Một số hạn chế của hoạt động trưng cầu giám trong tố tụng hình sự tại tỉnh Thanh Hoá và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 72 - 80)

- Năm 2016: đã tiếp nhận 1.370 vụ việc trưng cầu giám định, trong đó: + Giám định Pháp y tử thi: Tiếp nhận giám định 361 vụ việc hình sự

2.3.3. Một số hạn chế của hoạt động trưng cầu giám trong tố tụng hình sự tại tỉnh Thanh Hoá và nguyên nhân

hình sự tại tỉnh Thanh Hoá và nguyên nhân

(i) Những hạn chế, bất cập trong hoạt động trưng cầu giám định

Bên cạnh một số kết quả đạt được như trên, công tác GĐTP vẫn còn gặp phải không ít những hạn chế, yếu kém, hiệu quả GĐTP còn dừng lại ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp. Những hạn chế, khó khăn bất cập đó xuất phát từ nhiều yếu tố, những yếu tố đó có thể thuộc về sự bất cập của hệ thống pháp luật, nhưng trong nhiều trường hợp những yếu tố đó lại xuất phát từ cơ chế thực hiện pháp

Những hạn chế, bất cập đó đã làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trên thực tế đã có nhiều vụ án không thể tìm ra hung thủ do không có kết quả giám định, nhiều vụ án bị kéo dài thời gian do giám định nhiều lần hoặc do thiếu phương tiện, máy móc hỗ trợ hoạt động giám định dẫn đến không thể đưa ra kết luận giám định đảm bảo về mặt thời gian. Nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, thậm chí là làm oan người vô tội do không có chuyên gia trong lĩnh vực cần trưng cầu giám định. Hoạt động giám định của các cơ quan, tổ chức giám định trong nhiều trường hợp vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn.

Điều này được thể hiện cụ thể như sau:

- Về hệ thống pháp luật:

Về người có thẩm quyền trưng cầu giám định, luật tố tụng hình sự chưa quy định đồng bộ giữa những người tiến hành tố tụng thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể là BLTTHS ở phần chung đã quy định thẩm quyền trưng cầu giám định cho Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhưng lại không quy định cụ thể thẩm quyền trưng cầu giám định cho Chánh án, Phó chánh án Tòa án. Trong khi đó ở phần cụ thể thì thẩm quyền trưng cầu giám định của Tòa án lại được quy định trong rất nhiều điều luật (Điều 65, Điều 215, Điều 311 BLTTHS). Mặt khác, trong BLTTHS cũng chưa có quy định thẩm quyền trưng cầu giám định của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển trong khi Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự lại quy định rất cụ thể.

Người có quyền yêu cầu giám định không bao gồm bị can, bị cáo, ngay cả những người tham gia tố tụng khác cũng không được yêu cầu giám định liên quan đến trách nhiệm hình sự của bị can,bị cáo. Quy định này cũng phần nào hạn chế quyền tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.

Về đối tượng giám định, hiện tại luật vẫn chưa có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ trong trường hợp đối tượng giám định là người. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho các cơ quan tổ chức giám định trong quá trình thực hiện hoạt động giám định, làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Về thời hạn trưng cầu giám định, về việc sử dụng kết quả giám định Luật Tố tụng hình sự vẫn chưa quy định rõ ràng và đồng bộ về thời hạn trưng cầu là bao lâu, có giới hạn hay không và thể hiện trong quyết định trưng cầu hay ở đâu. Việc giám định lại, giám định bổ sung cũng chưa được quy định cụ thể. Trong trường hợp giám định lại nhiều lần thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải sử dụng kết luận giám định nào thì cũng chưa quy định rõ ràng, vấn đề này dẫn đến tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tùy nghi sử dụng kết luận giám định theo ý chí chủ quan của mình, dễ dẫn đến sai lệch kết quả trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, cơ chế bảo vệ người thực hiện hoạt động giám định là chưa có.Chính vì vậy trong trường hợp người tiến hành hoạt động giám định bị đe dọa, cưỡng ép phải làm sai lệch kết quả giám định thì liệu kết quả giám định mà họ đưa ra có còn khách quan và chính xác hay không.Nếu kết luận giám định không chính xác thì không những ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết vụ án, gây tổn thất về thời gian, tiền bạc của Nhà nước mà còn bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.

- Nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của giám định tư pháp chưa đầy đủ.

- Việc củng cố, kiện toàn các tổ chức GĐTP, nhất là lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần trong ngành y tế không thống nhất về quy mô, cơ cấu tổ chức, tên gọi...

