Bảo lưu đối với quy định của Công ước chống tra tấn và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 52 - 57)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƢU ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

2.1. Bảo lƣu đối với quy định của một số điều ƣớc quốc tế

2.1.5. Bảo lưu đối với quy định của Công ước chống tra tấn và các

hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT, 1984)

2.1.5.1. Bảo lưu theo quy định của Công ước

Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên Hiệp Quốc gọi tắt là Công ước phòng chống tra tấn (Tên tiếng anh: United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment) được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận ngày 10 tháng 12 năm 1984, và tiếp sau sự phê chuẩn của nước ký kết thứ 20 thì Công ước đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26 tháng 6 năm 1987 [38]. Công ước là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người, thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hoà bình trên thế giới mong muốn sớm loại bỏ hành vi đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội.

Công ước có những nội dung cơ bản như sau:

Điều 1 đến Điều 16 (Phần I): các điều khoản nội dung quy định các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước cần áp dụng trong pháp luật quốc gia. Đây là những nội dung quan trọng nhất của Công ước.

Điều 17 đến Điều 24 (Phần II): Thẩm quyền và các phương thức hoạt động của Ủy ban chống tra tấn, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi Công ước (thông qua việc xem xét báo cáo định kỳ của các quốc gia, nhận khiếu nại của các nạn nhân tra tấn, điều tra tình hình thực tế…).

Điều 25 đến Điều 33 (Phần III): Các khía cạnh kỹ thuật về ký kết, phê chuẩn Công ước, thủ tục sửa đổi, việc bảo lưu Công ước.

Với mục đích tạo điều kiện cho các quốc gia tham gia Công ước, Công ước cũng đã quy định về việc cho phép bảo lưu đối với điều khoản nhất định. Theo thông lệ quốc tế, khi tham gia một điều ước quốc tế đa phương, ở vào thời điểm ký, phê chuẩn hay gia nhập điều ước, quốc gia thành viên phải thông báo cho các bên liên quan văn kiện chấp thuận điều ước kèm theo các nội dung bảo lưu (nếu có). Nội dung bảo lưu của mỗi quốc gia có khi rất ngắn gọn nhưng hết sức quan trọng vì đây là vấn đề luôn nhạy cảm và có thể làm tổn hại đến quan hệ quốc tế và uy tín quốc gia, do đó các quốc gia thường cân nhắc rất thận trọng.

Công ước phòng chống tra tấn quy định: “Bất kỳ quốc gia thành viên nào đã đưa ra bảo lưu theo khoản 1 điều này, vào bất cứ lúc nào, đều có thể rút bảo lưu bằng cách thông báo với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc” [38, Điều 28, Khoản 2]. Như vậy, khoản 2 Điều 28 của Công ước đã

quy định cụ thể về việc các quốc gia thành viên có thể bảo lưu khoản 1 Điều 28 về việc mỗi quốc gia thành viên có thể, tại thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước, tuyên bố rằng quốc gia đó không công nhận thẩm quyền của Uỷ ban chống tra tấn gọi tắt là Ủy ban nêu tại Điều 20.

Tại Khoản 2 Điều 30 của Công ước có quy định về bảo lưu như sau:

“Mỗi quốc gia có thể, vào lúc ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này, tuyên bố rằng quốc gia đó không bị ràng buộc bởi khoản 1 điều này. Các quốc gia thành viên khác sẽ không bị ràng buộc bởi khoản 1 điều này đối với Quốc gia thành viên có tuyên bố như vậy” [38]. Khoản 2 Điều 30 đã quy định

cụ thể về việc cho phép các quốc gia thành viên có thể bảo lưu khoản 1 Điều 30 về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:

Mọi tranh chấp giữa hai hay nhiều Quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước mà không thể giải quyết bằng thương lượng sẽ được đưa ra trọng tài theo yêu cầu của một trong số các Quốc gia thành viên đó. Nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày yêu cầu đưa ra trọng tài mà các bên vẫn không thể thỏa thuận được về tổ chức trọng tài, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đề nghị đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý quốc tế, phù hợp với quy chế của Tòa án [38].

