Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về bảo hộ ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 34 - 39)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

2.1. Bảo lƣu đối với quy định của một số điều ƣớc quốc tế

2.1.2. Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về bảo hộ ngườ

biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (Công ước rome 1961)

2.1.2.1. Bảo lưu theo quy định của Công ước

Công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng được ký kết ngày 26-10-1961 tại Rome, vì vậy còn được gọi là Công ước Rome 1961 (Tên tiếng Anh của Công ước là: International Convention for the Protection of Performers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organisations). Công ước để mở cho tất cả các quốc gia thành viên của Công ước Berne hoặc Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC). Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập Công ước phải được gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Công ước gồm 34 điều với các quy định bảo đảm sự bảo hộ tại các quốc gia thành viên, đối với các cuộc biểu diễn của người biểu diễn, các bản ghi âm của các nhà sản xuất bản ghi âm các chương trình phát sóng của các tổ chức phát sóng [11]. Hiện nay, Công ước có 92 quốc gia là thành viên.

Các nước tham gia có thể đưa ra bảo lưu về việc áp dụng một số quy định cụ thể tại Công ước. Công ước Rome 1961 quy định những điều khoản bảo lưu như sau:

- Theo Khoản 3 Điều 5: Cho phép các quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu bằng một thông báo nộp tới Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, Quốc gia đó được quyền tuyên bố rằng nước mình sẽ không áp dụng tiêu chuẩn nơi công bố hoặc không áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình âm.

- Theo Khoản 2 Điều 6 bất kỳ Nước thành viên nào có thể tuyên bố rằng Nước đó sẽ bảo hộ các buổi phát sóng chỉ khi trụ sở của tổ chức phát sóng được đặt trong một Nước thành viên khác và các buổi phát sóng này được phát từ một đài phát cũng được đặt trong Nước thành viên đó.

1. Bất kỳ Nước nào khi trở thành thành viên của Công ước này đều bị ràng buộc bởi tất cả các nghĩa vụ và được hưởng tất cả các lợi ích của Công ước. Tuy nhiên, mọi nước vào bất cứ lúc nào có thể gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc một thông báo tuyên bố rằng:

a) Đối với Điều 12:

i. Nước đó sẽ không áp dụng các quy định của Điều này; ii. Nước đó sẽ không áp dụng các quy định của Điều này đối với một số cách sử dụng;

iii. Nước đó sẽ không áp dụng Điều này đối với các bản ghi âm mà nhà sản xuất không phải là công dân của một nước thành viên khác;

iv. Nước đó sẽ hạn chế sự bảo hộ theo Điều này đối với các bản ghi âm mà nhà sản xuất là công dân của một nước thành viên khác về phạm vi và thời hạn mà nước thành viên khác dành sự bảo hộ đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu bởi công dân của nước đưa ra bản tuyên bố. Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ không bị coi là khác biệt khi nước thành viên mà nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch không dành sự bảo hộ cho cùng một người hoặc những người thụ hưởng như là nước đưa ra tuyên bố;

b/ Đối với Điều 13, nước đó sẽ không áp dụng Điểm (d) của Điều này; Nếu một nước thành viên đưa ra một tuyên bố như vậy, thì các nước thành viên khác sẽ không buộc phải giao quyền, như quy định trong Điều 13 Điểm (d), cho các tổ chức phát sóng có trụ sở trong nước đó.

2. Nếu thông báo, như đã nói đến trong Khoản (1) của Điều này, đưa ra sau ngày nộp văn bản xin phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập, thì tuyên bố đó sẽ bắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng tính từ ngày nộp [11].

- Theo Điều 17, bảo lưu chỉ áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình thay cho tiêu chuẩn quốc tịch:

Bất kỳ Nước nào, vào ngày 26 tháng 10 năm 1961, dành sự bảo hộ cho nhà sản xuất bản ghi âm trên cơ sở tiêu chuẩn nơi định hình đều có thể, bằng một thông báo nộp cho Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc tại thời điểm phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập, tuyên bố rằng Nước đó sẽ áp dụng chỉ riêng tiêu chuẩn nơi định hình trong Điều 5 và tiêu chuẩn nơi định hình thay về tiêu chuẩn Quốc tịch trong Khoản 1(a) (iii) và (iv) của Điều 16 [11].

