Những vấn đề cần trưng cầu giám định nhằm chứng minh vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 55 - 63)

- Góp phần xác định dấu hiệu của tội phạm

2.2.3. Những vấn đề cần trưng cầu giám định nhằm chứng minh vụ án hình sự

CQTHTT nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử theo một trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

2.2.3. Những vấn đề cần trưng cầu giám định nhằm chứng minh vụ án hình sự án hình sự

(i) Những vấn đề bắt buộc phải trưng cầu giám định

Giám định bắt buộc là các trường hợp khi xuất hiện một số tình tiết nhất định trong vụ án mà BLTTHS đã quy định thì CQTHTT dù muốn hay không cũng buộc phải trưng cầu giám định. Những trường hợp giám định bắt buộc là những trường hợp nếu không giám định thì không thể giải quyết vụ án.Các trường hợp giám định bắt buộc được quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật TTHS.Theo đó, khi xuất hiện những trường hợp luật định thì buộc CQTHTT phải trưng cầu giám định. Bởi lẽ, đây là căn cứ, là cơ sở tất yếu để xác định có tội phạm xảy ra hay không, người phạm tội có năng lực pháp luật

hình sự hay không hoặc có đủ điều kiện để khởi tố chưa, có hay không những tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ TNHS, các trường hợp đó bao gồm:

- Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động

Việc tiên quyết CQTHTT, NTHTT phải làm khi phát hiện người chết không rõ nguyên do là xác định nguyên nhân chết người. Nguyên nhân chết người có thể là do bệnh lý hoặc do sự tác động bên ngoài hay còn gọi là chết tự nhiên và chết không tự nhiên, trong đó chết không tự nhiên là mối quan tâm đặc biệt của pháp y hình sự. Trên cơ sở nguyên nhân chết, cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo. Việc xác định chính xác nguyên nhân tử vong không chỉ là căn cứ khởi tố vụ án mà kết quả của hoạt động này còn giúp Cơ quan có thẩm quyền xây dựng các giả thuyết điều tra và sàng lọc đối tượng trong diện nghi vấn. Xuất phát từ tính chất phức tạp của hoạt động này và do không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để giải quyết nên CQTHTT, NTHTT bắt buộc phải trưng cầu người giám định, tổ chức giám định để làm rõ vấn đề này.

Hậu quả của tội phạm để lại không chỉ có cái chết mà còn có thể là thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe. Đó là những tổn thương xuất hiện trên cơ thể sống, do những vật khác nhau tác động từ bên ngoài vào theo nhiều chiều hướng, nhiều cơ chế và nhiều mức độ, gây nên những hậu quả nhất định đối với sức khỏe con người. Do đó, về phương diện pháp y sẽ xác định được vật gây thương tích; cơ chế gây thương tích; nguyên nhân gây thương tích... trên cơ sở kết luận giám định, cơ quan điều tra có cơ sở khoa học để tiến hành các hoạt động điều tra được khách quan, chính xác. Chính vì vậy, trưng cầu giám định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động của người bị hại là bắt buộc, có ý nghĩa quyết định trong việc xử lý các tội phạm có yếu tố gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác

như: tội phạm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người; các tội phạm xâm phạm sở hữu; tội phạm về ma túy và tội phạm mua dâm người chưa thành niên thì hậu quà của các tội phạm này được xác định bằng tỷ lệ thương tật. Bên cạnh đó, luật hình sự cũng nêu rõ các tội phạm không quy định cụ thể tỷ lệ thương tật của người bị hại mà được xác định bằng các dấu hiệu: “gây thiệt hại cho sức khỏe”, “gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe” thì tỷ lệ thương tật hay các dấu hiệu “gây thiệt hại cho sức khỏe”, “gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe” trong các điều luật này là căn cứ để xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc khoản nào của điều luật.

Trong một số trường hợp, tỷ lệ thương tật của người bị hại còn là căn cứ để xác định quyền yêu cầu khởi tố, truy tố và xét xử vụ án thuộc về người bị hại hay cơ quan tiến hành tố tụng. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động của người bị hại cũng được sử dụng để quyết định mức bồi thường dân sự cho người bị hại.

- Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ

Giám định pháp y tâm thần xác định trạng thái tâm thần của bị can, bị cáo trước, trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội để căn cứ vào đó cơ quan tiến hành tố tụng có những phán quyết nhất định và phù hợp. Xác định tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo chính xác là yếu tố quyết định trong việc định tội danh. Theo khoản 1 Điều 311 BLTTHS năm 2003, khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại

Điều 13 Bộ luật hình sự thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y. Như vậy, tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong khi thực hiện tội phạm là căn cứ để xác định năng lực trách nhiệm hình sự của họ theo quy định của Bộ luật hình sự

- Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án.

Một trong những nguồn chứng cứ được BLTTHS quy định đó chính là lời khai của người làm chứng, người bị hại. Đối với người làm chứng, lời khai của họ là một trong những nguồn chứng cứ không thể thiếu được trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Riêng bản thân người bị hại, lời khai của họ vừa là nguồn chứng cứ làm sáng tỏ sự thật của vụ án đồng thời cũng là lời buộc tội, là công cụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ. Xuất phát từ việc người bị hại là nạn nhân trực tiếp của hành vi tội phạm nên lời khai của họ có thể phản ánh những đánh giá, cảm xúc chủ quan của họ về các tình tiết của vụ án so với lời khai của người làm chứng. Có thể khẳng định rằng, lời khai của người làm chứng, người bị hại chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống nguồn chứng cứ của TTHS Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, muốn sử dụng loại nguồn chứng cứ này CQTHTT, cần phải hết sức thận trọng, thậm chí phải so sánh, đối chiếu với các nguồn chứng cứ khác đã thu thập được. Thực tiễn cho thấy hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng, người bị hại, CQTHTT, NTHTT phải đặt trong mối quan hệ giữa yếu tố khách quan lẫn những yếu tố chủ quan vì nó ảnh hưởng tới mức độ chính xác trong lời khai của họ. Vì đôi lúc, có thể do người làm chứng, người bị hại sau khi chứng kiến hành vi phạm tội sẽ có biểu hiện hoảng loạn như la hét, lo lắng, sợ hãi. Do đó, CQTHTT, NTHTT sẽ trưng cầu giám định tình trạng tâm thần để xác định khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án của họ.

- Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với

Tuổi là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm xác định người đó có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã phạm hay không. Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại có thể được khẳng định thông qua các tài liệu như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân... nếu có sự nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu này thì CQTHTT phải trưng cầu giám định tuổi của họ thông qua giám định xương và răng.

Việc giám định tuổi của bị can, bị cáo để xác định họ là người chưa thành niên hay đã thành niên nhằm xác định nguyên tắc xử lý, cũng như các biện pháp tư pháp và hình phạt sẽ được áp dụng đối với họ theo quy định tại Chương X Bộ luật hình sự. Đối với người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Khi xét xử, nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì Tòa án áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16

tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Trưng cầu giám định tuổi còn được áp dụng trong trường hợp xác định tuổi của người bị hại dưới 13 tuổi hay đủ 13 tuổi, dưới 16 tuổi hay đủ 16 tuổi.

- Chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả

Chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả chính là đối tượng tác động của tội phạm. Việc trưng cầu giám định trong trường hợp này là bắt buộc vì đây là công việc quan trọng cần được điều tra viên giải quyết trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Không chỉ khoản 3 Điều 155 quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định trong trường hợp này mà điểm b khoản 2 Điều 75 BLTTHS năm 2003 cũng quy định: “Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí

quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác”.

Khi vật chứng trong vụ án là các chất hóa học nghi là chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền nghi là giả, cơ quan THTT, người THTT cần phải trưng cầu giám định.

Thực tế những vụ án liên quan đến sản phẩm có thể làm giả, chất ma túy hay tiền giả thì việc xác định tang vật thu giữ được là giả hay không có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chúng là đối tượng tác động của tội phạm cụ thể nào. Thường những vật phẩm này được ngụy trang rất tinh vi mà bằng mắt thường chúng ta khó có thể phát hiện được bản chất thực sự của chúng do đó, buộc phải trưng cầu giám định. Để tiến hành trưng cầu giám định và đảm bảo thuận lợi trong khâu giám định, cơ quan điều tra phải thu thập vật chứng để gửi cho bên thực hiện giám định.

