Giải pháp về nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ giám định tư pháp, hoàn thiện bộ máy giám định tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 87 - 91)

- Năm 2016: đã tiếp nhận 1.370 vụ việc trưng cầu giám định, trong đó: + Giám định Pháp y tử thi: Tiếp nhận giám định 361 vụ việc hình sự

3.2.2. Giải pháp về nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ giám định tư pháp, hoàn thiện bộ máy giám định tư pháp

giám định tư pháp, hoàn thiện bộ máy giám định tư pháp

Giám định tư pháp hình sự là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao. Người được trưng cầu để tiến hành các hoạt động giám định ngoài việc phải đảm bảo về chuyên môn còn cần nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình. Họ phải là người có chuyên môn sâu để nhận định, có trình độ khoa học để kết luận, có bản lĩnh để bảo vệ kết quả giám định, có kiến thức tổng hợp để trả lời chất vấn của cơ quan tố tụng và các bên liên quan. Bên cạnh đó họ cũng cần uy tín trong xã hội để tạo sự tin tưởng, có tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng và trách nhiệm với công việc họ làm.

Để đáp ứng tốt cho hoạt động trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự nói riêng và hoạt động giám định tư pháp hình sự nói chung, Nhà nước phải củng cố và phát triển đội ngũ giám định tư pháp đủ về số lượng, đáp ứng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có kiến thức pháp lý cần thiết để phục vụ đắc lực hoạt động tố tụng trước yêu cầu ngày càng cao của cải cách tư pháp. Nhà nước cần phát triển mạnh nguồn nhân lực bảo đảm cho hoạt động giám định tư pháp phù hợp với yêu cầu thực tế và đặc thù của từng lĩnh vực. Trong đó cần đặc biệt chú trọng đến chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp lý cần thiết và chính sách thu hút, đãi ngộ về vật chất và phi vật chất đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tư

pháp, cần tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp bàng cách xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám định viên tư pháp. Đồng thời, đưa đi đào tạo giám định viên tư pháp cho một số chuyên ngành giám định, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định và kiến thức pháp lý cho đội ngũ người giám định tư pháp theo từng giai đoạn và từng năm. Mở rộng họp tác quốc tế về giám định tư pháp, nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu về giám định tư pháp của những nước tiên tiến trên thế giới [17, tr.149]

Việc nâng cao chất lượng của các KLGĐ trước tiên là phải nâng cao trình độ nhận thức và năng lực của giám định viên. Trong đó lương tâm, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cần đặt lên hàng đầu. Kết luận giám định ảnh hưởng rất lớn đến sinh mạng, uy tín nhân phẩm của con người, đến an ninh trật tự của toàn xã hội. Bản kết luận giám định có khách quan hay không, có khoa học hay không, phụ thuộc rất lớn đến phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp của giám giám viên. Vì vậy, nhà nước cần phải điều chỉnh các quy định của pháp luật, đặt ra các yêu cầu cụ thể trong việc giáo đục, đào tạo, rèn luyện phẩm chất đạo đức của giám định viên. Mặt khác, nhà nước cũng cần lựa chọn, thu hút các chuyên gia giỏi để bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp, có giải pháp thích hợp sử dụng những giám định viên đã nghỉ hưu có trình độ chuyên môn cao, có đủ sức khỏe và tự nguyện tiếp tục làm công tác giám định, khắc phục tình trạng thiếu hụt giám định viên hiện nay.

Trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường công tác phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về giám định tư pháp cho đội ngũ tiến hành tố tụng.

Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan và toàn thể xã hội về vị trí, vai trò và nội dung của hoạt động giám định tư pháp.

