Quan hệ giữa UCP 500 và pháp luật quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng Luận văn ThS. Luật 6 01 05 (Trang 46)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.1. Quan hệ giữa UCP 500 và pháp luật quốc gia

Điều lệ và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ là những quy tắc thể hiện đầy đủ các thông lệ và tập quán quốc tế trong giao dịch tín dụng chứng từ. Nó đƣợc soạn thảo và phát hành bởi một tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới có quy mô, phạm vi hoạt động và tầm ảnh hƣởng trên toàn cầu là Phòng Thƣơng mại Quốc tế (ICC).

UCP ra đời là nhằm thiết lập một hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ. Nó bao gồm những điều khoản vừa có tính chất tổng quát quy định nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong giao dịch, vừa là những chỉ dẫn rất cụ thể cho các giao dịch của các ngân hàng liên quan. UCP đề cập khá sâu rộng và thể hiện đƣợc quá trình phát triển không chỉ của hoạt động ngân hàng mà còn của các ngành khác nhƣ thƣơng mại, vận tải, bảo hiểm,... của thế giới.

Hầu hết các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ đƣợc các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 500. Nhƣng ở từng nƣớc, giao dịch này còn bị điều chỉnh và bị chi phối bởi hệ thống pháp luật quốc gia. Hai hệ thống các quy định này đã tạo lập hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ của các ngân hàng trên thế giới. Trong quá trình áp dụng, mỗi loại đều có vị trí riêng biệt xuất phát từ các đặc điểm, bản chất của chúng. UCP 500 là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, còn luật quốc gia chỉ có giá trị trong một nƣớc. (Hiện có nhiều ý kiến khác nhau ở các nƣớc về bản chất pháp lý của UCP 500. Có ý kiến cho rằng UCP là các quy tắc riêng trong phạm vi của luật thƣơng mại thế giới tự trị (the UCP are own rules in the sense of an autonomous world trade law) và do đó nó là luật “bắt buộc”. Nhƣng UCP 500 không thể là luật “bắt buộc” bởi vì ICC không phải là một tổ chức có quyền lập pháp. Một quan điểm khác coi UCP nhƣ là thông luật (common law) giữa các thƣơng gia và sẽ dẫn tới việc áp dụng UCP mà không cần phải thoả thuận bằng văn bản. Quan điểm này lập luận rằng nếu nhƣ cho dù UCP không phải là thông luật, thì nó vẫn là một tập quán thƣơng mại thống nhất có tính quốc tế và do đó có thể áp dụng mà không cần phải thoả thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, UCP cũng không phải là thông luật do nó đã đƣợc sửa

đổi, bổ sung vài lần. Chính vì thế mà hiện nay vẫn còn có những thắc mắc rằng liệu toàn bộ hay một số quy tắc của UCP có phải là tập quán thƣơng mại hay không).

Tuy nhiên, dù thế nào thì UCP vẫn đang đƣợc sử dụng và áp dụng một cách thƣờng xuyên và phổ biến hàng ngày, hàng giờ trên khắp thế giới. Các quốc gia tuỳ theo đặc điểm của hệ thống pháp luật của mình cũng nhƣ sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc mà có các thái độ khác nhau khi xem xét về bản chất pháp lý của UCP trong quá trình áp dụng thuộc thẩm quyền tài phán của mình.

Hiện nay, ngoại trừ Mỹ và Colombia là hai nƣớc duy nhất chấp nhận UCP là một bộ phận của hệ thống pháp luật của họ, các nƣớc còn lại trên thế giới đều nhìn nhận UCP 500 cùng với INCOTERM là hai văn bản nằm trong hệ thống thông lệ và tập quán quốc tế mà các chủ thể trong quan hệ thƣơng mại quốc tế đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nƣớc trên thế giới khác nhau tuỳ thuộc vào hệ thống pháp luật của từng nƣớc.

Bộ luật Dân sự của Liên bang Nga có hiệu lực từ ngày 01/3/1996 có nhiều quy định về một số vấn đề về giao dịch tín dụng chứng từ liên quan đến UCP 500. Bộ luật này “nội luật hoá” khá nhiều các điều khoản của UCP 500, thậm chí có một số điểm trái ngƣợc hẳn với thông lệ quốc tế trong văn bản này. Ví dụ, tại điều 873 quy định nếu ngân hàng không nói rõ thƣ tín dụng là không đƣợc huỷ ngang thì nó đƣợc coi là huỷ ngang (trái ngƣợc hoàn toàn với điều 5 UCP 500 là nếu thƣ tín dụng không đề cập nhƣ vậy thì nó đƣợc coi là không huỷ ngang).

