C. Thực hiện quyết định của cơ quan hải quan
b) Phân tích dữ liệu
3.2.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
a) Chính sách pháp luật của Nhà nước và môi trường pháp luật quốc tế
Xuất nhập khẩu liên quan chặt chẽ đến cán cân thương mại, cán cân ngoại hối của quốc gia. Nhà nước kiểm soát thông qua văn bản luật, nghị định, thông tư, quy định...tác động vào quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hay vào các bước thực hiện tác nghiệp của quy trình đó. Đặc biệt là: biểu thuế XNK được quy định từng năm, danh mục phải xin giấy phép nhập khẩu tự động, danh mục hàng nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, luật hải quan, pháp luật hải quan, các quy định của Bộ Tài Chính về thanh toán quốc tế...Các văn bản quy phạm pháp luật này buộc doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định.
Do đặc thù của hợp đồng mua bán quốc tế là chủ thể của hợp đồng có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau nên các hoạt động tác nghiệp chịu sự tác động của nguồn luật quốc tế điển hình như: Incoterms 2000...các nguồn luật này là không bắt buộc nhưng nó đã được quy chuẩn và việc dẫn chiếu đến chúng đảm bảo hai bên có sự hiểu biết chung về các vấn đề quan trọng.
Đáng chú ý là nhiều mặt hàng nhập khẩu của công ty CPXNK Hoa Nam chịu thuế suất khá cao ví dụ như: máy trộn, máy cắt rau củ quả, máy đùn xúc xích, lò
HĐQT
Chi nhánh 2 Chi nhánh 1
Giám đốc
nướng điện, tủ bảo ôn... thuế nhập khẩu là 34% và thuế VAT là 10%. Chỉ có một số mặt hàng như: dây chuyền sản xuất, máy công nghiệp có công suất lớn dùng điện 3 pha, dung tích lớn hơn 40L thì được miễn thuế nhập khẩu. Và quy trình nhập khẩu có nhiều khâu hơn như: xin giấy phép nhập khẩu tự động, kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn Nhà nước do đó dẫn đến sự phức tạp hơn trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
b) Cơ sở hạ tầng - kinh tế Việt Nam
Mặt hàng nhập khẩu chính của công ty Hoa Nam là các máy móc thiết bị điện do đó các mặt hàng này chịu sự tác động của cơ sở kinh tế, trình độ khoa học công nghệ kĩ thuật của Việt Nam. Các mặt hàng mà công ty nhập phải phù hợp với khả năng sử dụng của người mua, ứng dụng chính máy móc thiết bị đó của người chủ, và giá thành máy móc, giá thành sản phẩm đầu ra phải tương ứng khả năng kinh tế của người mua và người tiêu dùng Việt Nam. Do đó, công ty phải thích ứng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của Việt Nam và dự đoán được mức độ phát triển để có đường lối phát triển dài hạn cho công ty.
c) Tỷ giá hối đoái
Công ty sử dụng ngoại tệ là đô la Mỹ - USD và nhân dân tệ - CNY để thanh toán cho bên xuất khẩu. Sự tác động trực tiếp của tỷ giá lên giá bán gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó có thể biến lỗ thành lãi hay ngược lại - lãi thành lỗ bởi sự biến động không thể ngờ tới của tỷ giá hối đoái. Nhất là trong thời gian gần đây, khi có các yếu tố tác động đến tỷ giá khó dự đoán như hiện nay, thì biên độ dao động của tỷ giá ngày càng khó dự đoán. Chỉ trong một thời gian từ 01/02/2009 đến 23/04/2009 tỷ giá ngoại tệ giữa CNY vàVND tăng từ 2450 đến 2670 tức là tăng 9%. Điều đó làm tăng chi phí đầu vào và làm giá hàng tăng.
d) Môi trường ngành
Công ty gặp rất nhiều sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước. Có thể kể đến như: Công ty cổ phần Bảo Trang, công ty TNHH Kiên Cường, công ty cổ phần Ân Nam, công ty TNHH Alpha Việt Nam...Công ty luôn đánh giá các chính sách marketing và kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh để có phương sách ứng phó.
Các cơ quan hữu quan có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty như: cơ quan thuế, bảo hiểm, cơ quan hải quan, ngân hàng, tổ chức tài chính...