Các quyền giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tham gia chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 80)

Chƣơng 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN THAM GIA CHÍNH TRỊ

2.2. Việc thực hiện quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay

2.2.3. Các quyền giám sát

2.2.3.1. Quyền Khiếu nại tố cáo

Theo báo cáo của Thanh tra chính phủ, năm 2013 các cơ quan nhà nước đã tiếp 380.331 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo (giảm 2% so với năm 2012), với 4.481 đoàn đông người (giảm 1,2%); tiếp nhận, xử lý 215.789 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có nội dung khiếu nại, tố cáo; có 43.932 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các các cơ quan hành chính nhà nước (giảm gần 30% so với năm 2012) [40].

Qua đó, các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 39.013/43.932 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao, đạt tỷ lệ

trên 88,8%, riêng Thanh tra Chính phủ kết luận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết 77/116 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với việc triển khai thực hiện Kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ. Tính đến ngày 31/12/2013, cả nước đã rà soát 528/528 vụ việc (đạt 100%), đã kiểm tra, có phương án giải quyết 475/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 89,96%. Trên cơ sở những kết quả đạt được, ngày 19/9/2013 Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch 2100/KH-TTCP nhằm chủ động nắm tình hình, tích cực phối hợp với các ngành, địa phương tiếp tục rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng khác. Trong số 62/528 vụ việc còn lại theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP đã giải quyết được thêm 9 vụ việc, còn 53 vụ việc chưa hoàn thành [40].

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã tiến hành 1.710 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 3.948 cơ quan, tổ chức, đơn vị. Qua thanh tra phát hiện 595 đơn vị có vi phạm, kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm 406 tổ chức, 500 cá nhân; xử lý hành chính 20 tổ chức, 28 cá nhân. Đồng thời, các cơ quan thanh tra đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện 761 kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra trách nhiệm, kết quả cho thấy các cơ quan có thẩm quyền đã kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 247 tổ chức, 150 cá nhân; đã xử lý kỷ luật hành chính đối với 16 tổ chức và 15 cá nhân [40].

Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư, Bộ Chính trị và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ngày càng được Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo sâu sát, nên đã có những chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành đã tích cực đề ra các chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo. Mặc dù số vụ khiếu nại tố cáo trung bình hàng năm rất cao, gần 100.000 vụ, nhưng về cơ bản đều được kịp thời tiếp nhận,

giải quyết dứt điểm ngay khi mới phát sinh tại địa phương giải quyết khoảng 80% số vụ khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền.

Mặc dù vậy, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn có những phức tạp, trong đó, có không ít vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết nhiều lần nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, nhất là các vụ việc khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Trước tình hình đó, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành phải quan tâm kiểm tra, rà soát, giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã ban hành, triển khai Kế hoạch số 1130/KH-TTCP ngày 10-5-2012 về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài; phối hợp các Bộ, ngành, địa phương chủ động nắm tình hình và kịp thời xử lý các tình huống phức tạp phát sinh trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo.

Theo báo cáo của Thanh tra chính phủ, tính đến ngày 15-5-2013, cả nước đã rà soát 528/528 vụ việc (đạt 100%); đã xem xét, giải quyết 462/528 vụ việc (đạt tỷ lệ 87,5%), trong đó có 23 vụ việc người khiếu nại tự rút đơn (sau khi đã làm rõ); 13 vụ việc công dân khởi kiện ra tòa sau khi được hướng dẫn. Các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành thông báo chấm dứt thụ lý hành chính 340/528 vụ việc (đạt tỷ lệ 64,39%). Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài các ngành, các cấp và địa phương đã giải quyết, khôi phục quyền lợi và hỗ trợ cho công dân 316,29 tỷ đồng; 33,27 ha đất sản xuất; 0,78 ha đất ở; 24 nền nhà tái định cư…[40].

Chính phủ tổ chức nhiều hội nghị về việc thực hiện, tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo ở cấp xã, cấp phường, thị trấn nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về tiếp dân,

giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp xã, phường, thị trấn bằng các hình thức thiết thực; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; biên dịch, phổ biến một số tài liệu hướng dẫn tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo sang tiếng dân tộc thiểu số cho những công dân thuộc các dân tộc thiểu số, ít người.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành Luật Tiếp công dân 2013 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2014) nhằm giải quyết các vấn đề mà người dân đang quan tâm; giảm bớt nhiêu khê, phiền hà về thời gian, thủ tục hành chính. Luật quy định các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trực tiếp tiếp công dân để vừa lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến của công dân, giải quyết đến nơi đến chốn các yêu cầu bức xúc của công dân. Luật cũng quy định vai trò của người đứng đầu trong việc tiếp công dân định kỳ, đột xuất; trách nhiệm và những điều cấm cán bộ tiếp công dân không được làm; nghĩa vụ, quyền lợi của người đi khiếu nại; mô hình tổ chức bộ máy; chính sách đào tạo cán bộ tiếp công dân. Có thể nói, Luật Tiếp công dân có những điểm mới khẳng định tính pháp lý cao, vừa mang tính thực tiễn để bảo đảm việc tiếp công dân đi vào nền nếp, có hiệu quả, giải quyết được những nhu cầu, bức xúc của người dân.

