Trình tự, thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự (i) Căn cứ trưng cầu giám định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 55)

- Góp phần xác định dấu hiệu của tội phạm

2.2.2. Trình tự, thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự (i) Căn cứ trưng cầu giám định

(i) Căn cứ trưng cầu giám định

Hoạt động giám định trong vụ án hình sự được tiến hành khi có những căn cứ sau:

- Nguyên nhân dẫn đến chết người chưa được xác định, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.

- Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ.

hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức hoặc khai báo đúng đắn của họ đối với những tình tiết của vụ án.

- Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó.

- Chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả.

- Những trường hợp cần thiết khác cần phải giám định trong quá trình giải quyết vụ án [8, tr. 349].

(ii) Thủ tục trưng cầu giám định

Trưng cầu giám định là việc cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận một vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật cần được làm rõ trong vụ án hình sự trong những trường hợp do pháp luật quy định hoặc khi cần thiết.

Có thể thấy trưng cầu giám định là một biện pháp tố tụng quan trọng được CQTHTT thực hiện nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Cụ thể việc trưng cầu giám định được sử dụng nhằm xác định thủ phạm, phương pháp, phương tiện, thủ đoạn phạm tội... từ đó làm cơ sở áp dụng các biện pháp như bắt giữ, khám xét, hỏi cung...

Ngoài ra việc trưng cầu giám định còn được sử dụng để nhằm xác định đối tượng tác động của tội phạm và những thiệt hại xảy ra, góp phần xác định khách thể trực tiếp của tội phạm, xác định có hay không có tội phạm xảy ra, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Hoạt động giám định bao gồm những hoạt động xác định các vấn đề chuyên môn cần làm rõ dưới tác dạng các câu hỏi; yêu cầu các tổ chức hoặc cá nhân nhất định phải tiến hành giám định tư pháp theo trình tự, thủ tục luật định.

giám định của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng (khoản 2 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012). Theo quy định của BLTTHS 2003 thì: Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công điều tra vụ án hình sự; Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng có thẩm quyền trưng cầu giám định.

Quyết định trưng cầu giám định là văn bản pháp lý quan trọng do người có thẩm quyền trưng cầu giám định thực hiện và phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật. Khi ra quyết định trưng cầu giám định thì quyết định đó phải bằng văn bản và ghi đầy đủ nội dung cụ thể cần giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì, họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan trưng cầu giám định, ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định. Quy định này hoàn toàn phù hợp, chặt chẽ bởi thông qua đó chủ thể giám định thực hiện hoạt động giám định đúng trọng tâm được đề cập tới. Như vậy, khi định hình được vấn đề cần giám định, hiệu quả giám định sẽ cao hơn, người thực hiện giám định sẽ nhanh chóng đưa ra sản phẩm của quá trình giám định, đảm bảo sự chính xác cao.

Sau khi được CQTHTT gửi quyết định trưng cầu giám định thì tổ chức giám định, người giám định có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định. Trong trường hợp tổ chức giám định tư pháp hoặc tổ chức chuyên môn được trưng cầu giám định thì người đứng đầu tổ chức đó cử người thực hiện giám định và chịu trách nhiệm về việc cử người đó. Người thực hiện giám định chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận giám định. Trong trường hợp cá nhân được trưng cầu giám định thì người đó tiếp nhận và thực hiện việc giám định.

Theo quy định của BLTTHS thì việc thực hiện giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay khi có quyết định trưng cầu giám định (Điều 156 BLTTHS năm 2003). Câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án. Điều này có thể lý giải bởi những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, tiến hành tại cơ quan giám định bởi lẽ mỗi một cơ quan được thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ riêng của mình. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đó, họ phải được trang bị những phương tiện, kĩ thuật phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của mình. Giám định tư pháp là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng những kiến thức, phương tiện, nghiệp vụ chuyên ngành, phải được tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ với thời gian cần thiết. Đồng thời tại cơ quan giám định sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo mật về nội dung vụ án.

Thứ hai, tại hiện trường, việc tiến hành giám định đáp ứng được yêu

cầu kịp thời của hoạt động điều tra và giải quyết vụ án. Hiện trường là nơi lưu giữ nhiều nhất dấu vết tội phạm. Có những dấu vết qua một thời gian ngắn sẽ biến mất, việc giám định ngay ở hiện trường sẽ hạn chế được việc mất dấu vết của vụ án, đồng thời cũng cho Điều tra viên một gợi ý tốt cho hướng điều tra của mình [17, tr. 82].

Việc tiến hành giám định có thể có sự tham gia của Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể cung cấp thêm cho Giám định viên những thông tin, tài liệu, những tình tiết có liên quan đến đối tượng cần giám định, mô tả kĩ hơn các dấu vết, đồ vật đã thu thập được và có thể đề xuất ý kiến về việc sử dụng phương tiện hoặc phương pháp giám định. Tuy nhiên khi đề xuất, tham gia ý kiến Điều tra viên, Kiểm sát viên không được áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với Giám định viên. Thông qua việc tham dự giám định, Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể sớm biết những nhận định của quá trình giám định

khi kết hợp với tài liệu, chứng cứ khác để đưa ra những phương pháp điều tra tiếp theo để nhanh chóng xác định sự thật khách quan của vụ án.

Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan đã trưng cầu giám định biết.

