Đối tượng của trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 48)

- Góp phần xác định dấu hiệu của tội phạm

2.2.1. Đối tượng của trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự

Đối tượng của hoạt động trưng cầu giám định trong lĩnh vực hình sự chủ yếu qua 3 lĩnh vực là giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và giám định kỹ thuật hình sự. Giám định pháp y là việc sử dụng những kiến thức, phương pháp, khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về phương diện y học những vẫn đề liên quan đến điều kiện chết người, thương tích... theo văn bản trưng cầu của các CQTHTT nhằm phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. GĐTP trong lĩnh vực pháp y là việc nghiên cứu, ứng dụng hầu hết khoa học kĩ thuật vào việc xác định mức độ tổn hại sức khỏe, nhân phẩm con người, nguyên nhân tử vong bởi những hành vi xâm hại đến thân thể khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu giám định làm căn cứ cho việc khởi tố vụ án, xác định tội danh, định khung hình phạt... Do vậy đối tượng của giám định pháp y là những thương tích mà trên cơ thể sống; tử thi; dấu vết, tang vật như: máu, tinh dịch, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu; vật gây thương tích như bom, súng, đạn, vật sắc nhọn, vật tày; trên hồ sơ, tài liệu...[17, tr.72].

Giám định pháp y tâm thần là việc sử dụng kiến thức trong lĩnh vực y học tâm thần để xem xét những vấn đề có liên quan đến sức khỏe tâm thần của con người, xác định chính xác những đối tượng bị nghi rối loạn tâm thần có bị bệnh tâm thần hay không. Mục đích của giám định pháp y tâm thần nhằm giám định tình trạng sức khỏe, sức khỏe tâm thần của bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng. Giám định khả năng chịu trách nhiệm hình sự dựa trên hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn y học đó là vấn đề chuẩn đoán bệnh (đối tượng bị bệnh gì, mức độ nặng hay nhẹ?) và tiêu chuẩn pháp luật xem xét khả năng nhận thức hành vi (có khả năng nhận thức, giảm hay mất khả năng nhận thức), xem xét khả năng kiềm chế hành vi. Chính vì thế nên đối tượng của

Giám định kĩ thuật hình sự sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ chuyên môn trong khoa học hình sự để xác định hoặc truy nguyên các hiện tượng vật chất như con người, sự vật, hiện tượng liên quan đến vụ án hình sự. Hoạt động giám định kĩ thuật hình sự thực hiện các nhiệm vụ truy nguyên nhằm làm sáng tỏ vụ án hình sự với mục đích xác định và chứng minh sự đồng nhất của các hiện tượng vật chất có liên quan đến vụ án hình sự với những hình thức vật chất đã được xác định, thu thập trong quá trình điều tra. Đối tượng của hoạt động giám định kĩ thuật hình sự là: chất ma túy, chữ viết, chữ ký, tài liệu, đường vân, dấu vết súng đạn, cơ học...

Hiện nay trong các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động trưng cầu giám định chưa có văn bản nào quy định rõ nếu đối tượng trưng cầu giám định là người thì người đó có quyền và nghĩa vụ gì. Trong trường hợp đối tượng giám định là bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại thì tùy theo yêu cầu của từng vụ án và theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng các đối tượng trên có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 49, 50, 51, 55 BLTTHS. Tuy nhiên, các điều luật này chỉ quy định chung về quyền và nghĩa vụ của họ chứ không có quy định cụ thể nào liên quan đến hoạt động trưng cầu giám định đối với họ cũng như trong khi thực hiện GĐTP thì họ có những quyền và nghĩa vụ gì, trong khi tại Điều 158 có quy định về quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định nhưng cũng chỉ quy định quyền chung cho họ với tư cách là người tham gia tố tụng chứ không phải với tư cách là đối tượng giám định và chưa quy định nghĩa vụ cụ thể.

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật TTHS, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 thì CQTHTT, NTHTT bắt buộc phải trưng cầu giám định, như vậy trong trường hợp này bị can, bị cáo, người bị hại,

người làm chứng không được từ chối giám định. Cũng theo quy định của Luật TTHS, khi xét thấy cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định đối với bị can, bị cáo và trong mọi trường hợp họ không được từ chối giám định. Riêng đối với người bị hại, ngoài quy định phải đi giám định trong các trường hợp bắt buộc thì họ có quyền từ chối giám định, chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho CQTHTT, NTHTT nhất là đối với các tội phạm cố ý gây thương tích, tội phạm hiếp dâm. Trong trường hợp này CQTHTT sẽ không có cơ sở để có thể xử lý người phạm tội khi mà chính người bị hại từ chối giám định, từ chối cơ hội để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Mặt khác, khi đối tượng giám định không phải là người như tinh dịch, mồ hôi, nước tiểu, chữ ký, vân tay hay vật thuộc sở hữu của người cũng khiến các CQTHTT gặp nhiều khó khăn khi những người liên quan không hợp tác. Như vậy do thiếu các quy định về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng trưng cầu giám định khi đối tượng giám định là người nên việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đối tượng giám định cũng như ràng buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong hoạt động tố tụng là rất khó khăn. BLTTHS cần có những quy định cụ thể đối với các đối tượng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)