Thực tiễn bảo lƣu điều ƣớc quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 68 - 77)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

3.2. Thực tiễn bảo lƣu điều ƣớc quốc tế của Việt Nam

kết và thực hiện điều ước quốc tế ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước năm 1986, Việt Nam chủ yếu ký kết điều ước quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa và đa phần là các hiệp định tương trợ kinh tế. Hiện nay, chúng ta ký kết, tham gia rất nhiều điều ước quốc tế trong mọi lĩnh vực thương mại, thuế quan, chính trị, quyền con người, du lịch, môi trường… trên cơ sở hợp tác với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau. Kể từ năm 1998 đến giữa tháng 4 năm 2004 tổng số điều ước quốc tế mà Việt Nam ký hoặc gia nhập là 702 điều ước, chưa kể điều ước quốc tế ký với danh nghĩa Bộ, ngành. Cụ thể, Việt Nam đã ký tổng cộng 604 điều ước quốc tế song phương với danh nghĩa Chính phủ, ký kết và gia nhập 98 điều ước quốc tế đa phương. Theo báo cáo của Bộ ngoại giao, trên cơ sở Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, từ ngày 1/1/2006 đến ngày 31/10/2014 cho thấy Việt Nam đã ký 1023 điều ước quốc tế hai bên, trong đó có 254 điều ước quốc tế nhân danh nhà nước, 769 điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ. Trong các điều ước quốc tế đã ký, có 827 điều ước quốc tế có hiệu lực, 47 điều ước quốc tế chưa có hiệu lực do bên đối tác chưa hoàn thành thủ tục, 121 điều ước quốc tế chưa có hiệu lực do Việt Nam chưa phê chuẩn, phê duyệt và 28 điều ước quốc tế đã hết hiệu lực. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập 219 điều ước quốc tế nhiều bên, trong đó có 36 điều ước quốc tế nhân danh nhà nước, 183 điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ [5].

Thực tiễn quá trình hội nhập quốc tế và khu vực đòi hỏi chúng ta đã, đang và sẽ ký kết gia nhập ngày càng nhiều điều ước quốc tế. Điều đó đồng nghĩa với việc số lượng tuyên bố bảo lưu của Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Về cơ bản các bảo lưu của Việt Nam được đưa ra phù hợp với các quy định của Hiến pháp, pháp luật trong nước, lợi ích và thực tế khả năng của quốc gia cũng như phù hợp với Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế.

Qua nghiên cứu thực tiễn ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam thời gian qua có thể nhận thấy Việt Nam thường đưa ra các bảo lưu liên quan đến một số vấn đề sau:

- Bảo lưu quy định liên quan đến thẩm quyền của trọng tài hay Tòa án Công lý quốc tế đối với việc giải quyết tranh chấp về giải thích, áp dụng quy định của điều ước quốc tế khi có yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào.

Đây là quy định được Việt Nam bảo lưu nhiều nhất và thường xuyên nhất khi tham gia điều ước quốc tế. Cụ thể, Việt Nam đã đưa ra bảo lưu đối với quy định này khi gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948. Trong tuyên bố bảo lưu, Việt Nam đưa ra quan điểm:

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bị ràng buộc bởi Điều 9 của Công ước quy định về thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết liên quan đến việc giải thích, áp dụng và thực hiện Công ước theo yêu cầu của bất kỳ các bên tranh chấp. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho rằng thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp nêu tại Điều 9 của Công ước nên được sự đồng ý của các bên tranh chấp ngoại trừ tội phạm xuyên quốc gia cần thiết cho việc đưa ra Tòa án Công lý quốc tế quyết định [9].

Như vậy, Việt Nam không thừa nhận thẩm quyền đương nhiên của Tòa án Công lý quốc tế cho việc giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng giữa các quốc gia thành viên. Sở dĩ, trong trường hợp này Việt Nam đưa ra bảo lưu để đảm bảo cho sự chủ động hơn trong việc giải quyết tranh chấp cũng như thực hiện hiệu quả hơn các quy định của điều ước. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không phủ nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế trong những trường hợp đặc biệt như có sự đồng ý của các bên tranh chấp về việc đưa ra giải

quyết tại Tòa án Công lý quốc tế hay đó là những trường hợp cần tới sự quyết định của Tòa án quốc tế như đối với tranh chấp liên quan tới tội phạm xuyên quốc gia. Việc đưa ra quan điểm như vậy là hợp lý với tính chất đặc biệt của loại tội phạm này bởi thông thường rất dễ xảy ra tranh chấp hay bất đồng liên quan đến vấn đề này.