Tuy nhiên theo điều 155 BLTTHS về quyết định trưng cầu giám định lại không quy định rõ về vấn đề thời hạn giám định. Điều này dẫn đến sự không thống nhất và đồng bộ trong các quy định của pháp luật, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo thời hạn.

Khi xuất hiện những căn cứ bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi được yêu cầu, trưng cầu giám định để làm căn cứ chứng minh tội phạm, thì hoạt động giám định bắt đầu được thực hiện. Thời điểm ra quyết định trưng cầu giám định có thể bất cứ lúc nào chủ thể tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết đối với vụ án hình sự nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy điểm hạn chế nhất là thời gian cần thiết nhất cho việc tiến hành giám định để cho ra kết quả giám định lại không được quy định cụ thể trong cả BLTTHS 2003 và Luật Giám định tư pháp 2012. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp:

Thứ nhất, thời hạn từ khi cơ quan, người giám định nhận được trưng

cầu giám định đến khi có kết quả giám định, Luật không quy định thời hạn nếu xét ở khía cạnh nhất định cũng có sự hợp lý. Bởi lẽ, hoạt động giám định nhanh hay chậm phụ thuộc vào những vụ án cụ thể, tùy theo đối tượng giám định là gì và hiệu quả hoạt động của máy móc. Vấn đề không quy định thời hạn này để cho các chủ thể giám định không bị sức ép bắt buộc phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nào đó nên KLGĐ sẽ đảm bảo tính chính xác, khách quan. Nếu như quy định thời hạn trả kết quả giám định thì không

đảm bảo được sự chính xác của kết luận đó và hậu quả của sự sai sót đó còn tác động rất lớn đến việc giải quyết vụ án.

Thứ hai, nếu vấn đề thời gian để hoàn thành giám định là không giới hạn thì vụ án sẽ không được giải quyết trong thời hạn cho phép nếu như kết quả giám định đó là mấu chốt của vấn đề, có tính quyết định đến vụ án (đối với những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tại khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2003). Những trường hợp này bắt buộc CQTHTT phải đợi có KLGĐ mới có cơ sở để giải quyết vụ án. Nếu quá trình giám định kéo dài “không giới hạn” thì dẫn đến hậu quả không thể giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời.

Thứ ba, nếu có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong

các KLGĐ về cùng một vấn đề cần giám định thì giám định lại và nếu trong trường hợp có sự khác nhau giữa KLGĐ lần đầu và KLGĐ lại về cùng một nội dung giám định thì giám định lại lần hai. Vậy, với việc không quy định về thời hạn thì rất khó xác định tới khi nào mới có KLGĐ để xử lý vụ án, điều đó sẽ dẫn tới việc giải quyết vụ án bị kéo dài. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hậu quả nhiều vụ án tồn đọng, ách tắc như hiện nay.

Như vậy, xét một cách tổng thể những tác động, ảnh hưởng của việc kéo dài thời hạn giám định đến quá trình giải quyết vụ án nên việc quy định thời hạn giám định trong luật là vô cùng cần thiết.

(iii) Kết luận giám định và sử dụng bản kết luận giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự

Theo khoản 2 Điều 64 BLTTHS kết luận giám định được coi là một trong những nguồn chứng cứ. Tại Điều 73 BLTTHS quy định về kết luận giám định như sau: Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó. Kết luận giám định phải được thể hiện bằng văn bản.

Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung.

Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.

Kết luận giám định là chứng cứ quan trọng, khách quan vì nó dựa trên những thành tựu khoa học kĩ thuật và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người nên giá trị chứng minh của nó bao giờ cũng cao hơn các nguồn chứng cứ khác. Từ đó có thể thấy kết luận giám định có hai đặc điểm sau:

Thứ nhất, kết luận giám định được tiến hành thông qua giám định viên

là người có đủ tiêu chuẩn, được bổ nhiệm, cấp thẻ giám định, có chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về lĩnh vực mà họ tiến hành giám định.

Thứ hai, kết luận giám định được đánh giá trên cơ sở khoa học kĩ thuật,

nó mang tính khách quan và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.Giám định viên kết luận về vấn đề cần giám định dựa trên những kiến thức của mình và phải chịu trách nhiệm trước những kết luận đó độc lập. Ngoài ra, tất cả các khâu của quá trình giám định phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định của pháp luật.

Nội dung kết luận giám định phải bằng văn bản, trong đó phải đảm bảo đủ các nội dung sau: thời gian, địa điểm tiến hành giám định, họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người giám định, những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những đồ vật gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp những vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu giám định có thể hỏi

thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Giám định viên phải chịu trách nhiệm về bản kết luận giám định mà mình đã công bố vì đó là kết quả chuyên môn của một quá trình nghiên cứu làm việc nghiêm túc. Nếu kết luận giám định đó không được CQTHTT chấp nhận thì sẽ tiến hành trưng cầu giám định lại hoặc bổ sung.

Kết luận giám định chính là một trong những nguồn chứng cứ rất quan trọng được thu thập trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy mà kết luận giám định phải đầy đủ, chi tiết nội dung của sự việc cần giám định.Đây là lời khẳng định mang tính chuyên môn của người giám định về vấn đề được trưng cầu.Kết luận giám định không đồng nghĩa với kết luận nội dung vụ án.

Như vậy, kết luận giám định là kết quả của việc đánh giá được trình bày bằng văn bản trên phương diện khoa học kĩ thuật của giám định viên về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)