Quyền bầu cử, ứng cử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tham gia chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 58)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN THAM GIA CHÍNH TRỊ

2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về Quyền tham gia chính trị

2.1.2. Quyền bầu cử, ứng cử

2.1.2.1. Quy định về bầu cử trong pháp luật Việt Nam

Bầu cử là hoạt động trao quyền, chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước, thể hiện quyền dân chủ của nhân dân, trao quyền lực nhà nước cho những cá nhân do nhân dân trực tiếp bầu ra. Hiến pháp 2013 quy định:

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước [27, Điều 6];

1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân [27, Điều 7].

Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, Quốc hội ban hành: Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội 2011, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003.

Nguyên tắc bầu cử

Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, cụ thể:

- Nguyên tắc phổ thông: liên quan đến đối tượng được tham gia bầu cử, cuộc bầu cử phổ thông là cuộc bầu cử cho nhiều người tham gia, không hạn chế dựa trên các tiêu chí tài sản, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chủng tộc... nguyên tắc phổ thông là tiêu chí để đánh giá mức độ dân chủ của cuộc bầu cử. Pháp luật về bầu cử của Việt Nam quy định: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân theo quy định của pháp luật.

Luật cũng quy định một số trường hợp đặc biệt không được tham gia bầu cử: Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự.

Để bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc phổ thông, Luật bầu cử quy định các biện pháp nhằm khắc phục sai sót trong quá trình bầu cử như: công dân có quyền kiểm tra, khiếu nại về cử tri, quyền cử tri bỏ phiếu hộ cho những người ốm, tàn tật, già yếu không đến nơi bỏ phiếu được.

- Nguyên tắc trực tiếp: cử tri trực tiếp bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội hoặc đại biểu hội đồng nhân dân mà không phải thông qua cá nhân hay cấp trung gian. Luật bầu cử của Việt Nam có những quy định chặt chẽ để bảo đảm cho nguyên tắc trực tiếp: ngày bầu cử vào chủ nhật, nhân dân được thường xuyên thông báo địa điểm bỏ phiếu, cử tri phải tự mình đi bầu, không được nhờ người khác hay bằng cách gửi thư.

- Nguyên tắc bầu cử bình đẳng: các cử tri tham gia bầu cử có quyền và nghĩa vụ như nhau, các ứng cử viên được giới thiệu ra ứng cử theo tỉ lệ như nhau, mỗi cử tri được phát một phiếu bầu, giá trị mỗi phiếu là như nhau, các đơn vị bầu cử địa phương được chia theo số dân của địa phương, số đại biểu được bầu tỉ lệ thuận với số dân.

Tiến trình bầu cử:

Để thực hiện quyền bầu cử, pháp luật quy định cụ thể về tiến trình bầu cử:

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện định kỳ 05 năm một lần theo nhiệm kỳ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Ngày bầu cử do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định (chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử).

- Thành lập Hội đồng bầu cử - cơ quan phụ trách tổ chức bầu cử:Hiến pháp 2013 đã có chế định riêng về Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan chuyên trách thay thế cho Hội đồng bầu cử trung ương trước đây là cơ quan lâm thời. Hiến pháp 2013 quy định:

1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. 2. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. 3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định [27, Điều 117].

Đây là chế định mới nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan chủ trì tổ chức hoạt động bầu cử, bảo đảm cho hoạt động bầu cử Công khai, minh bạch, công bằng, khách quan hiệu quả. Tuy nhiên quy định còn sơ sài, chưa có quy định cụ thể về thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức, chức năng

- Phân chia các đơn vị bầu cử: hiện nay ở nước ta thường theo các đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc. Việc phân chia đơn vị bầu cử cũng thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử về mọi phương diện kể cả lãnh thổ, số dân, các dân tộc, các tầng lớp xã hội, giai cấp. Số đại biểu được bầu cho mỗi đơn vị phụ thuộc vào số dân trên lãnh thổ đơn vị bầu cử.

