6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.3. THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG
1.3.4.6. Nội dung về chứng từ
Các quy định về các loại chứng từ cần phải đƣợc xuất trình là một nội dung cơ bản trong thƣ tín dụng. Các chứng từ này chính là bằng chứng của nhà xuất khẩu chứng minh về sự hoàn thành nghĩa vụ của mình theo quy định của thƣ tín dụng. Chính vì thế, đây cũng là căn cứ chủ yếu để ngân hàng trả tiền (paying bank) thực hiện việc thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi xét thấy bộ chứng từ phù hợp với các quy định của thƣ tín dụng.
Tuỳ từng loại chứng từ (hối phiếu, hoá đơn thƣơng mại, vận đơn, đơn bảo hiểm, chứng chỉ chất lƣợng,...) mà chúng đƣợc đòi hỏi các điều kiện khác nhau. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào uy tín của ngƣời xuất khẩu, sự tín nhiệm của ngƣời nhập khẩu đối với ngƣời xuất khẩu mà ngƣời nhập khẩu sẽ quy định các loại, số lƣợng chứng từ nhiều hay ít cần phải xuất trình (thông thƣờng các yêu cầu này đƣợc thoả thuận trong hợp đồng mua bán).
- Về hối phiếu: Hối phiếu đƣợc ký phát cho ngân hàng phát hành thƣ tín dụng hay ngân hàng trả tiền; thời hạn trả tiền là trả tiền ngay hay trả tiền sau, thanh toán một lần hay thanh toán nhiều lần,...
- Về hoá đơn: Trong hầu hết các trƣờng hợp, hoá đơn thƣơng mại là chứng từ duy nhất do chính ngƣời thụ hƣởng phát hành. Nó là chứng từ đầu
tiên chỉ rõ hàng hoá thuộc loại gì, việc xuất trình cần đƣợc thực hiện nhƣ thế nào và nó xác định giá cả đã đƣợc thoả thuận. Hoá đơn cũng là chứng từ thể hiện sự tuyên bố của ngƣời bán rằng mình đã bán cho ngƣời mua loại hàng gì, giá bao nhiêu; nó cũng là chứng từ thông dụng nhất trong thƣơng mại quốc tế vì gần nhƣ không có một thƣ tín dụng nào không quy định một hoá đơn thƣơng mại.
Theo Điều 37a UCP 500, các hoá đơn thƣơng mại phải thể hiện trên bề mặt chúng là đƣợc phát hành bởi ngƣời thụ hƣởng đã đƣợc ghi tên trong thƣ tín dụng, phải đƣợc lập đứng tên ngƣời xin mở thƣ tín dụng và không nhất thiết phải đƣợc ký, trừ khi đƣợc quy định khác trong thƣ tín dụng. Theo Điều 37c, hàng hoá trong hoá đơn thƣơng mại phải phù hợp với mô tả trong thƣ tín dụng. Bất kỳ sự khác biệt nào cũng sẽ đƣợc coi là không phù hợp với thƣ tín dụng; nghĩa là chỉ cần một sự sai lệch trong mô tả hàng hoá trong hoá đơn có thể đƣợc coi là ngƣời bán đã xác nhận rằng chúng không phải là các hàng hoá đã đƣợc nêu ra trong thƣ tín dụng.
Xu hƣớng an toàn cho các bên là nên tuân theo các từ ngữ của thƣ tín dụng một cách hoàn toàn chính xác. Để tránh các rắc rối, việc mô tả hàng hoá thƣờng đƣợc xác định rõ ràng nhƣ mô tả của thƣ tín dụng và đƣợc thể hiện một cách đơn giản.
Trong khi xem xét sự mô tả hàng hoá, ngân hàng thƣờng phải tiến hành một lựa chọn khó khăn giữa một bên là các lập luận logic và một bên là sự tuân thủ thận trọng. Ví dụ, nếu thƣ tín dụng mô tả hàng hoá là “các xe tải mới” thì một hoá đơn đƣợc ghi là “các xe tải trong tình trạng mới” sẽ là không đầy đủ. Ví dụ nhƣ trong vụ Ngân hàng Bank Melli Iran kiện ngân hàng Barclays Bank; ngân hàng Barclays Bank đã chấp thuận các chứng từ và các xe tải trƣớc đó chƣa bao giờ đƣợc sử dụng (do vậy chúng là “mới” phù hợp với hợp đồng mua bán), các sự việc dẫn tới một vụ kiện và các xe tải bị bỏ ngoài trời suốt một mùa đông và bắt đầu han gỉ. Toà án đã tuyên rằng “mới” có nghĩa khác với “trong tình trạng mới”(21). Một vụ khác chứng minh rằng việc xem xét các chứng từ rất quan trọng và các ngân hàng không có kiến thức chuyên môn để xét đoán: trong một trƣờng hợp mà thƣ tín dụng đã quy định là “đƣờng trắng Java” (Java White Sugar), ngân hàng đã thanh toán đối với hoá đơn mô tả hàng hoá là “đƣờng Java trắng” (White Java Sugar)(22). Điều này chắc chắn là không giống nhau và ngân hàng đã chịu mất mát. Ví dụ này cho thấy rằng đối với một số ngƣời không có kiến thức chuyên môn thì rất khó phân biệt một lỗi in ấn hoặc những từ ngữ có vẻ có cùng ý nghĩa. Trong một vụ khác, một ngân hàng đã từ chối thanh toán cho
21
: Pr of.Dr. Johan Schelin: “Letters of Credit and The Doctrine of strict compliance”, University of
Uppsala, German, January 7th 2004, page 27.