Công ước Rome 1961 cũng quy định tuyên bố bảo lưu đối với Khoản 3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 1 Điều 16 có thể được nộp vào lúc phê chuẩn, chấp thuận, hoặc gia nhập, hoặc vào bất kỳ lúc nào sau đó; trong trường hợp nộp sau này, thông báo bắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi nó đã được nộp.

Trong trường hợp các nước đã đưa ra tuyên bố bảo lưu theo quy định của Công ước có thể thu hẹp phạm vi hoặc rút lại thông báo bằng một thông báo tiếp theo nộp cho Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc.

Công ước Rome 1961 chỉ cho phép Quốc gia thành viên tiến hành bảo lưu đối với một số điều khoản nhất định (Khoản 3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 1 Điều 16 và Điều 17). Ngoài ra, không một bảo lưu nào có thể được đưa ra đối với công ước này.

2.1.2.2. Nội dung bảo lưu của các quốc gia thành viên

Như vậy, Công ước Rome năm 1961 yêu cầu các quốc gia thành viên chỉ được bảo lưu đối với những điều khoản nhất định và thực tế các quốc gia cũng đã tận dụng khá triệt để quyền bảo lưu của mình. Theo thống kê của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia thành viên đã đưa ra những bảo lưu sau đối với Công ước Rome 1961 [34]:

- Tuyên bố bảo lưu khoản 3 Điều 5 Công ước Rome 1961 về quyền loại trừ một số tiêu chuẩn:

+ Các nước Úc, Bỉ, Congo, Đan Mạch,Luxembourg, Monaco, Niger, Nigeria, Ba Lan, Hàn Quốc, Slovenia, Tây Ban Nha, St.Lucia, Cộng hòa Macedonia, Pháp, Ý sẽ không áp dụng tiêu chuẩn nơi công bố.

Nhật Bản không áp dụng các tiêu chuẩn công bố liên quan đến việc bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm.

+ Belarus, Fiji, Đức, Iceland, Ireland, Israel, Liechtenstein, Cộng hòa Moldova, Romania, Liên Bang Nga, Thụy Sĩ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland không áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình âm của Công ước.

+ Canada tuyên bố đối với quyền sao chép của nhà sản xuất bản ghi âm Canada sẽ không áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình âm và đối với những người sử dụng lại bản ghi âm thì Canada sẽ không áp dụng tiêu chuẩn nơi công bố.

- Tuyên bố bảo lưu khoản 2 Điều 6 Công ước Rome 1961 về các buổi phát sóng được bảo hộ. Các nước Úc, Belarus, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Fiji, Iceland, Ireland, Israel,Ý, Nigeria, Na Uy, Ba Lan, Hàn Quốc, Cộng hòa Moldova, Romania, Liên Bang Nga, Tây Ban Nha, Anh tuyên bố sẽ bảo vệ chương trình phát sóng chỉ khi các trụ sở chính của tổ chức phát sóng được đặt trong một nước thành viên khác và các chương trình phát sóng này được phát từ một đài phát tại nước ký kết cùng.

- Tuyên bố bảo lưu theo quy định tại mục i điểm a khoản 1 Điều 16 về việc không áp dụng các quy định của Điều 12. Các nước Congo, Niger, Cộng hòa Macedonia, Lesotho, Luxembourg, Monaco, Úc, Fiji, Việt Nam bảo lưu toàn bộ điều 12.

Ngoài ra Slovenia cũng sẽ không áp dụng các quy định tại Điều 12 cho đến ngày 01 tháng 1 năm 1998 và Phần Lan, Iceland tiến hành bảo lưu Điều

12 về việc trả thù lao khi sử dụng lại bản ghi âm đối với các bản ghi âm được mua lại bởi một tổ chức phát sóng trước ngày 01 tháng 9 năm 1961

- Tuyên bố bảo lưu theo quy định tại mục ii điểm a khoản 1 Điều 16 về việc không áp dụng Điều 12 đối với một số cách sử dụng.

+ Iceland tuyên bố rằng sẽ không áp dụng Điều 12 đối với một số trường hợp sử dụng.

