chính xác, hoặc bị oan, sai thì sẽ xảy ra những hậu quả tiêu cực không thể lường trước được. Tòa án là cơ quan duy nhất được áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt và rất hiệu quả đó là hình phạt. Hình phạt không chỉ trừng trị kẻ phạm tội mà còn có tác dụng cải tạo, giáo dục và phòng ngừa chính kẻ phạm tội hoặc những người khác phạm tội mới. Thông qua việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng còn làm rõ được nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tội phạm, phát hiện những sơ hở, yếu kém trong quá trình quản lý kinh tế của các cơ quan nhà nước, cũng như quản lý xã hội làm điều kiện phát sinh tội phạm. Trên cơ sở đó kiến nghị với các cơ quan đó áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, nhằm từng bước hạn chế và đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Quá trình chứng minh vụ án hình sự suy cho cùng là để phát hiện tội phạm, người phạm tội nhằm trừng trị, cải tạo giáo dục người phạm tội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức và mọi công dân, đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vì vậy, mục đích của các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo công bằng xã hội, chống oan, sai, chống để lọt tội phạm, cho nên pháp luật TTHS đã qui định chặt chẽ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, mọi hành vi tố tụng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều phải dựa trên những qui định của pháp luật.
1.2.2. Vai trò của trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự vụ án hình sự
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực như hiện nay, đời sống của người dân cũng được nâng cao, trình độ dân trí cũng ngày một phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực của quá trình đó mang lại thì tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp hơn
trước. Để giúp các CQTHTT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động trưng cầu giám định mặc dù là hoạt động bổ trợ nhưng lại góp phần không nhỏ vào hoạt động TTHS nói chung và quá trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng.
(i) Hoạt động trưng cầu giám định góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự