Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về các chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 39 - 47)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

2.1. Bảo lƣu đối với quy định của một số điều ƣớc quốc tế

2.1.3. Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về các chất

hướng thần 1971

2.1.3.1. Bảo lưu theo quy định của Công ước

Psychotropic Substances) được ký kết tại Viên vào ngày 21 tháng 2 năm 1971, và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 8 năm 1976 theo quy định tại Điều 26 [14]. Công ước ra đời từ mục đích quan tâm đến sức khỏe và phúc lợi của nhân loại, đồng thời lo ngại trước các vấn đề cộng đồng và xã hội nảy sinh từ việc lam dụng một số chất hướng thần và quyết tâm phòng ngừa, đấu tranh chống lạm dụng các chất hướng thần, đấu tranh chống việc buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy ngày càng gia tăng, Công ước về các chất hướng thần ra đời nhằm giới hạn việc sử dụng các chất này chỉ để dùng cho những mục đích hợp pháp ví dụ: sử dụng trong mục đích y tế và khoa học…

Để tạo cơ chế thuận lợi cho các quốc gia có thể tham gia, trở thành thành viên, Công ước đã quy định về việc bảo lưu đối với điều khoản nhất định của Công ước. Theo Điều 32 của Công ước về các chất hướng thần 1971 thì Công ước chỉ cho phép bảo lưu đối với những trường hợp sau:

- Tại khoản 2 Điều 32 của Công ước có quy định: bất kỳ quốc gia nào cũng có thể vào thời điểm ký, phê chuẩn hay gia nhập có những bảo lưu đối với các nội dung sau đây của Công ước:

+ Bảo lưu khoản 1 và khoản 2 Điều 19 về các biện pháp của Ban kiểm soát ma túy quốc tế (sau đây gọi là “Ban”) để đảm bảo việc thi hành các quy định của Công ước. Tại Khoản 1, khoản 2 Điều 19 quy định như sau:

1. a) Nếu trên cơ sở xem xét thông tin do các Chính phủ trình lên Ban, hoặc các thông tin do các Tổ chức của Liên hợp quốc thông báo, Ban có căn cứ để tin rằng các mục đích của Công ước này đang bị đe doạ nghiêm trọng do một nước hoặc một vùng không thực hiện các quy định của Công ước, thì Ban có quyền yêu cầu Chính phủ của nước hoặc vùng đó giải thích. Với quyền được lưu ý các bên, Hội đồng và Uỷ ban về vấn đề được nêu tại điểm (c) dưới đây, Ban coi yêu cầu về thông tin hoặc sự giải thích của một Chính phủ theo điểm này là điều bí mật.

b) Sau khi có biện pháp theo điểm (a), nếu Ban thấy cần phải làm như vậy, thì có thể kêu gọi Chính phủ hữu quan có biện pháp khắc phục cần thiết trong hoàn cảnh thực tế để thực hiện các quy định của Công ước này.

c) Nếu Ban thấy Chính phủ hữu quan không giải thích thoả đáng trước yêu cầu theo điểm (a) hoặc không có các biện pháp khắc phục đã được yêu cầu theo điểm (b), Ban có thể lưu ý các bên, Hội đồng và Uỷ ban về vấn đề này.

2. Khi lưu ý các bên, Hội đồng và Uỷ ban về một vấn đề phù hợp với khoản 1 (c), nếu Ban thấy làm như vậy là cần thiết, thì có thể khuyến nghị các bên ngừng việc xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cả hai hoạt động đó đối với các chất hướng thần nhất định từ hoặc tới một nước hoặc vùng hữu quan trong một thời hạn nhất định hoặc cho đến khi Ban thấy hài lòng với tình hình ở nước đó hoặc vùng đó. Quốc gia hữu quan có thể đưa vấn đề này ra trước Hội đồng [14, Điều 19, Khoản 1, 2].

Như vậy, các nước hoặc vùng tiến hành bảo lưu khoản 1 và 2 Điều 19 sẽ không có nghĩa vụ giải thích trước Ban kiểm soát ma túy quốc tế, Ban có cơ sở nghi ngờ nước đó không thực hiện các quy định của Công ước. Ban cũng không thể khuyến nghị các bên ngừng việc xuất khẩu, nhập khẩu đối với các chất hướng thần nhất định tới một nước khác trong một thời hạn nhất định hoặc cho đến khi Ban thấy hài lòng với tình hình ở nước hoặc vùng đó.