Hiện có rất nhiều tổ chức giám định pháp y công lập song song tồn tại nhưng không phân địnhthẩm quyền về việc, về người, về lãnh thổ, gây ra

không ít những rắc rối cho cả Cơ quan giám định và người yêu cầu giám định [17, tr.134].

Ví dụ: Ở Việt Nam hiện có 3 cơ quan có chức năng giám định pháp y là Viện Pháp y Quân đội, Trung tâm Pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an và Viện pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế. Theo quy định, Viện Pháp y Quốc gia là nơi giám định cao nhất nhưng lại không được coi là nơi giám định cuối cùng. Vì có 3 cơ quan giám định nên vẫn xảy ra tình trạng, trong một vụ án, người liên quan cứ chạy hết cơ quan giám định này đến cơ quan giám định khác để giám định.Điều đáng nói là kết quả giám định của 3 cơ quan kể trên với cùng một đối tượng giám định nhiều khi lại không cho những kết quả giống nhau. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đã chạy hết cơ quan giám định này sang cơ quan giám định khác nhằm kéo dài thời gian kết thúc vụ án.

- Đội ngũ Giám định viên tư pháp chưa thực sự được quan tâm, xây

dựng, phát triển một cách bài bản, tổng thể, còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Nhà nước và các ban ngành chưa quan tâm đến việc bố trí kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, số lượng giám định viên còn thiếu rất nhiều so với yêu cầu công tác. Nhiều đồng chí cán bộ Giám định viên có kinh nghiệm tuổi đã cao và chuẩn bị nghỉ theo chế độ. Một số giám định viên, trợ lý giám định trình độ chuyên môn, khoa học kĩ thuật, pháp luật chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ đấu tranh trong tình hình mới. Số vụ việc phải tiếp nhận giám định Kỹ thuật hình sự và Pháp y trên địa bàn thành phố tăng đều hàng năm, đội ngũ giám định viên bổ sung không kịp, nên lượng vụ việc tồn đọng cao, thời gian kết thúc giám định kéo dài, giám định viên thường bị quá tải trong công việc. Một số giám định viên

kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực giám định đã ảnh hưởng tới khả năng chuyên sâu trên từng lĩnh vực đó.

- Cơ sở vật chất của hầu hết các tổ chức giám định tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc giám định đặt ra, nhất là các tổ chức pháp y còn rất thiếu thốn, lạc hậu.

Hiệu quả hoạt động giám định tư pháp còn dừng lại ở mức độ nhất định, như chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp; việc trưng cầu giám định trong nhiều trường hợp còn chưa trúng, chưa đúng với yêu cầu đặt ra của vụ án; chất lượng kết luận giám định tư pháp trong một số trường hợp chưa bảo đảm; việc giám định chưa được thực hiện theo quy trình, quy chuẩn thống nhất nên có tình trạng mâu thuẫn giữa các kết luận giám định, gây phức tạp cho hoạt động tố tụng, điển hình trong hoạt động giám định pháp y thương tích; thời gian giám định thường kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời hạn tố tụng;

(ii) Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Những thành tích đạt được cũng như những hạn chế yếu kém của hoạt động giám định tư pháp hình sự xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung lại có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động GĐTP còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ

Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật GĐTP vẫn chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời, chưa có sự đồng bộ, chưa liên thông trong việc bảo đảm quyền yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng, quyền được chủ động xuất trình KLGĐ do tự mình thu thập với tư cách là một loại nguồn chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động tố tụng. Pháp luật cũng chưa quy định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của người thực hiện giám định dẫn đến sự sáng tạo tùy tiện của giám định viên. Hoặc trách

nhiệm của CQTHTT trong việc xem xét, đánh giá KLGĐ do người tham gia tố tụng thu thập, xác lập một cách khách quan, công bằng với kết luận giám định do CQTHTT thu thập, xác lập cũng chưa có quy định cụ thể. Các quy trình, quy chuẩn GĐTP trong nhiều lĩnh vực chưa được xây dựng, dẫn đến việc áp dụng tùy tiện, chồng chéo các văn bản.