Như vậy, Trong trường hợp Quốc gia thành viên đã đưa ra bảo lưu khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 28 thì vào bất cứ lúc nào có thể tuyên bố rút bảo lưu bằng cách thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu toàn bộ các quy định của Công ước cho thấy, Công ước không bắt buộc các quốc gia thành viên chỉ có thể được bảo lưu khoản 1 Điều 28 và khoản 1 Điều 30. Nghĩa là không cấm đoán việc bảo lưu các nội dung khác. Vì thế, khi ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này, quốc gia thành viên có thể quyết định lựa chọn nội dung bảo lưu theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế, trên cơ sở tôn trọng mục đích, đối tượng của Công ước, phù hợp với lợi ích quốc gia và có thể rút bảo lưu khi cần thiết.

2.1.5.2. Nội dung bảo lưu của các quốc gia thành viên

Hiện nay, Công ước phòng chống tra tấn có 158 quốc gia là thành viên của Công ước. Theo thống kê của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc thì Công ước bao gồm những loại bảo lưu sau [34]:

quyền của Uỷ ban chống tra tấn tại thời điểm Quốc gia ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước. Các nước Afghanistan, Chính phủ cộng hòa Cu Ba, Equatorial Guinea, Etrie, Israel, Lào, Mauritania, Ba Lan, Saudi Arabia, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Pakistan, Việt Nam tiến hành bảo lưu khoản 1 Điều 28 không công nhận thẩm quyền của Ủy Ban nêu tại Điều 20 với mục đích đề cao nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và Uỷ ban chỉ được tiến hành điều tra về chống tra tấn khi được quốc gia thành viên cho phép.

- Tuyên bố bảo lưu khoản 1 Điều 30 về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước. Các nước Afghanistan, Indonesia,Ghana, Bahrain, Equatorial Guinea, Etrie, Pháp, Monaco, Morocco, cộng hòa Panama, Thái Lan, Thổ nhĩ kỳ, Israel, Lào, Mauritania, Ba Lan, Saudi Arabia, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hoa Kỳ, Việt Nam, Pakistan cho rằng việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước mà không thể giải quyết bằng thương lượng sẽ được đưa ra trọng tài hoặc tòa án theo yêu cầu của tất cả các bên có liên quan chứ không phải là theo yêu cầu của một trong số các quốc gia thành viên như quy định của Công ước, các nước này bảo lưu khoản 1 Điều 30 nhằm mục đích đảm bảo tính chặt chẽ và thống nhất giữa các quốc gia thành viên khi tiến hành giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, Chính phủ nước Cộng hòa CuBa cũng tiến hành bảo lưu khoản 1 Điều 30 của Công ước với quan điểm cho rằng: bất kỳ tranh chấp giữa các bên phải được giải quyết bằng thương lượng thông qua con đường ngoại giao chứ không phải giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án. Với quan điểm này, Cu Ba luôn mong muốn mọi tranh chấp phải được giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất nhằm giữ vững quan hệ ngoại giao với các nước.

Điều 28 và Điều 30, thì một số nước vẫn tiến hành bảo lưu nội dung khác để phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia mình khi tham gia Công ước:

+ Nước Ecuador đưa ra tuyên bố bảo lưu rằng: Theo quy định của Điều 42 của Hiến Pháp chính trị nước Ecuador thì nước này không cho phép dẫn độ công dân của mình.

+ Chính phủ nước Cộng hòa Botswana bảo lưu khi ký và xác nhận khi phê chuẩn đối với Điều 1 của Công ước. Tại Điều 1 quy định rằng:

Theo mục đích của Công ước này, thuật ngữ “tra tấn” có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với, hoặc có liên quan đến, các biện pháp trừng phạt hợp pháp.

Chính phủ nước Cộng hòa Botswana tự ràng buộc mình bởi Điều 1 của Công ước trong phạm vi mà “tra tấn” có nghĩa là sự tra tấn và trừng phạt vô nhân đạo hoặc hèn hạ hay hình thức đối xử khác bị cấm bởi mục 7 của Hiến pháp của nước Cộng hòa Botswana.

+ Chính phủ nước New Zealand bảo lưu quyền quyết định bồi thường cho nạn nhân bị tra tấn được quy định tại điều 14 của Công ước chống tra tấn chỉ theo quyết định của Tổng ủy nhiệm New Zealand.

+ Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan bảo lưu sau khi phê chuẩn đối với Khoản 2 Điều 8 của Công ước, họ sẽ không xem Công ước này như là cơ sở pháp lý cho việc hợp tác dẫn độ với quốc gia thành viên khác.

2.2. Nhận xét, đánh giá về bảo lƣu điều ƣớc quốc tế trong thực tiễn quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)