+ Costa Rica sẽ không áp dụng quy định của điều 12 đối với những chương trình phát sóng truyền thống, miễn phí hoặc chương trình phát sóng công cộng và truyền thông phi thương mại, theo quy định của pháp luật Costa Rica.

+ Phần Lan tuyên bố rằng: Các quy định của Điều 12 sẽ được áp dụng duy nhất đối với phát thanh truyền hình cũng như với bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào khác mà được thực hiện vì mục đích lợi nhuận.

+ Ý sẽ áp dụng quy định của Điều 12 để sử dụng cho phát thanh truyền hình hoặc cho bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào khác vì mục đích thương mại, ngoại trừ kỹ thuật điện ảnh.

Ý sẽ áp dụng quy định của Điều 12 chỉ với bản ghi âm được định hình ở một quốc gia thành viên khác.

+ Cộng hòa Moldova sẽ không áp dụng quy định của điều 12 trong trường hợp phương tiện thông tin đại chúng của bản ghi âm là một phần của hoạt động hoặc vì mục tiêu của một tổ chức, xã hội hoặc tổ chức khác được thành lập hoặc điều hành trên cơ sở phi thương mại; mà mục đích của nó, nói một cách chung nhất, là từ thiện hoặc liên quan đến sự tiến bộ giáo dục, xúc tiến lợi ích công và phổ biến tín ngưỡng, trừ khi công chúng phải bỏ ra một khoản tiền để được phép vào cửa địa điểm truyền phát bản ghi âm và bất kỳ lợi nhuận nào thu được được sử dụng với mục đích khác với những tổ chức khác.

+ Hàn Quốc sẽ áp dụng các quy định của Điều 12 chỉ đối với những ứng dụng của bản ghi âm được công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng hoặc truyền bằng dây (truyền bằng dây không bao gồm truyền qua Internet).

- Tuyên bố bảo lưu theo quy định tại mục iii điểm a khoản 1 Điều 16 về việc không áp dụng Điều 12 đối với các bản ghi âm mà nhà sản xuất không phải là công dân của một nước thành viên khác. Các nước như: áo, Belarus, Bỉ, Bulgaria, Pháp, Iceland, Israel, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Hà Lan, Nigeria, Na Uy, Hàn Quốc, Cộng hòa Moldova, Romania, Liên Bang Nga, Tây Ban Nha, St.Lucia, Thụy Sĩ, Pháp Tuyên bố bảo lưu nội dung này.

- Tuyên bố bảo lưu theo quy định tai mục iv điểm a khoản 1 Điều 16 về hạn chế sự bảo hộ theo Điều 12 đối với các bản ghi âm mà nhà sản xuất mang quốc tịch của một Nước thành viên khác về phạm vi và thời hạn mà Nước thành viên khác dành sự bảo hộ đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu bởi công dân của Nước đưa ra bản tuyên bố; Tuy nhiên, việc Nước thành viên mà nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch không dành sự bảo hộ cho cùng một người hoặc các người hưởng lợi như là Nước đưa ra tuyên bố sẽ không được coi như là khác biệt về phạm vi bảo hộ. Các nước áo, Belarus, Bỉ, Bulgaria, Canada, Phần Lan, Đức, Iceland, Israel, Liechtense, Hà Lan, Nigeria, Na Uy, Hàn Quốc, Cộng hòa Moldova, Romania, Liên Bang Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Phần Lan, Pháp, Ý đã đưa ra tuyên bố bảo lưu nội dung này.

- Tuyên bố bảo lưu theo điểm b khoản 1 Điều 16, các nước Áo, Israel, Lesotho, Luxembourg, Monaco, Úc, Việt Nam, Hàn Quốc, Ba Lan, Ý sẽ không áp dụng điểm d Điều 13 nhằm loại trừ quyền của tổ chức phát sóng đối với các thông tin liên lạc của chương trình phát sóng được thực hiện trong các địa điểm mà công chúng phải trả tiền vào cửa.

- Tuyên bố bảo lưu Điều 17, bảo lưu chỉ áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình thay cho tiêu chuẩn quốc tịch (Ý, Đan Mạch).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)