Yêu cầu về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 81)

- Năm 2016: đã tiếp nhận 1.370 vụ việc trưng cầu giám định, trong đó: + Giám định Pháp y tử thi: Tiếp nhận giám định 361 vụ việc hình sự

3.1.2. Yêu cầu về mặt thực tiễn

Sự phát triển của xã hội, sự hội nhập của nền kinh tế thị trường một cách nhanh chóng đã kéo theo rất nhiều hệ lụy cho xã hội mà chúng ta chưa kịp ngăn chặn, đón đầu trong đó có sự gia tăng của tình hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm ngày càng trẻ hóa.

Cùng với đó là trình độ và ý thức pháp luật của người dân được nâng cao, các phương tiện truyền thông nhanh nhạy luôn theo sát với từng vụ án, đặc biệt là những vụ án hình sự nhạy cảm như an ninh quốc gia, án kinh tế, giết người có tính chất nghiêm trọng... thì tầm quan trọng cũng như vai trò của hoạt động giám định tư pháp càng cần được trú trọng hơn. Trong khi đó, trên thực tế hoạt động này chưa được hiểu đúng bản chất của nó. Nhà nước cũng chưa có chương trình, kế hoạch để đầu tư, phát triển và nâng cao hiệu quả giám định như một số nước trên thế giới.

Chính vì thế yêu cầu của thực tiễn đặt ra là phải đổi mới phương hướng hoạt động, nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động giám định tư pháp trong các vụ án hình sự để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã yêu cầu đổi mới toàn diên ̣ , đồng bô ̣hê ̣thống tư pháp nên viêc ̣ đổi mới về các cơ quan tư pháp, các thể chế pháp luật trong đó giám định tư pháp cũng là một hoạt động bổ trợ tư pháp và người giám định cũng là một trong số những người tham gia tố tụng nên cải cách hoạt động này là phù hợp với yêu cầu của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)