Tính tích cực và Tính hạn chế của bảo lưu điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 60 - 65)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

2.2.2. Tính tích cực và Tính hạn chế của bảo lưu điều ước quốc tế

Từ việc phân tích nội dung bảo lưu của một số điều ước quốc tế điển hình như: Công ước New York 1958, Công ước Rome năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979, Công ước chống tra tấn và các hình hức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người 1984, có thể nhận thấy rằng trong thực tiễn quan hệ quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế vừa có những điểm tích cực nhưng mặt khác cũng có những hạn chế nhất định, xét trên phương diện lợi ích của từng quốc gia và lợi ích chung tổng thể của tất cả các quốc gia thành viên.

2.2.2.1.Tính tích cực của bảo lưu điều ước quốc tế

Thứ nhất, Bảo lưu điều ước quốc tế góp phần bảo đảm và tôn trọng nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế:

và thực hiện điều ước quốc tế. Quốc gia có quyền quyết định có tham gia đàm phán điều ước quốc tế hay không, có quyền thỏa thuận nội dung của điều ước quốc tế, quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hay gia nhập điều ước… Chủ quyền của quốc gia còn thể hiện ở việc chấp nhận toàn bộ hay một phần nội dung của điều ước quốc tế thông qua việc quyết định có đưa ra bảo lưu một số điều khoản của điều ước quốc tế hay không. Các quyết định của quốc gia trong quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đều nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa việc thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước và lợi ích của quốc gia. Khi tham gia điều ước quốc tế, quốc gia nhận thấy quy định nào mà trái với hiến pháp, pháp luật, quan điểm, lập trường của mình thì quốc gia đó có quyền đưa ra bảo lưu nếu điều ước đó không cấm hoặc hạn chế bảo lưu đối với điều khoản đó.

+ Bảo lưu cần có sự đồng ý của các quốc gia thành viên khác. Thực tế khi tham gia điều ước quốc tế, các quốc gia có quyền đưa ra bảo lưu của mình đối với những điều khoản nhất định. Tuy nhiên, bảo lưu đó có được coi là hợp pháp hay không còn tùy thuộc vào quy định cụ thể của điều ước quốc tế có điều khoản bảo lưu và các quy định pháp luật quốc tế. Trong số đó có điều ước quy định việc bảo lưu phải cần sự đồng ý của quốc gia thành viên khác. Trong trường hợp này, thông qua hoạt động chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu, quốc gia thành viên có thể thể hiện quan điểm của mình đối với bảo lưu của quốc gia thành viên khác. Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, một quốc gia thành viên có thể đưa ra tuyên bố bảo lưu và quốc gia thành viên khác có thể chấp thuận hoặc phản đối tuyên bố đó. Tất cả những hoạt động nêu trên đều có ý nghĩa đối với việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên sau này.

Thứ hai, Bảo lưu điều ước quốc tế góp phần mở rộng khả năng áp dụng

viên. Thực chất của hoạt động bảo lưu là giúp các quốc gia ký kết không phải thực thi một số điều khoản của điều ước do việc thực thi một số điều khoản đó dẫn tới khả năng gây bất lợi cho quốc gia thành viên. Bảo lưu đã thể hiện ý chí chủ quan của quốc gia. Có nhiều trường hợp quốc gia tán thành về cơ bản nội dung các điều khoản của điều ước nhưng còn một số quy định của điều ước mà quốc gia không thể thực hiện được, có thể là do hoàn cảnh khách quan không có khả năng thực hiện hoặc trái với lập trường quan điểm, chính sách của quốc gia…. Trong những trường hợp này chính nhờ bảo lưu điều ước quốc tế đối với điều khoản đó đã tạo điều kiện cho các quốc gia được tham gia vào điều ước.

Đồng thời, bảo lưu điều ước quốc tế cũng góp phần mở rộng khả năng áp dụng điều ước vì nhờ có bảo lưu mà ngày càng nhiều quốc gia có cơ hội được trở thành thành viên của điều ước quốc tế và tất yếu điều ước quốc tế sẽ trở nên phổ biến hơn và có hiệu lực áp dụng trên phạm vi rộng hơn về mặt không gian.

