Một số quy định của điều ước quốc tế thường được bảo lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 57 - 60)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

2.1. Bảo lƣu đối với quy định của một số điều ƣớc quốc tế

2.2.1. Một số quy định của điều ước quốc tế thường được bảo lưu

Trong quá trình tham gia vào điều ước quốc tế đa phương, việc đưa ra tuyên bố bảo lưu đối với những điều khoản nhất định là một lẽ tất yếu. Các quốc gia cũng đã tận dụng triệt để quyền bảo lưu khi tham gia vào điều ước quốc tế. Có nhiều quốc gia cùng bảo lưu một nội dung giống nhau, nhưng cũng có một số quốc gia bảo lưu những điều khoản riêng để phù hợp với hoàn cảnh của nước mình. Từ những phân tích về thực tiễn bảo lưu có thể nhận thấy bảo lưu của các quốc gia rất đa dạng và phong phú. Đồng thời, cũng có thể thấy nhiều điều khoản được các quốc gia tiến hành bảo lưu khi tham gia vào các điều ước quốc tế:

- Bảo lưu quy định về lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp:

Rất nhiều điều ước quốc tế đa phương đã quy định về việc sử dụng trọng tài hoặc tòa án để giải quyết tranh chấp khi có bất kỳ một bên tranh chấp yêu cầu như Công ước Viên về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia năm 1969, Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT, 1984), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979,… Có thể nói, đây là quy định thường được các quốc gia thành viên tiến hành bảo lưu nhất. Theo đó, các quốc gia sẽ không bị ràng buộc bởi quy định về lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp của điều ước quốc tế. Sở dĩ, các quốc gia lựa chọn việc bảo lưu như vậy là phù hợp với thực tiễn đồng thời trong quan hệ quốc tế khi có

tranh chấp hoặc bất đồng giữa các quốc gia liên quan đến giải thích và áp dụng điều ước, việc lựa chọn một biện pháp giải quyết tranh chấp cụ thể nên tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan.

- Bảo lưu quy định về việc hạn chế sự tham gia của một số quốc gia vào điều ước quốc tế:

Một số điều ước quốc tế quy định các quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc hoặc không thỏa mãn một số điều kiện nhất định thì không thể tham gia điều ước. Có khá nhiều điều ước quốc tế quy định vấn đề này, ví dụ như: Công ước về các chất hướng thần năm 1971, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Công ước về tội phạm chiến tranh và tội ác chống nhân loại năm 1968, Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961, Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963, Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966… Nhiều quốc gia đã bày tỏ quan điểm của mình cũng như đưa ra bảo lưu đối với những điều khoản này vì nhận thấy quy định có tính chất phân biệt đối xử, các quy định này không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế - nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Đồng thời, các quốc gia cũng bày tỏ quan điểm nên mở rộng cho tất cả các quốc gia có thể tham gia vào điều ước.

- Trên thực tế,tồn tại khá nhiều bảo lưu mang đậm “màu sắc chính trị” hoặc chỉ là các bảo lưu chung chung không nhằm vào một điều khoản cụ thể nào:

Đây là những bảo lưu mang tính nguyên tắc như Guatemala đưa ra bảo lưu khi ký và khẳng định lại khi phê chuẩn Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế (21/7/1997): “Guatemala không thể chấp nhận bất kỳ điều khoản

nào của Công ước này làm phương hại đến các quyền của Guatmala” [34].

- Bảo lưu liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều ước.

Bảo lưu quy định về áp dụng điều ước: Khi tham gia điều ước quốc tế, đồng nghĩa với việc các quốc gia phải thực hiện theo các quy định của điều

ước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các quốc gia còn bảo lưu về việc áp dụng điều ước đối với một bộ phận lãnh thổ quốc gia hay là tuyên bố áp dụng điều ước trên cơ sở nguyên tắc hiến pháp và pháp luật quốc gia. Tuyên bố của các quốc gia nhằm khẳng định lại chính những quy định của điều ước quốc tế về nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia hay nguyên tắc thực hiện điều ước quốc tế.Ví dụ: Trong công ước New york năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài, Việt Nam tuyên bố việc giải thích Công ước tại Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền phải được thực hiện phù hợp với Hiến Pháp và pháp luật của Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều quốc gia lựa chọn bảo lưu như một giải pháp để áp dụng luật quốc gia khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu tới pháp luật của quốc gia thành viên. Ví dụ như quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về việc bảo lưu không áp dụng Điều 1.1 của Công ước. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng nên loại bỏ bảo lưu này vì nó hạn chế việc các quốc gia áp dụng điều ước quốc tế. Điều này không tốt đối với quá trình phổ biến và tăng cường áp dụng điều ước quốc tế tại quốc gia thành viên cũng như cản trở những lợi ích mà điều ước quốc tế có thể đem lại cho quốc gia.

Trong hệ thống các quy định của pháp luật quốc tế, cũng có những điều ước quốc tế không cho phép các nước bảo lưu. Ví dụ: Điều 309 của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 đã quy định: “Công ước không chấp nhận bảo lưu, cũng không chấp nhận các ngoại lệ ngoài những điều đã được các điều khác của Công ước cho phép một cách rõ ràng”. Lý do Công

ước Luật biển năm 1982 không chấp nhận bảo lưu bởi vì vấn đề liên quan đến biển đông là một vấn đề rất phức tạp, liên quan và tác động đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, để đảm bảo tối đa các quyền và lợi ích của các quốc gia thành viên khi tham gia nên Công ước đã quy định như vậy. Tuy nhiên, các

quốc gia vẫn có thể bảo lưu trong một số trường hợp ngoại lệ mà Công ước cho phép một cách rõ ràng. Chính vì vậy, khi tham gia vào Công ước luật biển năm 1982, Trung Quốc tuyên bố bảo lưu đối với khoản 1a, 1b, 1c của Điều 298, không áp dụng các thủ tục tài phán đối với các tranh chấp liên quan đến phân định biển, tranh chấp vịnh lịch sử hay danh nghĩa lịch sử, các hoạt động quân sự hay thi hành quyền cảnh sát về nghiên cứu biển và nghề cá, hay các tranh chấp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang thụ lý.

Bảo lưu điều ước quốc tế là vấn đề quan trọng của luật điều ước và được các quốc gia lựa chọn như một giải pháp hữu hiệu để thoát khỏi sự ràng buộc đối với một hoặc một số điều khoản của điều ước. Đối với một điều ước quốc tế, vấn đề bảo lưu và phản đối bảo lưu của các quốc gia rất đa dạng, tạo nên “một bức tranh” phức tạp về hiệu lực của điều ước quốc tế ở mảng nội dung các điều khoản ghi nhận trong điều ước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)