22
: Pr of.Dr. Johan Schelin: “Letters of Credit and The Doctrine of strict compliance”, University of
một hoá đơn đã mô tả “250 túi cà phê loại trung bình đƣợc làm sạch và 250 túi cà phê loại thƣợng hạng chƣa qua chế biến” do thƣ tín dụng đã quy định “250 túi cà phê loại thƣợng hạng chƣa qua chế biến và 250 túi cà phê loại trung bình đƣợc làm sạch”(23). Một trật tự xáo trộn đáng ngờ nhƣ vậy là một lý do rất không chính đáng, nhƣng nó cho thấy rằng một ngân hàng thƣờng phải đƣa ra các kết luận rất khó khăn trong quá trình xem xét các chứng từ đƣợc xuất trình khi thanh toán bằng thƣ tín dụng.
Nếu số tiền trong hoá đơn thƣơng mại cao hơn trong thƣ tín dụng, ngân hàng đƣợc phép, nhƣng không bị buộc phải từ chối các chứng từ(24)
. Nhƣng nếu họ chấp nhận các chứng từ, họ không phải trả số tiền cao hơn số tiền trong thƣ tín dụng. Trong trƣờng hợp đó, quyết định của họ sẽ ràng buộc đối với tất cả các bên. Thậm chí Điều 37b trao cho các ngân hàng một lựa chọn trong việc đƣa ra một quyết định, ngân hàng sẽ phải xem xét điều gì là hợp lý: với một thƣ tín dụng có số tiền là 50.000 USD, một sự vƣợt quá chỉ một đô la nhìn chung sẽ không dẫn tới một sự từ chối, nhƣng với một thƣ tín dụng có số tiền là 1.000USD sẽ dẫn tới quyết định này.
Ngoài việc quy định hoá đơn phải là hoá đơn thƣơng mại đã ký thì thƣ tín dụng có thể đòi hỏi trên hoá đơn còn phải đƣợc ghi rõ số giấy phép nhập khẩu và ghi rõ cách tính hoá đơn theo chiết giá (discount) hay trừ hoa hồng (commision). Thƣ tín dụng còn có thể yêu cầu về số lƣợng các bản hoá đơn phải đƣợc xuất trình cũng nhƣ trong đó có bao nhiêu bản chính, bao nhiêu bản sao.
- Về vận đơn:
Các thƣ tín dụng thƣờng yêu cầu vận đơn là loại “vận đơn hoàn hảo(25) đã xếp hàng lên tàu”. Với loại này, thƣ tín dụng thƣờng yêu cầu cụ thể nhƣ sau:
Số bản chính của vận đơn là bao nhiêu bản (hoặc có thể quy định tối thiểu là bao nhiêu bản)
Cƣớc phí vận chuyển trả trƣớc hay trả sau
Tên ngƣời gửi hàng, ngƣời này là ngƣời thụ hƣởng của thƣ tín dụng hay là một ngƣời khác (thông thƣờng thì ngƣời gửi hàng là ngƣời thụ hƣởng)
Vận đơn đƣợc trao cho ngƣời nhận hàng theo lệnh của ai,... - Đơn bảo hiểm
23
: Pr of.Dr. Johan Schelin: “Letters of Credit and The Doctrine of strict compliance”, University of
Uppsala, German, January 7th 2004, page 27.
24
: Điều 37b UCP 500
25
: Theo Khoản a Điều 32 UCP 500, một vận đơn hoàn hảo là một chứng từ không có điều khoản hoặc ghi chú nói rõ ràng tình trạng có khuyết tật của hàng hoá và/hoặc của bao bì.