Pháp luật Trung Quốc lại chú trọng về việc chống gian lận trong giao dịch tín dụng chứng từ(33)

. Nếu có sự khiếu nại từ phía ngƣời xin mở thƣ tín dụng về khuyết tật hàng hoá, toà án có thể ra lệnh tạm ngừng thanh toán để điều tra, kết luận. Toà án đƣợc khuyến khích áp dụng nghiêm khắc hình phạt đối với những ngƣời gian lận trong việc giao hàng nhƣng lại lập chứng từ hoàn hảo để đƣợc thanh toán. Một vụ án điển hình là phán quyết của Toà án Hàng hải tại Hán Khẩu vào tháng 9/1994 phạt nặng đối với nhà xuất khẩu ngƣời Bỉ (ngƣời thụ hƣởng trong thƣ tín dụng) vì đã giả mạo chứng từ để nhận thanh toán tại ngân hàng. Mặc dù hàng đƣợc giao từ Ukraina về Trung Quốc chỉ thiếu 60,01 tấn trong số 9.687,07 tấn thép xây dựng; nhƣng vì ngƣời thụ hƣởng đã tự lập vận đơn nhằm phù hợp với chứng từ xuất trình tại ngân hàng, toà án đã ra lệnh bán đấu giá toàn bộ hàng hoá trị giá

33

: PGS. TS. Nguyễn Thị Quy: “Thanh toán quốc tế bằng L/C - Các tranh chấp thường phát sinh và cách

2.637.875,04 USD. Sau khi bồi thƣờng thiệt hại 1,2 triệu USD cho nhà nhập khẩu Trung Quốc, chi trả án phí, số còn lại mới đƣợc trả lại cho nhà xuất khẩu, mặc dù chứng từ hoàn hảo đã đƣợc ngân hàng phát hành chấp nhận. Một vụ án nhƣ vậy không phải là hiếm gặp trong các giao dịch tín dụng chứng từ, nhƣng vì số tiền phạt tƣơng đối lớn và quyết định khá cứng rắn của của Toà án Hàng hải Hán Khẩu nên nó đƣợc Phòng Thƣơng mại Quốc tế coi là điển hình để khuyến cáo những ai liên quan phải cảnh giác đối với các phát sinh giữa hai bên mua bán nhƣng lại rất rủi ro cho ngân hàng(34)

.

Đối với các nƣớc Châu Âu, với nền kinh tế thị trƣờng phát triển và công nghệ tiên tiến, pháp luật quốc gia gần nhƣ không có khác biệt với UCP. Các quy định trong nƣớc tại các nƣớc này về giao dịch tín dụng chứng từ chủ yếu tập trung vào việc cụ thể hoá vai trò, trách nhiệm và những việc làm của các bên trong thƣ tín dụng, đồng thời phát triển thêm những vấn đề liên quan đến các van bản pháp luật khác của quốc gia.

Luật quốc gia thƣờng là tôn trọng chứ ít khi có những trái ngƣợc với thông lệ quốc tế trong UCP, nhƣng không phải là không có những mâu thuẫn. Sự khác biệt giữa hai hệ thống các quy định này tuỳ thuộc vào đặc thù của từng nƣớc, vào mức độ phát triển kinh tế và sự hoà nhập vào nền thƣơng mại quốc tế của các quốc gia.

Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt, thậm chí trái ngược với UCP thì luật quốc gia sẽ vượt lên tất cả và phải được tuân thủ. Quan điểm này của các nhà soạn thảo UCP đƣợc nói rõ trong tài liệu hướng dẫn của ICC số xuất bản 511: “Do được dẫn chiếu áp dụng vào thư tín dụng, UCP chi phối giao dịch tín dụng chứng từ là cơ bản nhưng không phải là duy nhất. Toà án và trọng tài thường vận dụng UCP bởi nó là một tuyển tập của các thông lệ và tập quán về tín dụng chứng từ được phổ biến và thông dụng nhất trên toàn thế giới. Nó được hiểu như là một văn bản đạt được sự hoàn hảo gần với một bộ luật quốc tế. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta phải thừa nhận là việc áp dụng UCP vào tín dụng chứng từ không ngăn cản việc toà án áp dụng luật pháp quốc gia. Thời gian qua có nhiều cuộc tranh luận về pháp lý, đặc biệt là các trường hợp có sự đối nghịch giữa UCP và luật quốc gia. Quan điểm của ICC là bản điều lệ sẽ không nêu ra những vấn đề pháp lý như vậy và UCP không thể thay đổi được luật quốc gia. Những tranh chấp nếu có tốt nhất là để cho Toà án xem xét và phán quyết”. “Toà án quyết định mọi vấn đề trên cơ sở pháp luật quốc gia và UCP. Nếu có sự cách biệt giữa hai hệ thống pháp luật thì quyết định của toà án có thể vượt lên tất cả, kể cả UCP”. ICC cũng khuyến cáo các ngân hàng: “các giao dịch tín dụng chứng từ dựa

34

: Xe m thê m: Nguyễ n Tr ọng Thuỳ, “Vấn đề pháp lý trong giao dịch thanh toán xuất nhập k hẩu”, Tạp chí ngân hàng số 21 nă m 1998, trang 7.

vào UCP nhưng nó không nên và không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của luật pháp quốc gia. Điều tốt nhất đối với các ngân hàng là nên tránh đối đầu với luật pháp của bất kỳ nước nào”.