+ Bảo lưu Điều 27 về hiệu lực áp dụng về mặt lãnh thổ:

Công ước áp dụng cho tất cả các lãnh thổ hải ngoại mà một bên bất kỳ có trách nhiệm đối với các quan hệ quốc tế trên lãnh thổ này, trừ trường hợp đã có thoả thuận trước về lãnh thổ đó được quy định tại Hiến pháp của một bên hoặc các lãnh thổ hữu quan, hoặc

do tập quán. Trong trường hợp này, bên đó cố gắng bảo đảm có sự thoả thuận cần thiết của lãnh thổ trong thời gian ngắn nhất và khi đã thoả thuận được thì thông báo cho Tổng thư ký biết, Công ước có hiệu lực áp dụng trên lãnh thổ hoặc những lãnh thổ có tên trong bản thông báo này kể từ ngày Tổng thư ký nhận được thông báo. Trong trường hợp, không yêu cầu có thoả thuận trước của lãnh thổ hải ngoại, bên hữu quan công bố lãnh thổ hoặc các lãnh thổ hải ngoại mà Công ước có hiệu lực áp dụng vào thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước [14].

+ Bảo lưu Điều 31 về việc giải quyết các bất đồng: Nếu giữa các nước có bất đồng liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước thì các bên sẽ cùng nhau trao đổi ý kiến để giải quyết bất đồng bằng các biện pháp thương lượng, điều tra, trung gian hoà giải, tự hoà giải, nhờ trọng tài phân xử, nhờ các tổ chức khu vực, xét xử của Toà án hoặc các biện pháp hoà bình khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ. Ngoài ra, những bất đồng nếu không thể giải quyết theo cách thức nêu trên thì theo yêu cầu của bất kỳ một trong các bên bất đồng sẽ được đưa lên Toà án quốc tế để giải quyết.

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 thì ngoài những bảo lưu các nội dung trên thì các nước vẫn có thể tiến hành bảo lưu những nội dung khác. Nếu các quốc gia có nguyện vọng bảo lưu những nội dung khác thì có thể thông báo cho Tổng thư ký biết ý định này, trừ khi kết thúc 12 tháng sau ngày Tổng thư ký thông báo về sự bảo lưu hữu quan, và chỉ 1/3 các quốc gia đã ký không bảo lưu, phê chuẩn hay gia nhập công ước, phản đối sự bảo lưu này trước khi kết thúc thời gian đó, bảo lưu sẽ được coi như được phép, tuy nhiên được hiểu rằng đối với quốc gia bảo lưu, các quốc gia đã phản đối bảo lưu không có bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào theo Công ước này liên quan đến sự bảo lưu.

- Bảo lưu theo khoản 4 Điều 32 của Công ước: Nếu Một quốc gia mà trên lãnh thổ của mình có các cây mọc dại có chứa các chất hướng thần thuộc các chất có ghi trong Bảng I của Công ước và được những nhóm nhỏ dân cư đã được xác định rõ ràng sử dụng theo truyền thống trong các lễ nghi thần linh hoặc tín ngưỡng thì vào thời gian ký, phê chuẩn hay gia nhập, có thể có những bảo lưu liên quan đến các cây này đối với các quy định của Điều 7, trừ các quy định có liên quan đến thương mại quốc tế.

2.1.3.2. Nội dung bảo lưu của các quốc gia thành viên

Công ước về các chất hướng thần 1971 không cho phép có sự bảo lưu nào khác ngoài những bảo lưu phù hợp với quy định tại Điều 32 của Công ước. Theo thống kê của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia thành viên đã đưa ra những bảo lưu sau đối với Công ước về các chất hướng thần 1971 [34]:

- Bảo lưu khoản 1 và khoản 2 Điều 19 về các biện pháp của Ban kiểm soát ma túy quốc tế để đảm bảo việc thi hành các quy định của Công ước. Các nước Belarus, Brazil, Ai Cập, Hungary, Iraq, Myanmar, Peru,Ba Lan, Liên Bang Nga, Nam Phi, đã đưa ra tuyên bố bảo lưu nội dung này vì các nước này coi Điều 19 là sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước mình.