- Thành lập tổ chức phụ trách bầu cử ở từng đơn vị bầu cử. Để thuận tiện cho việc cử tri thực hiện quyền bầu cử của mình, các đơn vị bầu cử được chia thành các nơi bỏ phiếu (khu vực bỏ phiếu).

Các tổ chức phụ trách bầu cử có nhiệm vụ: tổ chức bầu cử; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của pháp luật về bầu cử;thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử; bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử; lập và công bố danh sách những ứng cử viên theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức bỏ phiếu, kiểm phiếu, xác định kết quả bầu cử.

Trình tự tiến hành cuộc bầu cử từ ấn định ngày bầu cử, thành lập đơn vị bầu cử, thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, công tác chuẩn bị bầu cử cho đến việc lập danh sách cử tri, cử tri thực hiện bỏ phiếu và việc kiểm phiếu, công bố kết quả được pháp luật quy định cụ thể tại Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Ngoài ra, để bảo đảm quyền bầu cử không bị các chủ thể khác xâm phạm, Bộ luật hình sự quy định như sau:

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến hai năm:

A) Có tổ chức;

B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; C) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm [20, Điều 126]

2.1.2.2. Quy định về ứng cử trong Pháp luật Việt Nam

Nếu như Bầu cử là hình thức dân chủ gián tiếp, công dân bầu ra người đại diện theo ý chí nguyện vọng của mình, thì ứng cử là hình thức dân chủ trực tiếp, công dân trực tiếp tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước, trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.Pháp luật Việt Nam quy định: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân theo quy định của pháp luật.

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu có một số quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân như:

- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ;

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;

ứng cử: Người đang bị tước quyền bầu ứng cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam, người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án những chưa được xoá án;Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.

Luật Bầu cử cho phép công dân nếu đủ các yêu cầu về độ tuổi, năng lực, tín nhiệm của cử tri có thể tự ứng cử, tuy nhiên để trở thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử, người tự ứng cử phải qua vòng hiệp thương để thống nhất danh sách ứng cử viên.

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân quy định Mặt trận tổ quốc là chủ thể duy nhất lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Quy định trên xuất phát từ chức năng của Mặt trận tổ quốc là tổ chức liên hiệp bao gồm các thành viên Đảng Cộng sản, Tổng liên đoàn lao động, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... để điều hoà phối hợp quyền lợi của các tổ chức xã hội là thành viên của Mặt trận.

Hiện nay quy trình hiệp thương lựa chọn giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội được tiến hành theo ba vòng năm bước:

- Bước 1: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ra ứng cử.

- Bước 2: Các cơ quan tổ chức, đơn vị tiến hành chọn người ra ứng cử. - Bước 3: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thoả thuận danh sách sơ bộ những người ứng cử.

- Bước 4: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri, nơi cư trú và nơi công tác (nếu có) về những người ứng cử.

Luật quy định quy trình hiệp thương nhằm bảo đảm cơ cấu tỉ lệ dân tộc, tôn giáo, tỉ lệ nam nữ, số người ngoài Đảng, trong đảng, tỉ lệ giữa các cơ quan, đơn vị... Đồng thời, căn cứ tiêu chuẩn đại biểu để lựa chọn những người đủ năng lực, điều kiện, đủ tín nhiệm để đưa vào danh sách ứng cử viên. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, quy trình hiệp thương nặng về cơ cấu, thiếu sự bình đẳng giữa những người được tổ chức giới thiệu và những người tự ứng cử. Đa phần những ứng cử viên tự ứng cử đều bị loại từ vòng hiệp thương. Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016, chỉ có 04 trên tổng số 500 đại biểu Quốc hội là đại biểu tự ứng cử (chiếm 0,80%), tỉ lệ đại biểu tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 0,1%, cấp huyện: không có; cấp xã: 0,01% trên tổng số đại biểu [14].

Pháp luật bầu cử ở Việt Nam về cơ bản phù hợp so với các quy định của pháp luật quốc tế về tiêu chuẩn, điều kiện ứng cử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tham gia chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)