Bảo lưu đối với quy định của Công ước về xóa bỏ mọi hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 47 - 52)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

2.1. Bảo lƣu đối với quy định của một số điều ƣớc quốc tế

2.1.4. Bảo lưu đối với quy định của Công ước về xóa bỏ mọi hình

thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979

2.1.4.1. Bảo lưu theo quy định của Công ước

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Tiếng anh là: Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women, viết tắt là CEDAW) là một công ước quốc tế được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận năm 1979. Công ước được xây dựng nhằm bảo vệ ở phạm vi rộng lớn các quyền của phụ nữ, trước hết là bảo đảm cho phụ nữ được sống an toàn, tự do, phát triển bền vững, với việc đặc biệt nhấn mạnh bảo đảm sự bình đẳng đối với phụ nữ trong hưởng thụ các quyền cơ bản của con người. Công ước CEDAW 1979 chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng.

Theo Nghị quyết số 34/180 ngày 18/12/1979, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua CEDAW và ngày 03/9/1981, Công ước đã chính thức có hiệu lực. Tính đến nay, đã có 189 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết Công ước, chiếm hơn 90% thành viên Liên Hợp Quốc [34]. Sự ra đời của Công ước CEDAW xuất phát từ nhận thức quan trọng của cộng đồng quốc tế về quyền con người, đó là bình đẳng trở thành thước đo giá trị phẩm giá và quyền cơ bản của con người trong xã hội. Sự ra đời của Công ước CEDAW là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ vì một xã hội công bằng, dân chủ, nhân đạo và văn minh.

Về tổng thể, Công ước CEDAW là một trong số những điều ước quốc tế quan trọng nhất thuộc hệ thống điều ước quốc tế đa phương được ký kết trong lĩnh vực nhân quyền. Nội dung cơ bản của Công ước CEDAW là hướng vào những cách thức, biện pháp nhằm loại trừ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong thụ hưởng các quyền con người cơ bản đã được xác

định bởi các điều ước quốc tế về nhân quyền khác. Với tính chất này, thì thực chất Công ước CEDAW nhằm trao cho phụ nữ trên toàn thế giới những quyền con người đã được Luật Quốc tế và luật pháp của các quốc gia ghi nhận, nhưng phụ nữ chưa được hưởng hoặc chưa được hưởng một cách đầy đủ trên thực tế, bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ ở các quốc gia. Ngoài ra, khác với các điều ước quốc tế về quyền con người khác, trong đó vấn đề bình đẳng giới được quy định chung, Công ước CEDAW đã chỉ ra cụ thể những lĩnh vực hiện đang tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ một cách nặng nề, để từ đó xác định những biện pháp thích hợp, nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nói cách khác, đây là loại hình công ước quốc tế chuyên biệt về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, hướng đến mục tiêu xác lập thực tế địa vị bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Để tạo cơ chế thuận lợi cho các quốc gia khi tham gia và trở thành thành viên Công ước, Công ước CEDAW đã quy định về việc bảo lưu như sau:

- Bảo lưu theo quy định của Điều 28:

1. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ nhận và thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên những bảo lưu do một quốc gia đưa ra khi phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước.

2. Các bảo lưu không phù hợp với mục tiêu và mục đích của Công ước này sẽ không được chấp nhận.

3. Các quốc gia thành viên có thể rút những bảo lưu vào bất kỳ lúc nào bằng một văn bản thông báo gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên về việc đó. Thông báo rút bảo lưu này sẽ có hiệu lực từ ngày Tổng thư ký nhận được.

ước đã quy định “mở” cho các nước trong hoạt động bảo lưu. Nếu như các bảo lưu phù hợp với mục tiêu và mục đích của Công ước thì sẽ được chấp thuận. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo tới những quốc gia thành viên về những bảo lưu mà quốc gia đưa ra khi phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước.

Ngoài ra, Các quốc gia cũng có thể bảo lưu theo quy định của Điều 29 liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp xung quanh việc giải thích hay áp dụng Công ước. Điều 29 có quy định như sau:

1. Mọi tranh chấp giữa hai hoặc nhiều quốc gia thành viên xung quanh việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này, nếu không giải quyết được bằng thương lượng thì một trong các quốc gia đó có thể yêu cầu đưa ra hoà giải. Nếu trong vòng 6 tháng kể từ khi yêu cầu hoà giải được đưa ra mà các bên vẫn không đi đến thống nhất được về cách tổ chức hoà giải thì một bên bất kỳ có thể đệ trình vấn đề tranh chấp với Tòa án Công lý quốc tế bằng cách nộp đơn theo đúng quy chế của Tòa án.

2. Mọi quốc gia khi ký hay phê chuẩn Công ước này có thể tuyên bố không bị ràng buộc bởi quy định trong khoản 1 điều 29. Các quốc gia thành viên Công ước khác sẽ không bị ràng buộc bởi nội dung của khoản này trong quan hệ với quốc gia đó có bảo lưu như vậy.