- Tuyên bố bảo lưu Điều 27 về hiệu lực áp dụng về mặt lãnh thổ hải ngoại mà một bên bất kỳ có trách nhiệm đối với các quan hệ quốc tế trên lãnh thổ này. Các nước Argentina, Úc, Brazzil, Ai Cập, Serbia, Nam Phi đưa ra tuyên bố Công ước sẽ không áp dụng đối với các vùng lãnh thổ hải ngoại cho các quan hệ quốc tế mà các nước này chịu trách nhiệm.

- Bảo lưu Điều 31 về việc giải quyết các bất đồng:

+ Các nước Afghanistan, Andorra, Belarus, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Lybia, Myanmar, Papua New Guinea, Liên Bang Nga, Nam Phi, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Việt Nam khi gia nhập

Công ước về các chất hướng thần đã tuyên bố rằng họ sẽ bảo lưu khoản 2 Điều 31, vì khoản này quy định những bất đồng nếu không thể giải quyết theo cách thức quy định tại khoản 1 Điều 31 thì theo yêu cầu của bất kỳ một trong các bên bất đồng, được đưa lên Tòa án quốc tế để giải quyết. Theo các nước này, nếu có sự mâu thuẫn và phải đưa ra Tòa án Công lý quốc tế giải quyết thì phải dựa trên sự nhất trí của các bên liên quan.

+ Cu Ba cũng đưa ra tuyên bố bảo lưu khoản 2 Điều 31 của Công ước vì theo quan điểm của Cu Ba thì các tranh chấp giữa các bên tham gia cần được giải quyết bằng đàm phán thông qua các kênh ngoại giao.

+ Iraq Bảo lưu khoản 2 Điều 31, vì Chính phủ Iraq cho rằng, việc đưa vụ tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế phải được sự đồng ý của họ.

- Tuyên bố bảo lưu những điều khoản khác theo quy định tại khoản 3 Điều 32:

+ Đức tiến hành bảo lưu khoản 2 và khoản 4 Điều 11 về lưu giữ hồ sơ của những đơn hàng có chứa chất và nguyên liệu được quy định trong phụ lục III. Ở nước Cộng hòa liên bang Đức, các nhà sản xuất, nhà phân phối bán buôn, nhập khẩu và xuất khẩu không bắt buộc phải giữ hồ sơ theo chế độ, nhưng thay vào đó, để lưu ý là những mặt hàng trong hóa đơn của họ có chứa các chất và các chế phẩm trong Phụ lục III. Hóa đơn và phiếu đóng gói mặt hàng đó được bảo quản trong một thời gian tối thiểu là 5 năm.

Đối với khoản 4 Điều 11 Đức cũng quy định như sau: Ở Cộng hòa Liên bang Đức, những cá nhân và cơ quan được nêu tại quy định này sẽ phải lưu giữ ít nhất 05 năm những hồ sơ hóa đơn của những đơn hàng có chứa chất và nguyên liệu được quy định trong Phụ lục III mà họ nhận từ những cá nhân được nêu tại khoản 2 điều 11 và mỗi năm một lần phải kiểm tra hàng tồn kho những chất và nguyên liệu nêu tại Phụ lục III. Bất kỳ phát sinh nào khác liên quan đến việc có được, mua bán hay vứt bỏ các chất và nguyên liệu theo Phụ

lục III mà không phải theo đơn đều phải được ghi chép một cách riêng biệt. Tương tự như thế, sổ sách ghi chép này phải được lưu trữ trong 05 năm.

CHLB Đức tham gia Công ước vào ngày 02/12/1975 và tiến hành bảo lưu khoản 2, khoản 4 Điều 11. Theo quy định của khoản 3 Điều 32 đối với những bảo lưu ngoài khoản 2 và khoản 4 Điều 32 thì: “Khi kết thúc 12 tháng

sau ngày Tổng thư ký thông báo về sự bảo lưu hữu quan, và chỉ 1/3 các quốc gia đã ký không bảo lưu, phê chuẩn hay gia nhập công ước, phản đối sự bảo lưu này trước khi kết thúc thời gian đó, bảo lưu sẽ được coi như được phép”.

