain, Barbados, Bhutan, Bosnia và Herzegovina, Botswana, Bulgaria, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Trung Quốc, Cu Ba, Cộng hòa Síp, Thành phố Vatican, Honduras, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Madagascar, Malaysia, Monaco, Mông Cổ, Nepal, Nigeria, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Rumani, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Hoa Kỳ, Venezuela, Việt Nam.

- Đối với các quyết định trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của quốc gia thành viên khác thì Công ước sẽ được áp dụng trên cơ sở có đi có lại. Các nước Algeria, Antigua và Barbuda, Argentina, Bahrain, Barbados, Bhutan, Bosnia và Herzegovina, Brunei, Cộng hòa Trung Phi, Trung Quốc, Cộng hòa Síp, Ecudor, Pháp, Guatemala, Thành phố Vatican, Indonesia, Iran, Jamaica, Lebanon, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Madagascar, malaysia, Monaco, Mông Cổ, Mozambique, Nepal, New zeland, Nigeria, Philippines, Cộng hòa Moldova Rumani, Liên Bang Nga, Saudi Arabia,Singapore, Thổ nhĩ kỳ, Hoa Kỳ tiến hành bảo lưu nội dung này nhằm mục đích để việc công nhận và thi hành các quyết định trọng tài chỉ được thực hiện trên lãnh thổ của một nước thành viên.

Ngoài những nội dung bảo lưu đã nêu ở trên thì một số nước còn đưa ra những nội dung bảo lưu sau:

hoặc cơ quan có thẩm quyền phải được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; đối với quyết định của Trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại.

- Canada tuyên bố sẽ chỉ áp dụng Công ước đối với các tranh chấp phát sinh trên cơ sở các quan hệ pháp lý, có tính chất hợp đồng, được coi là có tính chất thương mại theo quy định của Canada, ngoại trừ tỉnh Quebec do pháp luật ở đó có quy định về hạn chế này;

- Công ước sẽ không được áp dụng đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động sản ở quốc gia thành viên hoặc các quyền đối với các tài sản đó (Tajikistan, Na Uy)

- Công ước sẽ chỉ áp dụng đối với các quyết định trọng tài được tuyên sau khi Công ước có hiệu lực (Montenegro);

- Ác-hen-ti-na tuyên bố Công ước sẽ được giải thích phù hợp với các nguyên tắc và quy định của Hiến Pháp quốc gia hoặc những quy định là kết quả từ việc cải cách theo quy định của Hiến Pháp;

- Malta chỉ áp dụng Công ước đối với các thỏa thuận trọng tài được thực hiện sau khi Malta gia nhập Công ước;

Các nước thành viên Công ước hiện nay chủ yếu đưa ra bảo lưu đối với nội dung: Công ước sẽ được áp dụng cho việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác và Công ước sẽ chỉ được áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh trên cơ sở các quan hệ pháp lý, có tính chất hợp đồng hoặc không có tính chất hợp đồng, được coi là có tính chất thương mại theo pháp luật của quốc gia. Lý do hai nội dung này được nhiều nước tiến hành bảo lưu nhất là vì trong bối cảnh mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế toàn cầu hiện nay, việc tiến hành bảo lưu hai nội dung này nhằm đảm bảo quyền lợi của quốc gia và sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)