Thứ ba, Từ hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế, chúng ta có thể thấy đó

là sự thỏa thuận tự nguyện giữa các quốc gia. Khi có một quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu một điều khoản nào đó thì sau đó có thể có các tuyên bố chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu của các quốc gia thành viên khác, trên một phương diện nào đó, có thể được xem như là sự thỏa thuận của các quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế nếu bảo lưu của quốc gia đó là hợp pháp. Mục đích của sự thỏa thuận đó là việc giữa quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu sẽ không bị ràng buộc bởi điều khoản bảo lưu; còn đối với những điều khoản khác của điều ước quốc tế thì các quốc gia phải thực hiện đầy đủ theo nguyên tắc pactasunt servanda. Đồng thời, giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu cũng sẽ không bị ràng buộc bởi điều khoản bảo lưu hoặc không bị ràng buộc bởi toàn bộ điều ước (tùy thuộc vào mức độ phản đối bảo lưu).

2.2.2.2. Tính hạn chế của bảo lưu điều ước quốc tế

Ngoài những điểm tích cực mà bảo lưu điều ước quốc tế đem lại cho các quốc gia thành viên khi tham gia điều ước thì không thể phủ nhận rằng hoạt động này cũng có những điểm hạn chế nhất định:

Thứ nhất, Luật điều ước quốc tế thừa nhận và cho phép quyền bảo lưu

của quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế. Tuy nhiên, quyền này có thể bị lạm dụng, ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của điều ước quốc tế. Nhiều luật gia phương Tây cho rằng bảo lưu tất yếu sẽ đụng chạm đến tính toàn văn nội dung của điều ước [3]. Thật vậy, bảo lưu điều ước quốc tế làm hạn chế hay thay đổi hiệu lực của một hay một số điều khoản của điều ước qua đó ảnh hưởng đến hiệu lực chung của điều ước quốc tế. Điều này được thể hiện ở hậu quả pháp lý của bảo lưu và phản đối bảo lưu được ghi nhận trong Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia.

Như chúng ta đã biết hệ quả của bảo lưu đối với một điều khoản nào đó của điều ước kéo theo mối quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia đồng ý bảo lưu cũng như quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu là không giống nhau. Theo Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, tuyên bố bảo lưu làm thay đổi điều khoản bảo lưu trong quan hệ giữa các quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu trong chừng mực bảo lưu đã nêu. Trong mối quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu, điều khoản bảo lưu hoặc thâm chí toàn bộ điều ước quốc tế không còn hiệu lực. Như vậy, trong bất luận trường hợp nào tính trọn vẹn của điều ước quốc tế đã bị ảnh hưởng.

Thứ hai, bảo lưu làm ảnh hưởng đến tính thống nhất và logic pháp lý của điều ước. Luật gia người Pháp A.Gro cho rằng: “chế định bảo lưu làm ảnh hưởng đến tính thống nhất và logic pháp lý của điều ước” [3]. Điều ước

Về cơ bản điều ước quốc tế được xây dựng dựa trên những quy định thống nhất và theo một trình tự thủ tục nhất định để nhằm đạt được mục đích của các quốc gia thành viên. Nội dung các điều khoản của điều ước quốc tế tồn tại trong một chỉnh thể tương đối thống nhất và đảm bảo tính logic pháp lý. Việc bảo lưu đối với một điều khoản nào đó rất có thể dẫn tới việc ảnh hưởng tới việc thực hiện các điều khoản khác. Cụ thể như việc bảo lưu của quốc gia đối với việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế phải được các bên tranh chấp đồng ý, như vậy nếu một trong các bên không muốn đưa tranh chấp ra giải quyết tai Tòa án Công lý quốc tế thì những quy định liên quan có thể không được thực hiện.

Mặc dù có những hạn chế nhất định xoay quanh chế định này tuy nhiên theo tinh thần của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia cũng như các điều ước quốc tế khác và thực tiễn quan hệ quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế vẫn được coi là một chế định quan trọng của Luật điều ước quốc tế. Để đảm bảo việc bảo lưu vừa không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính trọn vẹn của điều ước quốc tế vừa dung hòa được lợi ích giữa các quốc gia thành viên đòi hỏi không chỉ Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia mà cả các điều ước quốc tế liên quan khác phải có quy định cụ thể, chặt chẽ về điều kiện, thủ tục, hậu quả pháp lý… của bảo lưu, chấp thuận và phản đối bảo lưu cho phù hợp với mục đích ký kết điều ước quốc tế.

Chương 3

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)