Thông qua giải quyết khiếu nại tố cáo, cũng đã phát hiện không ít tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đất đai. Đồng thời, phát hiện những tiêu cực trong xử lý, giải quyết khiếu nại tố cáo của một bộ phận cán bộ, công chức.

Mặc dù công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những bƣớc phát triển, tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục nhƣ sau:

Thứ nhất, một số vụ việc đã được các ngành, các cấp giải quyết đúng thẩm quyền, đúng pháp luật hiện hành, nhưng do một số cơ chế, chính sách còn chưa bảo đảm được sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với công bằng và an sinh xã hội nên người dân vẫn tiếp tục khiếu nại. Các chính sách

về bồi thường khi thu hồi đất ban hành sau đã bảo đảm tốt hơn về quyền lợi cho người dân nhưng dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất trước đây có tâm lý so sánh và cho rằng bị thiệt thòi do đó phát sinh khiếu nại. Ngoài ra, tính khả thi của một số quy định còn hạn chế và thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện. Đó là chưa kể đến nếu có sự điều chỉnh về cơ chế, chính sách bảo đảm quyền lợi cho người khiếu nại, thì cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng và thực hiện thận trọng tránh phát sinh khiếu nại mới theo phản ứng dây chuyền.

Thứ hai, nhiều vụ việc do tồn đọng đã nhiều năm; pháp luật điều chỉnh vấn đề đó đã có nhiều thay đổi; hồ sơ, tài liệu bị thất lạc hoặc không đủ để làm căn cứ xem xét, giải quyết.Do vậy, việc giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo kéo dài gặp những khó khăn, nhất là trong việc bảo đảm tính hợp lý và hợp pháp; giải quyết khiếu nại tồn đọng, nhưng không làm phát sinh khiếu nại mới; vừa phải bảo đảm các nguyên tắc chung của pháp luật, vừa phải phù hợp với thực tiễn của từng địa phương...

Thứ ba, một số việc tuy đã được giải quyết đúng pháp luật, nhưng vẫn còn khiếu nại do nhận thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế hoặc do bị kẻ xấu kích động. Cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương, giữa các Bộ, Ngành hữu quan và các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị còn thiếu thống nhất; có sự lúng túng giữa việc áp dụng các biện pháp vận động, thuyết phục với xử lý nhằm vừa bảo đảm tính công khai, dân chủ với bảo đảm kỷ cương pháp luật.

Thứ tư, một số địa phương có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo lên các cơ quan Trung ương. Trong quá trình thực hiện, một số địa phương triển khai chậm mà nguyên nhân chủ yếu là do lãnh đạo tỉnh, thành phố chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, quận, huyện trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, một số địa phương do khó khăn trong việc bố trí đất, nguồn kinh phí hỗ trợ

để giải quyết cho công dân, nên việc thực hiện đền bù không như phương án đã đề ra, vì thế công dân tiếp tục phản ứng, không đồng tình với phương án mà chính quyền đưa ra.

Thứ năm, tỉ lệ khiếu nại, tố cáo sai còn nhiều,61% số trường hợp khiếu nại sai và gần 50% trường hợp tố cáo sai. Điều này cho thấy nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, cá biệt có một số đối tượng lợi dụng để xúi giục, kích động, lôi kéo người dân khiếu nại đông người, có hành vi quá khích, gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo dù đã được giải quyết dứt điểm nhưng người dân vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài, gây khó khăn trong việc giải quyết.

