Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 80 - 81)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

3.3. Một số kiến nghị về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế của Việt Nam

3.3.2. Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan chức

năng trong hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế

Bảo lưu điều ước quốc tế là hoạt động khá nhạy cảm, có thể ảnh hưởng tới lợi ích của Việt Nam trên trường quốc tế, chính vì thế đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan trong hoạt động này.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan trong việc đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế. Việc bảo lưu đối với một điều khoản là hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết đối với một số quốc gia khi ký kết, gia nhập một điều ước quốc tế. Chính vì thế, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động này. Cụ thể, các cơ quan hữu quan, với kiến thức chuyên môn, phải tìm hiểu kỹ nội dung của điều ước quốc tế trước khi ký hoặc gia nhập để đưa ra các tuyên bố bảo lưu phù hợp. Ví dụ: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao khi thẩm định điều ước quốc tế cần phối hợp với nhau để có thể đưa ra kiến nghị bảo lưu một cách chính xác, kịp thời đồng thời cân nhắc kĩ để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ thành viên của điều ước quốc tế.

- Bên cạnh việc quan tâm tới hoạt động bảo lưu, các cơ quan chức năng của Việt Nam còn phải chú trọng quan tâm theo dõi những bảo lưu của phía nước ngoài mà Việt Nam có tham gia quan hệ điều ước để sử dụng các quyền phản đối bảo lưu của mình kịp thời. Ví dụ: Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia. Theo khoản 5 Điều 20 Công ước quy định rõ về thời hạn phản đối bảo lưu. Việt Nam tham gia nhiều điều ước quốc tế chủ yếu bằng con đường gia nhập chứ không phải tham gia ngay từ quá trình đàm phán, xây dựng điều ước quốc

tế. Với quy định của khoản 5 Điều 20 Công ước Viên năm 1969, Việt Nam rất có thể mặc nhiên chấp nhận bảo lưu của một số quốc gia đối với điều ước quốc tế đa phương. Do vậy, trong quá trình ký kết, gia nhập thực hiện điều ước quốc tế, đối với bảo lưu của những quốc gia thành viên khác, các cơ quan hữu quan của Việt Nam có trách nhiệm phải quan tâm, theo dõi để thể hiện những quan điểm như chấp nhận bảo lưu, phản đối bảo lưu, rút phản đối bảo lưu…. Vì số lượng điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ngày càng nhiều với phạm vi rộng hơn nên việc rà soát, kiểm tra, thẩm định… là hết sức khó khăn và cần có sự kết hợp của các cơ quan liên quan.

- Ngoài ra, cần khẩn trương tiến hành công tác rà soát, tổng kết, rút kinh nghiệm đối với những bảo lưu mà Việt Nam đã đưa ra, rút bảo lưu, chấp nhận và phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài. Đây là hoạt động rất quan trọng bởi mức độ thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam là một trong những yếu tố cơ bản khẳng định uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)