Trên thực tế, Không một quốc gia thành viên nào phản đối sự bảo lưu của CHLB Đức khi hết 12 tháng, (đến ngày 1/12/1976), vì vậy các bảo lưu của CHLB Đức được coi là đã được phép và có hiệu lực [34].

+ Myanmar, Việt Nam: tiến hành bảo lưu điểm b, khoản 2 Điều 22 liên quan đến việc dẫn độ. Trên thực tế, Không một quốc gia thành viên nào phản đối sự bảo lưu của Myanmar và Việt Nam khi hết 12 tháng, tính từ ngày Tổng thư ký thông báo về sự bảo lưu của những nước này theo quy định của khoản 3 Điều 32 vì vậy các bảo lưu trên được coi là đã được phép và có hiệu lực.

+ Papua New Guinea: Tiến hành bảo lưu khoản 1 Điều 10 về cung cấp lời cảnh báo trên hộp và quảng cáo.Và theo khoản 3 Điều 32 thì trên thực tế, không một quốc gia thành viên nào phản đối sự bảo lưu này trước khi hết thời hạn 12 tháng, kể từ ngày 19/11/1980 (ngày Tổng thư ký thông báo về sự bảo lưu của Papua New Guinea), vì vậy các bảo lưu của nước này là đươc phép.

+ Ba Lan đã đưa ra tuyên bố bảo lưu đối với Điều 25 vì theo quan điểm của Chính phủ Ba Lan để phù hợp với nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, Công ước nên mở rộng đối với các quốc gia quan tâm, mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.

- Bảo lưu theo quy định của Khoản 4 Điều 32:

1971, trong dân số của Canada chắc chắn có một số nhóm người có sử dụng chất mét-xca-lin có nguồn gốc thực vật như được quy định trong phụ lục của Công ước vào lễ nghi tôn giáo hay ma thuật, và chất hướng thần này có nguồn gốc từ thực vật được trồng ở Bắc Mỹ mà không phải là Canada.

+ Chính phủ Mexico, khi gia nhập vào Công ước về các chất hướng thần được thông qua ngày 21/2/1971, theo quy định của Điều 32, khoản 4 của Công ước, đã đưa ra sự bảo lưu cụ thể liên quan đến việc áp dụng văn kiện quốc tế nói trên, bởi vì trên lãnh thổ quốc gia họ vẫn tồn tại các nhóm dân tộc bản địa nào đó mà trong những lễ nghi ma thuật hoặc tôn giáo có truyền thống sử dụng thực vật hoang dã có chứa chất hướng thần được nêu ở trong Phụ lục I.

+ Peru tiến hành bảo lưu Điều 7, trừ các quy định có liên quan đến thương mại quốc tế, phù hợp với các quy định của khoản 4 Điều 32 của Công ước.

Vào ngày 29/1/1981, Chính phủ Peru đã gửi thông báo lên Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc về việc làm rõ các bảo lưu liên quan đến Điều 7: Các bảo lưu liên quan đến hai loài thực vật hoang dã sau đây: Ayahuasca – một loại cây leo mọc ở vùng Amazon và trong đó có chưa các hoạt chất N, N- dimethyltryptamine, và một cây xương rồng được gọi là San Pedro, phát triển trong sa mạc vùng ven biển và trong khu vực Andean chứa mescaline Ayahuasca được sử dụng bởi một số nhóm dân tộc vùng Amazon trong các nghi lễ ma thuật và tôn giáo, nghi thức khai tâm vào tuổi trưởng thành…. San Pedro được sử dụng trong các nghi lễ ma thuật của pháp sư. Vì hai loại thực vật này đều là chất hướng thần nên Peru tiến hành bảo lưu theo khoản 4 Điều 32 của Công ước”.

+ Theo khoản 4 Điều 32 của Công ước về các chất hướng thần năm 1971 Mỹ đã đưa ra bảo lưu đối với chất mét-xca-lin và chất này sẽ được loại trừ khỏi quy định của Điều 7 Công ước về các chất hướng thần. Bởi vì, trên

thực tế, chất mét-xca-lin được thu hoạch và phân phối sử dụng bởi Giáo hội Bản xứ Mỹ trong các lễ nghi tôn giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)