(ii) Những trường khi xét thấy cần thiết cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định

Giám định khi xét thấy cần thiết là những trường hợp mà BLTTHS không quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định, nhưng cơ quan THTT nhận thấy cần giải quyết vụ án trên cơ sở các kết luận giám định tư pháp, thông thường đó là các trường hợp:

Thứ nhất, khi cần có kết luận giám định làm căn cứ để tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự.

Thứ hai, khi cần có KLGĐ để có chứng cứ nhằm củng cố, hỗ trợ cho các chứng cứ khác, phục vụ cho việc xử lý vụ án.

Thứ ba, khi cần có KLGĐ làm căn cứ xây dựng giả thuyết điều tra.

Giám định khi thấy cần thiết là những trường hợp do cơ quan THTT tự thấy cần thiết phải trưng cầu giám định hoặc do người tham gia tổ tụng yêu cầu giám định.

Theo BLTTHS 2003 thì CQTHTT trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết do: yêu cầu của vụ án; vấn đề thuộc chuyên môn khoa học mà người tiến hành tố tụng không thể tự mình kết luận được. BLTTHS năm 2003 cũng không quy định cụ thể những trường hợp nào là “xét thấy cần thiết phải trưng

cầu giám định”. Nhưng thông qua công tác thực tiễn nhận thấy những vụ án

liên quan đến hàng giả, văn hóa phẩm đồi trụy... thông thường cơ quan điều tra xét thấy cần thiết phải trưng cầu giám định. Tùy thuộc vào loại tội phạm cụ thể mà cơ quan tiến hành tố tụng “xét thấy cần thiết” phải trưng cầu những vấn đề khác nhau chẳng hạn như: khi cần phải làm rõ những công cụ, phương tiện đã gây ra những dấu vết cạy phá, người nào đã để lại dấu vết tay, chân ở hiện trường nghi ngờ của thủ phạm để lại; khi cần làm rõ người nào đã viết, ký những văn bản, tài liệu, chữ ký, hình dấu thật hay giả, máy chữ nào, máy in nào đã in và đánh ra những tài liệu, in ấn phẩm có liên quan đến vụ án; phát

hiện đầu đạn, vỏ đạn trong các vụ án có người chết do súng đạn gây ra; phát hiện tinh dịch trong âm hộ của nạn nhân trong các vụ án xâm hại tình dục hoặc phát hiện vết máu tại hiện trường vụ án mà không phải của nạn nhân... việc xác định những tình tiết này có tác dụng tích cực trong công tác điều tra vụ án hình sự. Đặc biệt, đối với các vụ án liên quan đến chết người, trong quá trình điều tra vụ án, những đồ vật, tài liệu thu giữ được có liên quan đến vụ án hay những vấn đề cần xác định liên quan đến nguyên nhân chết của nạn nhân xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì cơ quan điều tra phải trưng cầu giám định các vấn đề như: đồ vật; các dấu vết, vật chứng; thời gian, cơ chế chết của nạn nhân.

(iii) Những trường hợp trưng cầu giám định theo yêu cầu

Giám định theo yêu cầu của người tham gia tố tụng được quy định tại khoản 1 Điều 22 LGĐTP 2012, theo đó người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu CQTHTT, NTHTT trưng cầu giám định. Trường hợp CQTHTT, NTHTT không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản.Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Tuy nhiên, vấn đề này BLTTHS 2003 chưa quy định rõ ràng về người yêu cầu giám định, dẫn đến việc sử đụng kết luận giám định trong trường hợp người yêu cầu giám định tự mình yêu cầu giám định là chưa được thuận lợi. Thực tế, đã không ít trường hợp người tham gia tố tụng tự mình nhờ hoặc thuê giám định thì KLGĐ đó lại ít được các cơ quan THTT sử dụng. Cũng theo quy định của Luật Giám định tư pháp thì việc trưng cầu, yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự trong tố tụng hình sự chỉ được thực hiện bởi CQTHTT, NTHTT. Điều 2 Luật Giám định tư pháp quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)