Trước mắt cần tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp lý đối với đội ngũ GĐV hiện có theo định kỳ với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được chuẩn hóa, tốt nhất trong cả nước, vấn đề này cần cần có sự phối hợp thực hiện giữa Bộ chủ quản và Bộ tư pháp. Bên cạnh đó, về lâu dài cần có chiến lược dài hạn trong việc thu hút đào tạo nguồn GĐV ở một số lĩnh vực giám định như giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự...ở một số trường đại học và có chính sách khuyến khích, chiêu mộ sinh viên học các chuyên ngành đó. Đồng thời, phải có những chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần thích đáng đối với GĐV nói riêng và những người tham gia vào hoạt động GĐTP nói chung. Đặc biệt cần thu hút các chuyên gia giỏi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực tham gia vào hoạt động GĐTP.

Về tổ chức giám định tư pháp, việc hoàn thiện tổ chức giám định tư pháp, nhất là phát triển các tổ chức giám định theo hệ thống dọc để đủ năng lực thực hiện các trưng cầu giám định. Đồng thời, tổ chức phát triển các mạng lưới tổ chức chuyên môn đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu giám định của hoạt động tổ tụng. Các Bộ, ngành có liên quan tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình. Đặc biệt, cần xây dựng và phát triển các tổ chức GĐPY, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, vì đây là những lĩnh vực chính trong hoạt động giám định tư pháp.

Chúng ta đều biết tổ chức GĐTP không phải là tổ chức hành chính đơn thuần mà là tổ chức bổ trợ tư pháp, hoạt động của các tổ chức này phục vụ cho hoạt động tố tụng nên luật cần quy định rõ về cơ cấu tổ chức của các tổ chức giám định để đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng. Tiếp tục đầu tư, củng cố, kiện toàn các tổ chức GĐTP trọng yếu thuộc cơ quan nhà nước, bao gồm Phòng Kỹ thuật hình sự, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám định pháp y tâm thần. Đồng thời phải có kể hoạch và giải pháp cụ thể nhằm phát

cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Như vậy, Nhà nước cần tập trung vào một số nội dung sau:

Thứ nhất, là xây dựng, phát triển các tổ chức giám định pháp y, pháp

y tâm thần, kỹ thuật hình sự trọng điểm. Xây dựng cơ chế điều phối, có chính sách huy động, thu hút các tổ chức chuyên môn tham gia tích cực, hiệu quả hoạt động GĐTP, bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng.

Thứ hai, là việc tồn tại nhiều cơ quan giám định độc lập có thẩm quyền

như nhau sẽ tạo ra những khó khăn nhất định. Như trường hợp CQTHTT cũng như người THTT có thể yêu cầu bất cứ cơ quan, trung tâm nào giám định và việc xuất hiện nhiều kết quả giám định khác nhau là điều khó tránh khỏi. Việc giám định đi, giám định lại sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc. Do đó nên hợp nhất lại thành một cơ quan giám định theo hướng thành lập cơ quan giám định tư pháp ở Trung ương. Mô hình này có ưu điểm là tập trung các lĩnh vực GĐTP vào một đầu mối, thuận tiện cho các CQTHTT khi có yêu cầu giám định, giải quyết được vấn đề khó khăn hiện nay của CQTHTT là phải mất rất nhiều thời gian để đi tìm nơi để trưng cầu giám định, nhất là những lĩnh vực giám định mới. Tuy nhiên, nếu thành lập mô hình này sẽ gặp một số khó khăn nhất định vì bản chất GĐTP là hoạt động chuyên môn ở các lĩnh vực, ngành nghề phục vụ cho hoạt động tố tụng, khi cần giám định ở lĩnh vực nào thì CQTHTT sẽ trưng cầu tổ chức chuyên môn và chuyên gia ở lĩnh vực đó theo cơ chế dịch vụ chuyên môn. Hơn nữa, các lĩnh vực cần giám định phát sinh hàng ngày, hàng giờ nên tổ chức GĐTP này không thể phủ kín hết các lĩnh vực cần giám định của hoạt động tố tụng. Nhưng không vì thế mà Nhà nước không thành lập cơ quan giám định tư pháp Trung ương. Những khó khăn nêu trên sẽ được giải quyết khi cơ quan này thực hiện tốt chức năng làm đầu mối quản lý của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)