Các tiêu chí đánh giá hiệu quả trƣng cầu giám định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 40)

- Góp phần xác định dấu hiệu của tội phạm

1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả trƣng cầu giám định

- Tiêu chí về tính phù hợp: xác định đúng vấn đề cần giám định; đúng người giám định (năng lực, thẩm quyền)

Việc đánh giá hiệu quả trưng cầu giám định trong chứng minh vụ án hình sự phụ thuộc vào việc xác định tính phù hợp của hoạt động trưng cầu giám định với những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự. Theo quy

định của Điều 63 BLTTHS năm 2003 xác định: Khi điều tra, truy tố và xét xử

vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra [21, tr. 54]

Như vậy, khi tiến hành hoạt động giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh tất cả những nội dung đã được nêu tại Điều 63 BLTTHS, trong đó, hoạt động trưng cầu giám định nhằm đưa ra kết luận giám định có vai trò rất quan trọng trong quá trình này. Trưng cầu giám định đạt hiệu quả cao khi kết quả giám định sẽ là căn cứ khoa học quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh vụ án.

Do đó, tính phù hợp giữa trưng cầu giám định, khi xác định đúng vấn đề cần giám định có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hiệu quả của hoạt động này. Hoạt động giám định tư pháp gồm rất nhiều nội dung và lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có giá trị nhất định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự như giám định pháp y: người chết, thương tật, độ tuổi, giám định tài liệu, súng đạn, đường vân, giám định ma túy… Do đó, hiệu quả của hoạt động trưng cầu giám định chỉ đạt được khi cơ quan tiến hành trưng cầu giám định xác định đúng vấn đề cần giám định (một nội dung cần chứng minh) và xác định rõ yêu cầu cần chứng minh, lĩnh vực cần giám định.

Bên cạnh đó, hiệu quả của hoạt động trưng cầu giám định sẽ đạt được cao khi xác định được đúng người cần giám định. Như trên đã phân tích, giám định tư pháp gồm nhiều hình thức khác nhau như giám định cá nhân, giám định tập thể, giám định tổ hợp, giám định lần đầu, giám định lại. Chính vì vậy, kết quả giám định có hiệu quả cao hay không, có sát với những yêu cầu chứng minh vụ án hình sự hay không phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ chuyên môn và thẩm quyền giám định của giám định viên hoặc tổ chức giám định. Ví dụ, hiện nay biên chế lực lượng giám định pháp y được chia cho hai ngành gồm ngành y tế và ngành công an. Riêng ngành công an chỉ được thực hiện công tác giám định người chết. Do đó, xác định đúng thẩm quyền cũng nắm vai trò quan trọng trong công tác này.

- Tiêu chí về tính kịp thời: xác định đúng thời điểm giám định

Giám định tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chứng minh vụ án hình sự. Như chúng ta đã biết, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cần phải được tiến hành trong một khoảng thời gian xác định gọi là thời hạn tố tụng. Trong nhiều trường hợp thời gian này là rất ngắn, cần được tiến hành gấp rút. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, việc trưng cầu giám định là công tác bắt buộc cần tiến hành trong một số trường hợp mà Điều 155 BLTTHS năm 2003 quy định gồm: a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án; d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả. Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn

có thể tiến hành trưng cầu giám định để lấy ý kiến của những nhà chuyên môn phục vụ quá trình giải quyết vụ án.

Trong nhiều trường hợp, thời gian giám định ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều tra truy tố, xét xử. Điển hình như một số vụ án hình sự cần phải có kết luận giám định về thương tật mới đủ yếu tố để khởi tố vụ án hình sự như tội cố ý gây thương tích, hoặc có kết luận giám định về chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả mới có thể khởi tố được vụ án hình sự về tội phạm ma túy, tội buôn bán tiền giả, tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ… Do đó, hiệu quả của hoạt động trưng cầu giám định thể hiện ở việc kết quả giám định cần được bàn giao kịp thời cho cơ quan đã trưng cầu giám định, không được chậm trễ. Điều này góp phần rất lớn vào công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đảm bảo đúng thời hạn, đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.

- Tiêu chí về tính hình thức: thẩm quyền trưng cầu, thủ tục trưng cầu, hình thức trưng cầu

Hiệu quả của hoạt động trưng cầu giám định còn phụ thuộc vào hình thức giám định. Như chúng ta đã phân tích ở phần trên, hoạt động trưng cầu giám định là một hoạt động chứng minh vụ án hình sự, đây là hoạt động tố tụng được tiến hành bởi các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm chứng minh vụ án hình sự. Kết quả của hoạt động này chính là kết luận giám định, theo quy định Điều 64 BLTTHS năm 2003 thì kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng. Mà như ta đã biết, muốn trở thành chứng cứ thì thông tin đó phải có ba thuộc tính cơ bản là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Trong đó tính hợp pháp đảm bảo giá trị pháp lý của nguồn chứng cứ này. Do đó, muốn trở thành nguồn chứng cứ, muốn đảm bảo hiệu quả của hoạt động trưng cầu giám định, việc đúng thủ tục, thẩm quyền, hình thức trưng cầu là rất quan trọng [18, tr.20-23].

thẩm quyền. Thẩm quyền trưng cầu giám được được BLTTHS năm 2003 quy định cho các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành, bị can, bị cáo hay những người tham gia tố tụng khác chỉ được quyền đề nghị trưng cầu giám định.

Hai là trưng cầu giám định cần tuân thủ đúng thủ tục do BLTTHS quy định, thủ tục trưng cầu giám định đòi hỏi quá trình trưng cầu giám định phải tuân thủ theo cách thức, trình tự, nội dung theo yêu cầu, như: tuân thủ về hình thức văn bản, tuân thủ về căn cứ cần phải trưng cầu giám định…

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)