Thƣ tín dụng có thể có các quy định về việc bảo hiểm do ngƣời mua hay ngƣời bán phải chịu; các điều kiện bảo hiểm cụ thể nhƣ là việc đòi thanh toán với tổ chức nào, bằng loại tiền tệ gì, thực hiện tại ngân hàng nào,...
Một số các chứng từ khác nhƣ chứng chỉ đảm bảo chất lƣợng, chứng chỉ xuất xứ hàng hoá,... cũng có thể đƣợc quy định trong thƣ tín dụng (các loại chứng từ này đƣợc gọi là các chứng từ đƣợc cấp bởi bên thứ ba(26)
vì chỉ có hoá đơn là loại chứng từ do bên bán cấp). Các yêu cầu đối với các chứng từ này có thể đƣợc thấy trong Điều 20 – 38 của UCP 500, nhƣ đã đƣợc đề cập ở trên. Ngƣời thụ hƣởng nên lƣu ý để các bên thứ ba đó cấp các chứng từ không có các lỗi để đáp ứng các yêu cầu. Khi xuất trình các chứng từ này, chính ngƣời thụ hƣởng chứ không phải các bên thứ ba phải đối mặt với các hậu quả nếu có các sai sót. Do vậy, vì lợi ích của chính mình, họ cần kiểm tra trƣớc tất cả các chứng từ và sửa trƣớc các lỗi. Cần đảm bảo cách hiểu thống nhất giữa ngƣời thụ hƣởng và ngân hàng về tất cả mọi diễn đạt đƣợc thể hiện trong các chứng từ đƣợc xuất trình.
1.3.5. Khái niệm thanh toán bằng thư tín dụng
Trọng tâm của mọi giao dịch thƣ tín dụng là một hợp đồng mua bán đƣợc ký kết giữa một nhà nhập khẩu/ngƣời mua và một nhà xuất khẩu/ngƣời bán trong đó chứa đựng việc thanh toán tiền và một điều khoản thƣ tín dụng. Điều khoản thƣ tín dụng thƣờng yêu cầu chuyển giao các chứng từ sau khi mở một thƣ tín dụng không thể huỷ ngang. Theo nhƣ Điều 2 của UCP 500, có bốn bên tham gia trong một giao dịch thƣ tín dụng:
- Ngƣời xin mở thƣ tín dụng (khách hàng của ngân hàng) - Ngân hàng phát hành thƣ tín dụng
- Ngƣời thụ hƣởng
- Ngân hàng khác đƣợc uỷ quyền từ ngân hàng thứ nhất
Một ngân hàng khác nhƣ vậy có thể là một ngân hàng thông báo (Điều 7 UCP 500) hoặc có thể là một ngân hàng xác nhận (Điều 9 UCP 500).
Ngƣời nhập khẩu thƣơng lƣợng với ngân hàng phát hành mở một thƣ tín dụng với nhà xuất khẩu là ngƣời thụ hƣởng. Thƣ tín dụng phải đƣợc mở đúng thời gian, số tiền và phù hợp với các điều kiện trong hợp đồng mua bán.
Ngân hàngphát hành mở thƣ tín dụng cam kết thu xếp việc thanh toán theo các điều kiện đặc biệt khi chúng đƣợc thực hiện và gửi thông báo tới cho nhà xuất khẩu. Có ba tình huống có thể xảy ra: một ngân hàng thông báo
26
: Bên thứ ba, tức là các bên không phải là các bên tham g ia hợp đồng mua bán hoặc liên quan đến giao dịch thƣ tín dụng nhƣ là các công ty bảo hiểm, các nhà vận chuyển,...
tại quốc gia của nhà xuất khẩu có thể đƣợc ngân hàng phát hành uỷ quyền để đƣa ra thông báo đó; cũng có thể một ngân hàng nhƣ vậy hoặc một ngân hàng thứ ba có thể đƣợc uỷ quyền để thu xếp thanh toán (ngân hàng chỉ định)(27)
hoặc để xác nhận cho thƣ tín dụng (ngân hàng xác nhận)(28) bằng cách đƣa ra các cam kết của chính mình để thanh toán cho các chứng từ.
Nhà xuất khẩu phải giao hàng hoá theo đúng hợp đồng mua bán và phải giao kịp thời tất cả các chứng từ đƣợc yêu cầu và đƣợc xác định trong thƣ tín dụng. Nếu nhà xuất khẩu thực hiện nghĩa vụ, ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho họ. Do đó, ngân hàng phát hành tiến hành kiểm tra các chứng từ; nếu nó thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng, nó ghi nợ cho ngƣời xin mở thƣ tín dụng (nhà nhập khẩu) và chuyển giao chứng từ cho ngƣời này. Trong một số trƣờng hợp, việc chuyển giao chứng từ nhƣ vận đơn đƣợc thay cho việc chuyển giao hàng hoá. Nếu có một ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng chỉ định, nó kiểm tra các chứng từ, trả tiền và ghi nợ khoản đó cho ngân hàng phát hành.
