- Năm 2016: đã tiếp nhận 1.370 vụ việc trưng cầu giám định, trong đó: + Giám định Pháp y tử thi: Tiếp nhận giám định 361 vụ việc hình sự
3.1.1. Yêu cầu về mặt lý luận và lập pháp
Giám định tư pháp là hoạt động bổ trợ tư pháp, xuất hiện và tồn tại do nhu cầu của hoạt động tố tụng, có ý nghĩa đặc biệt và không thể thiếu trong bất kỳ nền tư pháp nào. Sự tương tác giữa hoạt động giám định và hoạt động tố tụng là một trong những tiêu chí để đánh giá, là yếu tố phản ánh trình độ phát triển hệ thống tư pháp của một quốc gia.
Trong cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, các cơ quan tư pháp là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nhân dân, các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân, bảo đảm kỷ cương xã hội.Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc đổi mới và hoàn thiện các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và giám định tư pháp nói riêng là một trong những nội dung quan trọng.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giám định tư pháp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giám định tư pháp là do hệ thống pháp luật về giám định tư pháp còn nhiều thiếu sót, vướng mắc và chưa cụ thể, rõ ràng. Nguyên nhân này tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động cũng như chất lượng, hiệu quả công tác giám định tư pháp.Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn luôn là một yêu cầu hàng đầu trong chuỗi những giải