2.1.2. Pháp luật Việt Nam về thanh toán bằng thư tín dụng và việc áp dụng UCP 500 tại Việt Nam.

Từ khi Việt Nam chủ động và tích cực tham gia vào nền kinh tế thế giới và hội nhập vào các quan hệ thƣơng mại quốc tế thì các hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tƣ,... phát triển với tốc độ nhanh chóng. Kéo theo đó là các hoạt động thƣơng mại và các hoạt động ngân hàng cũng tăng trƣởng và sôi động theo. Hiện nay, các quy định pháp luật của Việt Nam đã cho phép thành lập các ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tham gia hoạt động tại Việt Nam.

Ngay khi UCP 500 có hiệu lực vào ngày 01/01/1994 thì vào thời điểm đó, ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trong các giao dịch quốc tế của Việt Nam là Ngân hàng ngoại thƣơng đã thông báo chấp nhận áp dụng UCP 500 vào giao dịch tín dụng chứng từ. Cho tới nay, UCP 500 đã đƣợc tất cả các ngân hàng đƣợc phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế áp dụng nhằm hoà nhập vào mạng lƣới thanh toán toàn cầu. Về lý thuyết, việc vận dụng UCP 500 tại nước ta gần như tuyệt đối mà không gặp bất cứ sự điều chỉnh nào. Đây là nét đặc thù của Việt Nam.

Các quốc gia đều có luật hoặc các văn bản dƣới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế và có tính đến các đặc thù của sự phát triển kinh tế và các tập quán của nƣớc họ. Nhƣng tại nƣớc ta, cho đến nay vẫn không có một văn bản nào quy định, hƣớng dẫn giao dịch thanh toán để các ngân hàng thƣơng mại áp dụng vào thực tế.

Hiện nay, ngoài ba văn bản quy phạm pháp luật có các quy định trực tiếp về hình thức thanh toán bằng thƣ tín dụng và chỉ đƣa ra các quy định về nguyên tắc áp dụng (Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán), cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc áp dụng UCP 500 tại Việt Nam có thể kể đến:

- Bộ luật dân sự của nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995: Phần VII, điều 827, khoản 4 quy định:

Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà không được bộ luật này, các văn bản khác của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh, thì áp dụng Tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Luật Thƣơng mại năm 1997: Điều 4:

4.1- Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này, thì các bên trong Hợp đồng áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

4.2- Các bên trong Hợp đồng được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, nếu pháp luật nước ngoài không trái với pháp luật Việt Nam hoặc trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài.

4.3- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng Tập quán thương mại quốc tế, nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam.

- Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về Quản lý ngoại hối:

Điều 3:

3.1- Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này, thì áp dụng các Điều ước quốc tế đó. 3.2- Trong trường hợp pháp luật Việt Nam không cấm, các bên tham gia hoạt động ngoại hối với nước ngoài có thể thoả thuận áp dụng Tập quán quốc tế hoặc pháp luật nước ngoài, nếu không gây ra hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích Việt Nam.

- Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Điều 4:

Các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế nếu tập quán đó không trái với pháp luật nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các quy định pháp luật trên của nhà nƣớc Việt Nam cùng thể hiện một điểm quan trọng là chỉ áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc không bị pháp luật Việt Nam cấm và không gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam. Điều này có nghĩa là nếu xảy ra xung đột pháp luật khi áp dụng tập quán quốc tế thì luật Việt Nam sẽ chiếm ƣu thế và đƣợc áp dụng. Nhƣ vậy, các bên tham gia hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng đƣợc phép thoả thuận áp dụng UCP 500 với tƣ cách là tập quán thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, nếu pháp luật Việt Nam có sự khác biệt, thậm chí đối lập với UCP 500 thì pháp luật Việt Nam phải đƣợc tuân thủ.

Tóm lại, có thể mô hình hoá những khía cạnh pháp lý của phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Việt Nam hiện nay thông qua một lƣợc đồ đơn giản sau:

2.2. Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng thƣ tín dụng.

Theo quy định tại Điều 16 của Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc thì việc mở một thƣ tín dụng là nghĩa vụ của một ngân hàng để thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng một số tiền xác định trong một khoảng thời gian xác định (hoặc uỷ quyền cho một ngân hàng khác (ngân hàng chỉ định) để thực hiện việc thanh toán này), trong trƣờng hợp xuất trình đúng hạn các chứng từ thích hợp, xác

Nhà Nhập khẩu Ngân hàng Nhà Xuất khẩu Thư tín dng Đơn xin mở Thƣ tín dụng Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối UCP 500

nhận chuyên chở hàng hoá (hoá đợn dịch vụ vận chuyển) và thực hiện chính xác các điều kiện của thƣ tín dụng.

Đối với việc thanh toán bằng thƣ tín dụng, việc vận chuyển hàng hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng Luận văn ThS. Luật 6 01 05 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)