Hoàn thiện pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 78 - 80)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

3.3. Một số kiến nghị về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế của Việt Nam

3.3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế

Với sự ra đời của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 về cơ bản đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc quy định về vấn đề bảo lưu. Tuy nhiên, do thực tiễn của hoạt động ký kết điều ước quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến, đòi hỏi pháp luật không chỉ dừng lại ở đó mà ngày càng phải được hoàn thiện hơn. Theo quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, trước khi cơ quan đề xuất kiến nghị bảo lưu trong tờ trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên thì phải gửi dự thảo tờ trình này tới Bộ Tư pháp (trong hồ sơ đề nghị thẩm định) và lấy ý kiến các cơ quan hữu quan khác (Điều 21 và Điều 54 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005). Luật chỉ quy định trình tự, thủ tục mang tính chung chung như trên, do vậy vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như sau:

- Cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan hữu quan vẫn chưa được rõ ràng. Nhận thấy, dù đã có đề cập đến vấn đề này tuy nhiên chỉ quy định chung chung mà chưa có hướng dẫn chi tiết cụ thể thì khó tránh khỏi việc áp dụng

để giải quyết không thống nhất. Nếu luật không quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các cơ quan này thì khi có vi phạm xảy ra, việc xác định trách nhiệm của cơ quan vi phạm không hề đơn giản. Chẳng hạn như trách nhiệm của cơ quan đề xuất ra sao khi kiến nghị những bảo lưu không phù hợp với quy định pháp luật trong nước, với quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước hay có điều khoản cần được bảo lưu mà không kiến nghị bảo lưu…Trách nhiệm cơ quan thẩm định như thế nào nếu không phát hiện ra những bảo lưu trái pháp luật? Đặc biệt, luật chưa có quy định rõ về việc Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao khi thực hiện chức năng thẩm định điều ước quốc tế có thẩm quyền đề xuất kiến nghị về bảo lưu điều ước quốc tế hay không?

- Luật ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 cần thiết phải bổ sung thêm quy định theo hướng làm rõ trách nhiệm của Bộ Tư pháp với tư cách là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, đồng thời cũng cần xác định rõ vai trò của cơ quan hữu quan như Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ ngoại giao, Văn phòng chính phủ trong việc kiểm tra, giám sát kịp thời những đề xuất bảo lưu bất hợp lý, đánh giá xem xét thận trọng những đề xuất bảo lưu đồng thời cũng cần quan tâm tới bảo lưu của các quốc gia thành viên khác để có phản ứng kịp thời.

- Ngoài ra, khi nghiên cứu về thực tiễn ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, ngoài bảo lưu thì các quốc gia còn có các tuyên bố đơn phương khác khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước đa phương. Các tuyên bố này không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước quốc tế. Trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 của Việt Nam cần bổ sung thêm các quy định liên quan đến các tuyên bố này và có sự phân biệt cần thiết với bảo lưu điều ước quốc tế. Trong thực tiễn thực hiện các công ước đa phương, có nhiều trường hợp công ước cũng có sự phân biệt

giữa bảo lưu (reservation) và tuyên bố (declaration) của quốc gia thành viên. Nếu khái niệm “tuyên bố” được đưa vào trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 để phân biệt với “bảo lưu” thì nên bổ sung vào Điều 2 của Luật [3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)