Quy định về thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp còn được đưa ra trong nhiều điều ước quốc tế khác như Công ước về trợ giúp tai nạn hạt nhân hay sự cố phóng xạ khẩn cấp (Điều 13), Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ năm 1979 (Điều 29), Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia (Điều 66)… Khi gia nhập các công ước trên, Việt Nam cũng đều đưa ra bảo lưu các quy định về thẩm quyền của Tòa.

Khi phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Trong Công hàm phê chuẩn, Việt Nam căn cứ vào khoản 3 Điều 66 Công ước nói trên, tuyên bố bảo lưu khoản 2 Điều 66 về thủ tục giải quyết tranh chấp. Khoản 2 Điều 66 Công ước quy định:

Tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước này mà không giải quyết được thông qua thương lượng trong một thời hạn hợp lý, thì theo yêu cầu của một trong các các quốc gia thành viên đó, sẽ được đưa ra trọng tài phân xử. Nếu sau 6 tháng kể từ ngày có yêu cầu đưa tranh chấp ra trọng tài mà các quốc gia đó không thể thoả thuận được về tổ chức trọng tài, thì bất kỳ quốc gia nào trong số các quốc gia tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra Toà án công lý quốc tế theo quy chế của Toà án này.

Với quy định như trên, giống như nhiều nước thành viên khác, Việt Nam cũng thể hiện quan điểm của mình về vấn đề này. Cụ thể, Việt Nam

tuyên bố: “Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bị ràng buộc bởi các quy định tại khoản 2 Điều 66 của Công ước này”. Việt

Nam đưa ra bảo lưu này bởi vì quy định của Công ước về việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hoặc đưa tranh chấp của các nước thành viên ra trọng tài phân xử, đưa ra thời hạn đối với việc giải quyết tranh chấp, đồng thời quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý quốc tế mà chỉ có một bên yêu cầu là chưa đảm bảo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Do đó, việc đưa tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước ra trọng tài hay Tòa án Công lý quốc tế cần phải có sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan đến tranh chấp. Điều này sẽ đảm bảo quyền chủ động của Việt Nam khi có tranh chấp cụ thể xảy ra. Mặt khác, theo quan điểm của Việt Nam, trong quan hệ quốc tế các vấn đề bất đồng, tranh chấp nên được các quốc gia thỏa thuận giải quyết bằng con đường ngoại giao, hợp tác…

Những bảo lưu trên của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với thực tiễn quốc tế, không trái với các quy định trong các công ước có điều khoản bảo lưu.

- Bảo lưu quy định liên quan tới quy chế thành viên của điều ước quốc tế

Trên thực tế, Việt Nam cũng thường bày tỏ quan điểm của mình đối với điều khoản của điều ước quốc tế mà Việt Nam cho rằng không phù hợp. Cụ thể, Việt Nam thường bảo lưu đối với các điều khoản quy định hạn chế không cho một số quốc gia tham gia điều ước quốc tế vì cho rằng quy định này không phù hợp với đối tượng, mục đích của điều ước quốc tế đồng thời không phù hợp với nguyên tắc bình đẳng, chủ quyền giữa các quốc gia. Khi tham gia Công ước Liên hợp quốc về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948, Việt Nam tuyên bố: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho rằng Điều 12 có tính chất phân biệt đối xử, lấy đi cơ hội để trở thành các bên tham gia Công ước của một số nước, và cho rằng Công ước nên được mở cho việc

gia nhập của tất cả các quốc gia” [9]. Tương tự, Việt Nam cũng bảo lưu đối

với Điều 17, Điều 18 của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Khoản 1 Điều 26 Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Khoản 1 Điều 48 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Điều 48 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao…. Bảo lưu này của Việt Nam xuất phát từ lập trường của ta đối với nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia. Theo đó, tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt giàu nghèo, trình độ phát triển, chế độ chính trị nếu muốn trở thành thành viên của điều ước quốc tế phổ cập đều có thể gia nhập và trở thành thành viên của điều ước. Quan điểm này đã được Việt Nam đặc biệt chú trọng và áp dụng xuyên suốt trong công tác ký kết và gia nhập điều ước quốc tế hiện nay.