Bất kỳ quốc gia thành viên nào đó có bảo lưu theo khoản 2 điều này đều có thể rút bảo lưu vào bất kỳ lúc nào bằng cách gửi văn bản thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Như vậy, các quốc gia thành viên khi đưa ra các nội dung bảo lưu những điều khoản nhất định của Công ước CEDAW thì phải tuyệt đối tuân thủ quy định tại Điều 28 và 29 của Công ước.

2.1.4.2. Nội dung bảo lưu của các quốc gia thành viên

CEDAW là công ước quốc tế đầu tiên về quyền phụ nữ không chỉ về khía cạnh dân sự và chính trị mà còn về kinh tế, xã hội, văn hóa và gia đình. CEDAW chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa và truyền thống làm giới hạn quyền của người phụ nữ và gây khó khăn cho các nhà chức trách trong việc thay đổi các thành kiến, khuôn phép, phong tục, tập quán phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.

CEDAW bao hàm nguyên tắc về nghĩa vụ của các quốc gia. Điều này có nghĩa là phụ nữ không còn phụ thuộc vào thiện chí tốt đẹp của Nhà nước mà Nhà nước phải có nghĩa vụ không thể chối bỏ được đối với phụ nữ.

Mục đích của CEDAW là mang lại quyền bình đẳng thực sự cho người phụ nữ. Nghĩa là các chính quyền phải mang lại những kết quả thực tế chứ không phải chỉ mang tính lý thuyết. CEDAW ngăn chặn các hành vi và chính sách gây bất lợi cho phụ nữ trên mọi phương diện. CEDAW buộc các quốc gia thành viên không chỉ ngăn chặn những xâm phạm quyền phụ nữ bởi các cơ quan nhà nước mà còn bởi các tổ chức và cá nhân khác.

Với tiêu chí xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ là tạo điều kiện quan trọng để phụ nữ có cơ hội bình đẳng và phát triển đầy đủ, tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động, CEDAW là một trong những điều ước quốc tế về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất, CEDAW ra đời được hơn 30 năm qua và đã nhận được sự hưởng ứng của toàn thế giới, nó đã phản ánh những tiêu chuẩn mang tính quy phạm thích hợp với các quyền của phụ nữ.

Theo thống kê của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc và nghiên cứu tình hình nội dung bảo lưu của các quốc gia thành viên cho thấy các bảo lưu của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979 chủ yếu liên quan đến những vấn đề sau [34]:

- Tuyên bố bảo lưu khoản 1 Điều 29 về thủ tục giải quyết tranh chấp. Các nước Algeria, Argentina, Bahamas, Bahrain, Brazil, Brunei; Trung Quốc, Triều Tiên, Ai Cập, Al Salvador, Ethiopia, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Israel, Jmaica, Kuwait, Lebanon, Mauritius, Micronesia, Monaco, Moroco, Myanmar, Niger, Oman, Pakistan, Qatar, Thái Lan, Việt Nam…. tuyên bố bảo lưu điều khoản này với lý do rằng: việc đưa tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước ra trọng tài hay Tòa án Công lý quốc tế cần phải có sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan đến tranh chấp.

Cu Ba tuyên bố bảo lưu Điều 29 vì Cu Ba cho rằng bất kỳ tranh chấp có thể phát sinh giữa các quốc gia thành viên phải được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao.

- Tuyên bố bảo lưu liên quan đến việc áp dụng Công ước trên cơ sở nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật quốc gia như: Algeria, Úc, Áo, Bahrain, Ai Cập, Bangladesh, Brunei, Iraq, Kuwai… Các tuyên bố này nhằm khẳng định và đề cao nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia – một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong lĩnh vực luật quốc tế hiện nay.

- Tuyên bố bảo lưu liên quan đến một số điều khoản khác của Công ước như:

+ Tuyên bố bảo lưu của Bahamas, Bahrain đối với Điều 2 của Công ước (quy định về việc áp dụng mọi biện pháp thích hợp và đưa ra các chính sách loại trừ phân biệt đối xử phụ nữ).

+ Tuyên bố bảo lưu khoản 2 Điều 9 về việc phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong vấn đề quốc tịch con cái. Các nước: Bahamas, Bahrain, Triều Tiên, Jordan… đã bảo lưu nội dung này.

+ Tuyên bố bảo lưu khoản 1 Điều 11 về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm. Malta, Ireland… đã đưa ra tuyên bố bảo lưu nội dung này.

+ Các nước Niger, Bahrain đưa ra tuyên bố bảo lưu khoản 4 Điều 15 về việc dành cho nam giới và phụ nữ các quyền pháp lý như nhau trong việc di chuyển, tự do lựa chọn nơi cư trú và chỗ ở.

+ Ireland, Israel tuyên bố bảo lưu khoản 1 Điều 16 về quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình…

Trong các bảo lưu nói trên thì bảo lưu liên quan đến khoản 1 Điều 29 là chủ yếu và được các nước tiến hành bảo lưu nhiều nhất. Các trường hợp bảo lưu còn lại chỉ là thiểu số. Đa số các nước tiến hành bảo lưu nội dung này nhằm đảm bảo quyền chủ động của các nước trong từng trường hợp giải quyết tranh chấp cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)