Thứ hai, đội ngũ người GĐTP thiếu về số lượng và yếu về chất lượng

Tình trạng thiếu GĐV tư pháp nhất là GĐV chuyên trách ở 3 lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự là tình trạng phổ biến ở hầu hết các địa phương nhất là giám định viên chuyên trách trong đó có thủ đô Hà Nội. Ví dụ: Trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, một số địa phương có nhu cầu nhưng vẫn chưa thành lập được Trung tâm do không có đủ giám định viên theo quy định. Vì vậy CQTHTT thường rất lúng túng khi cần trưng cầu giám định ở những lĩnh vực không có tổ chức GĐTP như tài chính, xây dựng, văn hóa, giao thông, lâm nghiệp, làm chậm trễ, thậm chí ách tắc nhiều vụ án. Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự, theo tính toán của Bộ Công An thì hiện còn thiếu khoảng 200 người nên nhiều địa phương mới chỉ triển khai được giám định chuyên ngành kỹ thuật hình sự mang tính truyền thống như tài liệu, đường vân…[13, tr.20-22].

Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng GĐV cũng gặp nhiều khó khăn.Hiện tại trong toàn quốc có 20 trường Đại học Y và Y dược nhưng chỉ duy nhất có trường Đại học Y Hà Nội là có Bộ môn Y pháp. Tuy nhiên, lượng sinh viên theo học chuyên ngành Y pháp lại rất ít và khi ra trường nhiều sinh viên không muốn theo nghề pháp y do công việc vất vả mà thu nhập lại thấp. Điều này đã gây khó khăn trong việc thu hút và đào tạo tuyển dụng người làm công tác giám định chuyên trách.

Cùng với việc thiếu về số lượng là việc giám định viên yếu cả về chất lượng. Giám định viên chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm tại các tổ

chức GĐTP, việc bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp chưa thường xuyên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giám định viên tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động GĐTP. Hiện nay nước ta chỉ có pháp y Công an và pháp y Quân đội là chuyên nghiệp, còn pháp y Bộ Y tế là kiêm nghiệm, nên phần lớn các bác sỹ chưa được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ giám định và kiến thức pháp lý cần thiết. Một số ít các tỉnh miền núi khó khăn còn tồn tại GĐV có trình độ trung cấp. Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ của các GĐV còn hạn chế nên việc cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật của các nước còn gặp nhiều trở ngại.

Thứ ba chế độ đãi ngộ cho GĐV còn thấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ GĐTP còn yếu kém

Chế độ đãi ngộ đối với giám định viên còn thấp chưa tương xứng với tính chất công việc của họ, lợi ích của các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định chưa được bảo đảm [13, tr.20-22]. Hiện nay, nếu xét trong mối tương quan hợp lý với nguyên tắc, quy luật dịch vụ, hàng hóa trong cơ chế kinh tế thị trường thì chế độ đãi ngộ đối với giám định viên còn thấp, dẫn đến trách nhiệm của họ đối với các hoạt động giám định là không cao, chất lượng các kết luận giám định cũng bị ảnh hưởng nhất định, điều đó đã tác động tiêu cực đến quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hơn nữa mức bồi dưỡng cho các giám định viên hiện còn chưa đáp ứng được công sức họ bỏ ra, cũng như thực tế cuộc sống, nên rất khó khích lệ các giám định viên theo vụ việc nhiệt tình với công tác giám định [13, tr.20-22].

Do điều kiện kinh tế của chúng ta hiện nay còn khó khăn, vì vậy việc hỗ trợ về kinh phí để trang bị các phương tiện giám định hiện đại còn hạn chế nên khả năng áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong giám định chưa cao. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giám định của hầu hết các tổ chức GĐTP chưa đáp ứng được yêu cầu công việc giám định đặt ra, nhất là các tổ

Mặc dù so với các lĩnh vực khác thì các tổ chức giám định kỹ thuật hình sự được quan tâm chăm lo, bảo đảm hơn nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, mẫu chuẩn... của nhiều tổ chức giám định kỹ thuật hình sự ở tuyến tỉnh còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ tư, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và giữa các cơ quan THTT còn lỏng lẻo.

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chung (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp) với các cơ quan quản lý ngành dọc (Bộ, Sở chuyên môn chủ quản) với quản lý theo lãnh thổ (Ủy ban nhân dân các tỉnh) còn lỏng lẻo. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý giám định tư pháp với các CQTHTT trong việc xác định nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng và đánh giá chất lượng hoạt động giám định và các kết luận giám định còn rất hạn chế. Chất lượng giám định chưa thật sự tốt, chưa góp phần làm sáng tỏ vụ án, có khi qua nhiều lần giám định kéo dài nhưng không kết luận được, gây khó khăn cho CQTHTT. Do đó dẫn tới việc giám định đi, giám định lại mất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt lại ảnh hưởng tới thời gian giải quyết vụ án. Thậm chí làm cho việc giải quyết một số vụ án trọng điểm bị kéo dài, hiện tượng ách án do phải chờ kết quả giám định [17, tr.136].

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)