Pháp luật Việt Nam về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 65 - 68)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

3.1. Pháp luật Việt Nam về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế

Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam được ghi nhận và dần được hoàn thiện trong Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989, năm 1998 và hiện nay là Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Với những văn bản pháp lý nêu trên, Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động bảo lưu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế.

3.1.1. Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989

Lần đầu tiên bảo lưu điều ước quốc tế đã chính thức được ghi nhận trong Pháp lệnh, đặt cơ sở nền tảng về mặt pháp lý cho hoạt động này trong thực tiễn. Tại Pháp lệnh năm 1989 đã quy định về bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhiều bên như sau: “Đối với điều ước quốc tế nhiều bên có điều khoản cần bảo lưu, cơ quan hữu quan phải nêu rõ yêu cầu và nội dung của bảo lưu đó, khi xin ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập” [19, Điều 10]. Do lần đầu tiên được quy định trong một văn bản pháp luật trong nước nên nội dung của quy định còn thiếu và nhiều hạn chế dẫn đến thực tiễn thực hiện khó khăn, chẳng hạn như: Luật chưa quy định cơ quan hữu quan là cơ quan nào? Nội dung, hình thức cụ thể của bảo lưu ra sao? Như vậy, Pháp lệnh chỉ mới đề cập tới bảo lưu điều ước quốc tế với các yếu tố như nội dung, thời điểm đưa ra bảo lưu mà không đưa ra định nghĩa về bảo lưu, thủ tục. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được vai trò quan trọng, nền tảng của Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989 đối với hoạt động này.

3.1.2. Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998

lưu một cách chung chung thì với hai điều khoản quy định về bảo lưu điều ước quốc tế trong Pháp lệnh năm 1998 là một bước hoàn thiện hơn. Cụ thể ở Điều 15 Pháp lệnh quy định:

1. Đối với điều ước quốc tế nhiều bên có điều khoản cần phải bảo lưu thì khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập, cơ quan đề xuất ký kết phải nêu rõ yêu cầu và nội dung bảo lưu.

2. Nội dung bảo lưu phải được soạn thảo thành văn bản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan.

3. Nội dung bảo lưu phải được nêu rõ trong văn kiện gia nhập hoặc khẳng định lại trong văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt [20, Điều 15].

Pháp lệnh năm 1998 đã thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc quy định về vấn đề bảo lưu. Về cơ bản đã khắc phục được một số điểm hạn chế của pháp lệnh năm 1989. Cụ thể Pháp lệnh năm 1998 không chỉ dừng lại ở việc quy định về nội dung, thời điểm đưa ra bảo lưu mà đã bổ sung về thẩm quyền của cơ quan đưa ra bảo lưu. Ngoài ra, Điều 16 Pháp lệnh năm 1998 còn quy định về rút bảo lưu đối với điều ước quốc tế:

1. Khi có đề nghị rút bảo lưu, cơ quan đề xuất ký kết có trách nhiệm nghiên cứu, đề nghị việc rút bảo lưu với cơ quan nhà nước đã quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan.

2. Văn bản đề nghị rút bảo lưu phải bao gồm những nội dung sau đây:

a) Nội dung bảo lưu đề nghị rút;

b) Cơ sở pháp lý và yêu cầu của việc rút bảo lưu;

c) ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan.

Văn bản điều ước quốc tế phải được gửi kèm theo văn bản đề nghị rút bảo lưu.

3. Cơ quan nhà nước đã quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế xem xét, quyết định việc rút bảo lưu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị rút bảo lưu.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định về rút bảo lưu, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại về rút bảo lưu và thông báo cho các cơ quan hữu quan về hiệu lực của việc rút bảo lưu đó [20, Điều 16].

3.1.3. Quy định về bảo lưu điều ước quốc tế theo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005

Xét một cách tổng thể có thể thấy rằng Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 là một bước tiến so với Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989 và Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 cả về số lượng các chương, điều cũng như nội dung và hình thức văn bản. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 đã quy định đầy đủ những vấn đề pháp lý về bảo lưu điều ước quốc tế trong một chương riêng. Với sự kiện Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1969 vào năm 2001, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 khi xây dựng có căn cứ vào các quy định của Công ước Viên năm 1969 nói chung và các quy định về bảo lưu điều ước quốc tế nói riêng. Lần đầu tiên định nghĩa về bảo lưu điều ước quốc tế được đưa ra trên cơ sở định nghĩa bảo

lưu trong Công ước Viên năm 1969. Cụ thể khoản 11 Điều 2 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 quy định:

Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế khi áp dụng đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [5, Điều 2, Khoản 11].

Bên cạnh đó, Luật năm 2005 đã xây dựng riêng chương IV quy định về bảo lưu điều ước quốc tế nhiều bên. Nội dung của chương IV, ngoài việc kế thừa các quy định của các văn bản trước đó của Việt Nam về bảo lưu điều ước quốc tế còn bổ sung nhiều quy định mới như:

- Nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao phải thông báo về bảo lưu mà Việt Nam đưa ra cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên (Điều 55).

- Quy định về chấp nhận và phản đối bảo lưu do bên ký kết nước ngoài đưa ra (Điều 56).

- Quy định về thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục hồ sơ, thông báo chấp nhận hay phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài (Điều 57, Điều 58 và Điều 59).

- Quy định về rút phản đối bảo lưu (Điều 60).

Tất cả các quy định được bổ sung nêu trên hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và đều hướng tới việc bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam khi kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với trường hợp Việt Nam quyết định gia nhập một điều ước quốc tế nhưng không tham gia quá trình soạn thảo nội dung điều ước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)