2.2.3.2. Khởi kiện hành chính

Sau khi Luật Tố tụng hành chính 2010 có hiệu lực thi hành - ngày 01/7/2011, người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó, hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với kết quả giải quyết đó. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng đơn khởi kiện hành chính được gửi đến Toà án và được thụ lý giải quyết trên thực tế còn ít, trong khi đó số lượng đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan hành chính vẫn còn nhiều. Nhìn lại công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính những năm gần đây cho thấy: Khiếu nại hành chính hiện nay không chỉ diễn biến phức tạp hơn về nội dung, tính chất mà còn tăng lên đáng kể về mặt số lượng. Mỗi năm, cơ quan hành chính nhà nước các cấp phải tiếp nhận và giải quyết hàng chục nghìn vụ khiếu nại. Chỉ tính riêng 3 năm từ 2006 đến năm 2008, các cơ quan hành chính nhà nước trên toàn quốc đã tiếp nhận được 303.000 đơn khiếu nại về gần 235.000 vụ việc. Cụ thể, Ủy ban nhân dân các cấp đã tiếp

nhận hơn 214.000 đơn về hơn 182.000 vụ việc, các Bộ ngành tiếp nhận gần 89.000 về khoảng 53.000 vụ việc. Trong khi đó, theo Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2008 cho biết, tại 28 tỉnh, trong số xấp xỉ 57.000 vụ việc khiếu nại hành chính đã giải quyết thì chỉ có 310 vụ việc công dân khởi kiện ra tòa án. Còn theo báo cáo của 11 tỉnh có thống kê, trong 5 năm (2005-2009) chỉ có 182/71.572 vụ việc khiếu nại công dân khởi kiện ra Tòa án và được Tòa án thụ lý giải quyết, chiếm tỷ lệ khoảng 0,254% số vụ việc khiếu nại [41].

Mặc dù các số liệu trên chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện thực tiễn hoạt động xét xử các khiếu kiện hành chính nhưng qua đó cũng cho thấy số lượng các vụ kiện hành chính được giải quyết tại Toà án chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước. Nhiều vụ việc khiếu nại đã được cơ quan hành chính nhà nước giải quyết, có hiệu lực thi hành nhưng người dân không chấp nhận mà vẫn tiếp tục khiếu nại tại cơ quan nhà nước hành chính nhà nước do vụ việc không đủ điều kiện khởi kiện ra toà án hoặc toà án không có thẩm quyền giải quyết loại việc đó… Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hướng tới mục tiêu bảo vệ công lý mà ở đó mọi tranh chấp trong nhân dân, kể cả tranh chấp hành chính giữa người dân với cơ quan công quyền, về nguyên tắc, đều có thể được xem xét bởi Toà án, thì thực trạng trên là một hạn chế rất lớn cần thiết phải được xem xét, tìm ra những nguyên nhân và giải pháp thích hợp để kịp thời khắc phục.Những hạn chế trên, xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Khiếu kiện hành chính có thể xảy ra trên nhiều lĩnh vực của hoạt động quản lý nhà nước, tuy nhiên, thẩm quyền giải quyết cuả Tòa án chỉ giới hạn trong phạm vi một số loại khiếu kiện hành chính. Theo Pháp lệnh 1996 thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với 7 loại khiếu kiện

hành chính. Theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung ngày 25/12/1998 Pháp lệnh 1996 thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với 9 loại khiếu kiện hành chính. Lần sửa đổi, bổ sung gần đây nhất (ngày 05/4/2006) hiện đang có hiệu lực thi hành thì Tòa án cũng chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với 21 loại khiếu kiện hành chính.

Thứ hai, những hạn chế trong nhận thức của người dân về khiếu kiện hành chính như: Thói quen khiếu nại theo thủ tục hành chính đã thấm sâu vào ý thức cuả người dân; Sự không hiểu biết về thời hiệu khiếu nại, thời hiệu khởi kiện, các loại việc thuộc thẩm quyền của Tòa án. Do đó đã dẫn tới hậu quả là khi khởi kiện đến Tòa án thì vụ việc đã hết thời hiệu hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết cuả Tòa án; Tâm lý ngần ngại các thủ tục tố tụng chặt chẽ cuả Tòa án; Tâm lý ngần ngại cuả người khởi kiện khi kiện cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ra trước Tòa án. Nhất là các doanh nghiệp có tâm lý ngại kiện cơ quan nhà nước ra trước Tòa án vì sợ bị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước trù dập, làm khó cho hoạt động kinh doanh; Tâm lý ngại tốn kém do phải đóng án phí, ngại vụ việc bị giải quyết kéo dài theo thủ tục tố tụng.

Thứ ba, từ phía Tòa hành chính như: một số phán quyết cuả Tòa án chưa thực sự thuyết phục và tạo được sự tin tưởng của người khiếu kiện, Tính không ổn định của bản án do quy định về quyền kháng nghị giám đốc thẩm bị lợi dụng.

Thứ tư, trong nhiều trường hợp việc chấp hành các phán quyết của Tòa án chưa được cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấp hành nghiêm túc.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chương 2 đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất về thực trạng quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, quyền tham gia chính trị dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhờ sự đổi mới trong nhận thức của người dân, trong chính sách hợp lý của Đảng và Nhà nước song

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tham gia chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)