- Bảo lưu đối với những điều khoản không phù hợp hoặc trái với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam.

Việc ký kết điều ước quốc tế là hết sức quan trọng, tuy nhiên hoạt động này phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.Việt Nam đã bảo lưu một số quy định của điều ước không phù hợp hoặc trái với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, khi tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Việt Nam đã đưa ra bảo lưu đối với Điều 20 quy định về làm giàu bất hợp pháp và Điều 26 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Việt Nam đã tuyên bố như sau:

Căn cứ nguyên tắc của pháp luật Việt Nam, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố không bị ràng buộc bởi các quy định đối với việc làm giàu bất hợp pháp được quy định tại Điều 20 và trách nhiệm hình sự của pháp nhân được quy định tại Điều 26 của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Việt Nam cho rằng việc thực hiện các điều khoản được quy định trong Công ước phải được thực hiện theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật nội

dung của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dựa trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với các nước hữu quan khác và nguyên tắc có đi có lại.

- Bảo lưu liên quan tới việc áp dụng điều ước quốc tế

Việc áp dụng điều ước quốc tế cũng là một trong những vấn đề mà các quốc gia quan tâm khi tham gia vào điều ước quốc tế. Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Ví dụ như trong quyết định tham gia Công ước của Liên hợp quốc về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài (Công ước New York năm 1958). Việt Nam tuyên bố bảo lưu các nội dung:

+ Thứ nhất, Chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước, còn đối với quyết định của trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại.

+ Thứ hai, chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại;

+ Thứ ba, mọi sự giải thích Công ước trước tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Ngoài những bảo lưu nêu trên, trong thực tiễn Việt Nam còn bảo lưu đối với một số vấn đề liên quan đến những nội dung cụ thể khác. Ví dụ như ngày 26 tháng 7 năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Bern 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Trong văn kiện này, Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33 của Công ước và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều 2 và Điều 3 của phụ lục Công ước Bern 1886. Việt Nam cũng tuyên bố bảo lưu đối với khoản 2 Điều 37 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao quy

định về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao….

Có thể nói, những quy định về bảo lưu khá cụ thể và đầy đủ trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 đã tạo ra khung pháp lý ổn định giúp cho hoạt động bảo lưu trên thực tế của Việt Nam diễn ra thuận lợi, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Từ việc phân tích thực tiễn hoạt động bảo lưu của Việt Nam có thể rút ra những nhận xét sau:

Thứ nhất, Số lượng và phạm vi bảo lưu ở trên thực tiễn có sự tăng lên

đáng kể. Để phục vụ cho quá trình hội nhập cũng như đảm bảo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia vào các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã và đang chú ý tới hoạt động ký kết, gia nhập vào các điều ước quốc tế. Thực tiễn cho thấy bảo lưu của Việt Nam trong thời gian qua đã tăng lên cùng với số lượng các điều ước quốc tế mà Việt Nam trở thành thành viên. Đồng thời, phạm vi bảo lưu cũng được mở rộng đáng kể.

Thứ hai, Các bảo lưu chủ yếu xuất phát từ lập trường của Việt Nam đối

với các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Như trên đã phân tích thì các vấn đề Việt Nam thường bảo lưu đã thể hiện được quan điểm xuyên suốt trong quá trình ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam. Việt Nam luôn tôn trọng và tuân thủ đúng những quy định mang tính nguyên tắc này. Việt Nam thể hiện quan điểm của mình khi tham gia các điều ước quốc tế, theo đó Việt Nam cho rằng các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, có tiềm lực mạnh hay yếu đều hoàn toàn bình đẳng với nhau về chủ quyền. Vì vậy, với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế, quốc gia thành viên có quyền chủ động giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của quốc gia trên cơ sở tôn trọng pháp luật quốc tế và tuân thủ pháp luật quốc gia.

Thứ ba, nhìn một cách tổng thể thì hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế

của Việt Nam phù hợp với thực tiễn Việt Nam và phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của quốc gia và nghĩa vụ quốc gia thành viên điều ước quốc tế. Khi tham gia điều ước quốc tế, Việt Nam đã đưa ra bảo lưu đối với những quy định trái với nguyên tắc Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, trái với đường lối chính sách của Đảng hoặc không phù hợp với thực tiễn khách quan tại Việt Nam. Như vậy, một mặt bảo lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)