- Góp phần xác định dấu hiệu của tội phạm
2.1.2. Quy định về trưng cầu giám định từ năm 1988 đến năm
Sau một giai đoạn dài trong chiến tranh, vấn đề về tư pháp hình sự nói chung và giám định tư pháp trong tố tụng hình sự nói riêng còn chưa được thực sự quan tâm. Các quy định về trưng cầu giám định còn rất sơ sài, tản mát ở nhiều văn bản khác nhau. Sau khi thống nhất đất nước, bắt đầu từ những năm 1980, Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm và ban hành nhiều văn bản về vấn đề giải quyết vụ án hình sự, trong đó có quy định về trưng cầu giám định tư pháp trong tố tụng hình sự. Trong đó, mục tiêu quan trọng bậc nhất là cần thiết phải pháp điển hóa các quy định mang tính tản mát về điều tra, truy tố, xét xử trước kia thành một văn bản thống nhất đó là BLTTHS. Sau một thời gian nghiên cứu, soạn thảo và đóng góp ý kiến kéo dài, thì ngày 26 tháng 8 năm 1988 Quốc hội khóa 8 đã thông qua BLTTHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong BLTTHS năm 1988 có nhiều quy định trong đó có quy định về giám định tư pháp và trưng cầu giám định nói chung.
Theo quy định của Điều 48 BLTTHS năm 1988 thì: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình
Chứng cứ được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, và một trong những nguồn đó chính là kết luận giám định. Theo Điều 55 BLTTHS năm 1988 thì nguồn chứng cứ từ các kết luận giám định được thu thập như sau:
1- Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó [20].
Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình.
2- Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.
Đồng thời Điều 130 BLTTHS năm 1988 còn quy định về hoạt động trưng cầu giám định, với tư cách là một hoạt động điều tra được tiến hành bởi các cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là hoạt động được tiến hành, nhằm trưng cầu ý kiến chuyên môn của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau. Theo đó:
1- Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Bộ luật này cũng như khi xét thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định.
2- Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định đã được quy định tại Điều 44 Bộ luật này [20].
đây chính là trình tự, thủ tục, yêu cầu của công tác giám định tư pháp trong tố tụng hình sự.
1- Nội dung kết luận giám định phải ghi rõ: thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp những vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.
2- Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan điều tra có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Ngoài ra, sự phát triển của giám định tư pháp trong tố tụng hình sự còn cần phải đề cập đến sự xuất hiện của một văn bản quan trọng đó là Nghị định 117 của Hội đồng bộ trưởng. Nghị định số 117/HĐBT ngày 21/7/1988 về giám định tư pháp là văn bản có tính quy phạm đầu tiên ra đời quy định một cách rõ ràng và đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hoạt động giám định tư pháp, tạo ra bước ngoặt cơ bản và quan trọng của GĐTP Việt Nam. Kể từ đây, mạng lưới tổ chức GĐTP được hình thành và phát triển trong toàn quốc ở các lĩnh vực giám định pháp y, giám định pháp y tâm thầm, giám định kỹ thuật hình sự, xây dựng, văn hóa, môi trường, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Nghị định này có 14 Điều trong đó đã đề cập một cách khái quát những vấn đề về: khái niệm của hoạt động GĐTP, thẩm quyền giám định, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên. Ngoài ra thời gian đó còn có một số văn bản liên quan đến công tác giám định tư pháp phục vụ cho việc
giải quyết các vụ án hình sự như: Thông tư số 78/ TT - QĐ ngày 26/1/1989 của Bộ tư pháp hướng dẫn Nghị định 117/ 1988; Thông tư liên tịch số 166/ TTLT năm 1988 về công tác giám định pháp y và pháp y tâm thần do Bộ Y Tế, Bộ Tư pháp ban hành.
Một văn bản nữa cũng phục vụ đắc lực cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự có liên quan đến giám định là Bộ luật tố tụng hình sự 1988. Bộ luật đã dành 5 Điều, từ Điều 130 đến Điều 134 để quy định các vấn đề cần thiết nhất liên quan đến GĐTP.
Tuy nhiên sau 15 năm ban hành việc áp dụng Nghị định 117/1988 đã bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp với tình hình đất nước. Do đó một yêu cầu bức thiết đặt ra đó là việc ban hành một văn bản pháp luật mới để kịp thời thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Ngày 23/05/2004 Ban soạn thảo dự án pháp lệnh GĐTP đã được thành lập với thành phần gồm đại diện lãnh đạo Bộ tư pháp, Bộ quốc phòng, Bộ công an, Bộ y tế, Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao soạn thảo pháp lệnh GĐTP. Ngày 28/9/2004 tại phiên họp lần thứ 22, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh GĐTP, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2005. Ngày 19/5/2005 Chính phủ ban hành nghị định số 67/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh GĐTP. Đây là văn bản pháp lý quy định tập trung nhất về tổ chức và hoạt động GĐTP.
Hiện nay trước sự thay đổi của tình hình tội phạm ngày càng tinh vi, đa dạng, pháp luật về giám định tư pháp cũng dần hoàn thiện và khắc phục những bất cập trước đó để đáp ứng được tình hình. Chính vì thế nên Luật giám định tư pháp 2012 ra đời tồn tại song song với những quy định về giám định tư pháp trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ở các điều 64, 73, 155, 156, 157, 158, 159, 193, 215 và điều 311.