Tình hình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 63 - 66)

- Góp phần xác định dấu hiệu của tội phạm

2.3.1. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

bàn tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, là một đơn vị hành chính lâu đời của đất nước Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng Hoà dân chủ nhân dân Lào). Gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, trong đó có 11 huyện miền núi và 7 huyện trung du với 105 xã vùng cao.

Thanh Hoá là một tỉnh đất rộng, người đông. Diện tích tự nhiên 11.168km2, trong đó miền núi chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh; dân số là 3.684.786

người, mật độ dân số của tỉnh 329 người/km2. Bao gồm 8 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Dao, H’Mông, KhơMú, Thổ, Hoa.

Về kinh tế, Thanh Hoá có 4 vùng kinh tế: vùng biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Nông nghiệp, ngư nghiệp là những ngành kinh tế đặc trưng, cổ truyền của tỉnh. Kinh tế công nghiệp và dịch vụ còn nhiều hạn chế nhưng đang được từng bước phát triển. Tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh là 3500 tỷ năm 2016. Thu nhập GDP bình quân đầu người là 1.950 USD.

Nhìn chung, với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như trên của tỉnh Thanh Hoá đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm giết người nói riêng trên địa bàn tỉnh cũng như hiệu quả của công tác điều tra loại tội phạm này. Điều kiện kinh tế - xã hội đã có bước phát triển, đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân đang từng bước được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các phong trào của địa phương, đặc biệt là các phong trào giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội như: thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, “dòng họ tự quản về an ninh trật tự”… Từ đó tạo ra thế trận phòng ngừa xã hội, phòng ngừa tội phạm.

Do Thanh Hoá là tỉnh đất rộng, người đông, kinh tế công nghiệp và xây dựng còn nhiều hạn chế, nhu cầu tìm việc làm là rất lớn. Do vậy, hàng năm có tới hành chục ngàn người đi làm ăn từ các tỉnh. Từ đó, số đối tượng hình sự lưu động ngày càng tăng, số người thất nghiệp vẫn còn nhiều. Mặt khác, tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là ma tuý tăng cả cung, cầu và xử lý. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn hơn 500 đối tượng truy nã, chưa bắt được, trong đó có 25% thuộc đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Bên cạnh đó, công tác quản lý hành chính ở một số địa phương còn chưa đồng bộ và thiếu chặt chẽ… Chính những yếu tố đó đã gây khó khăn, phức tạp cho tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn của tỉnh Thanh Hoá.

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, do đó, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm vừa qua, số lượng vụ án hình sự bị phát hiện, xử lý là rất lớn. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Số liệu các vụ án hình sự điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2012 đến năm 2016

Năm Số vụ án thụ Số bị can thụ Số vụ quan điều tra cấp tỉnh khởi tố Số kết luận điều tra chuyển VKS Số đình chỉ điều tra Số tạm đình chỉ Số vụ Số bị can Số vụ Số bị can Số vụ Số bị can 2012 2.550 3.951 172 1.648 3.257 49 95 124 1.116 2013 2.182 3.720 179 1.840 3.560 73 98 255 113 2014 2.108 2.782 171 1.289 2.321 82 103 547 116 2015 1.727 2.577 189 1.202 2.258 102 111 378 210 2016 2.199 2.986 169 1.402 2.212 113 127 391 303 Tổng 10.766 16.016 880 7.381 13.608 419 534 1.695 1.858

(Nguồn: Báo cáo thống kê, Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa)

Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy, kết quả công tác liên quan đến giải quyết vụ án hình sự qua các năm thuộc giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa đã có những kết quả rất đáng khích lệ. Trong toàn giai đoạn các các cơ quan điều tra tại Thanh Hóa đã khởi tố 10.766 vụ tương ứng mỗi năm khởi tố 2.100 vụ với 16.016 bị can tương ứng mỗi năm khởi tố 3000 bị can. Sau quá trình điều tra đã kết luận điều tra chuyển Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố 7.381 vụ án (chiếm tỉ lệ 68,5%

tổng số đã khởi tố), với 13.608 bị can (chiếm tỉ lệ 84,9% tổng số đã khởi tố). Ra quyết định đình chỉ đối với 419 vụ án (chiếm 3,9% tổng số vụ án đã khởi tố) với 534 bị can (chiếm 4,9% tổng số bị can đã khởi tố). Tạm đình chỉ đối với 1.695 vụ án (chiếm 15,7%) với 1.858 bị can (chiếm 14,5%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)