Nhƣ vậy, thanh toán bằng thư tín dụng là phương thức thanh toán sử dụng thư tín dụng làm vật bảo đảm cho nghĩa vụ chi trả của người có nghĩa vụ đối với người thụ hưởng về số lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng. Về bản chất pháp lý, đây là phƣơng thức thanh toán uỷ nhiệm qua ngân hàng. Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng quy định: Thƣ tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện đƣợc Ngân hàng mở theo yêu cầu của ngƣời sử dụng dịch vụ thanh toán (ngƣời xin mở thƣ tín dụng), theo đó Ngân hàng thực hiện yêu cầu của ngƣời xin mở thƣ tín dụng để:
- Trả tiền hoặc uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của ngƣời thụ hƣởng khi nhận đƣợc bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thƣ tín dụng; hoặc
- Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của ngƣời thụ hƣởng vào một thời điểm nhất định trong tƣơng lai khi nhận đƣợc bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thƣ tín dụng(29)
.
1.3.6. Các học thuyết pháp lý liên quan đến phương thức thanh toán bằng thư tín dụng
Có hai học thuyết có ảnh hƣởng quan trọng đối với các giao dịch thƣ tín dụng: học thuyết về tính tách biệt (the doctrine of separability) và học
27 : Điều 9 UCP 500 28 : Điều 9 UCP 500 29
: Khoản 1 Điều 16 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 nă m 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
thuyết về sự tuân thủ chặt chẽ (the doctrine of strict compliance). Hai học thuyết ẩn sau pháp luật (the doctrines behind the law)(30) này đƣợc cụ thể hoá thành hai nguyên tắc rất quan trọng trong UCP 500 và đƣợc thể hiện xuyên suốt trong các điều khoản của nó.
1.3.6.1. Học thuyết về tính tách biệt (the doctrine of separability).
Điều 3 a của UCP 500 quy định rằng: về bản chất thƣ tín dụng là các giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng có thể là cơ sở cho việc mở thƣ tín dụng. Do đó, các ngân hàng không bị liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào các hợp đồng mua bán đó, thậm chí ngay cả khi trong thƣ tín dụng có bất kỳ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng này.
Chính vì thế, các cam kết trả tiền, cam kết chấp nhận và thanh toán các hối phiếu hoặc hoặc chiết khấu và/hoặc thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào khác của một ngân hàng quy định trong thƣ tín dụng không bị ràng buộc bởi bất kỳ sự khiếu nại hoặc bảo đảm nào của ngƣời xin mở thƣ tín dụng phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc với ngƣời hƣởng lợi.
Một trong số các chức năng gốc của thƣ tín dụng là tạo ra một nghĩa vụ thanh toán độc lập với hợp đồng mua bán và hợp đồng giữa ngƣời xin mở thƣ tín dụng với ngân hàng; do đó các điều kiện của của nghĩa vụ của ngân hàng để trả tiền đƣợc tách riêng trong các điều khoản của thƣ tín dụng và dù thế nào chăng nữa thì quyền, nghĩa vụ thanh toán cũng không phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của bên bán theo hợp đồng bán hàng.
Cơ sở của học thuyết này là ngân hàng không trở thành một dạng trọng tài viên để giải quyết các tranh chấp giữa ngƣời bán và ngƣời mua mà điều này có thể dẫn tới việc trì hoãn thanh toán và làm cho thƣ tín dụng trở thành một dịch vụ kém sức hấp dẫn. Học thuyết này cần phải đƣợc xem xét một cách hết sức thận trọng, nếu không thì sự tồn tại tiếp tục của hệ thống tín dụng chứng từ nhƣ là các phƣơng tiện thanh toán đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong thƣơng mại quốc tế hiện nay sẽ khó có thể tiếp tục. Khi kiểm tra các chứng từ, ngân hàng không kiểm tra chất lƣợng và số lƣợng của hàng hoá, cũng không xem xét các chứng từ chứa đựng những gì hoặc liệu các chứng từ có hợp lý về mặt kinh tế hay không. Điều 4 của UCP 500 dứt khoát cấm ngân hàng làm nhƣ vậy.
30
1.3.6.2. Học thuyết về sự tuân thủ chặt chẽ (the doctrine of strict compliance). compliance).
Điều 4 của UCP 500 quy định rằng trong các nghiệp vụ tín dụng chứng từ, tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ chứ