Giải pháp về nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác giám định tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 92 - 95)

- Năm 2016: đã tiếp nhận 1.370 vụ việc trưng cầu giám định, trong đó: + Giám định Pháp y tử thi: Tiếp nhận giám định 361 vụ việc hình sự

3.2.4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác giám định tư pháp

hữu quan trong công tác giám định tư pháp

Như đã đề cập trong Chương 2, một trong những nguyên nhân của các hạn chế trong lĩnh vực GĐTP là do công khác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do vậy, để nâng cao hiệu quả phối hợp, cần hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa các cơ quan này trong quá trình trưng cầu giám định và tổ chức hoạt động giám định, đồng thời, một yếu tố khác rất quan trọng đó là nâng cao nhận thức của các cấp, ban ngành về GĐTP, từ đó chú trọng hơn cho công tác này trong quá trình phối hợp giải quyết các vấn đề hữu quan. Nhận thức của các ngành, các cấp về bản chất, vai trò, ý nghĩa của GĐTP đối với cải cách tư pháp nói chung, đối với điều tra vụ án hình sự nói riêng còn rất hạn chế, chưa đầy đủ. Hoạt động GĐTP chưa được các cấp ủy đảng, các ngành quan tâm chăm lo để ngang tầm với nhiệm vụ. Thực trạng trên đã tác động không nhỏ đến sự phát triển về tổ chức, hoạt động cũng như chất lượng, hiệu quả của công tác GĐTP. Hiện nay có nhiều tổ chức giám định pháp y công lập song song tồn tại nhưng không phân định thẩm quyền về việc, về người, về lãnh thổ gây chồng chéo, không thống nhất. Điều này đã dẫn đến hệ quả là tranh chấp về thẩm quyền giữa các tổ chức giám định, đánh đồng tất cả các tổ chức giám định như nhau cả ở Trung ương và địa phương. Tạo khả năng tùy tiện và chủ quan cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc quyết định trưng cầu giám định ở tổ chức nào mà không dựa trên một nguyên tắc, tiêu chí rõ ràng. Đồng thời, tạo tiền đề cho việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án vi cả cơ quan tố tụng và những người trong cuộc sẽ rất phân vân bởi vì khi có nhiều tổ chức như nhau cùng tồn tại thì vẫn còn hy vọng để giám định lại ở các tổ chức khác và việc khiếu nại cầu may sẽ xảy ra, lý do hủy án cũng được nới lỏng hơn nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho cơ quan tiến hành tố tụng.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang mở cửa hội nhập quốc tế, ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự tiến bộ và phát triển đó thì tội phạm ngày càng diễn phức tạp và không ngừng gia tăng về số lượng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Bên cạnh những tội phạm truyền thống như: giết người, cố ý gây thương tích... còn cỏ sự gia tăng của loại tội phạm mới như: tội phạm trong lĩnh vực môi trường, tội phạm công nghệ thông tin, tội phạm mang tính quốc tế...

Pháp luật là công cụ quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, trong đó giám định tư pháp như chìa khóa vàng trong tố tụng hình sự. Kết quả giám định là một trong những tài liệu, chứng cứ quan trọng để chứng minh có hay không có hành vi phạm tội, ai là người thực hiện hành vi phạm tội. Nhờ giám định tư pháp mà rất nhiều vụ án hình sự đã được phát hiện kịp thời, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có được một kết luận công bằng, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Với Nhà nước, giám định tư pháp góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình giải quyết vụ án khách quan, nhanh chóng và đúng pháp luật. Với công dân, giám định tư pháp góp phần bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung người tham gia tố tụng nói riêng.

Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, hoạt động giám định tư pháp ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm; bảo vệ lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Từ đó, tạo sự chuyển biến thật sự trong hoạt động trưng cầu giám định, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và nhu cầu của xã hội trong tiến trình cải cách tư pháp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt

được thì hoạt động trưng cầu giám định trong tố tụng hình sụ trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Bằng kết quả nghiên cứu của mình tác giả đã cố gắng phân tích làm rõ về những vấn đề mang tính lý luận chung về trưng cầu giám định trong các vụ án hình sự Việt Nam, cũng như pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng trưng cầu giám định vụ án hình sự; phân tích những kết quả, thành tựu và đặc biệt là chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã mạnh dạn đưa ra giải pháp cụ thể, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trưng cầu giám định trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)