Hệ thống hoá các quy định của các ngành có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng Luận văn ThS. Luật 6 01 05 (Trang 91 - 99)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH

3.2.4. Hệ thống hoá các quy định của các ngành có liên quan

Các phân tích ở trên đã cho thấy sự cần thiết phải có quy chế, van bản quy định và hƣớng dẫn về giao dịch thanh toán trong hoạt động thƣơng mại quốc tế. Giao dịch này, tuy là của ngân hàng và các khách hàng của họ (ngƣời xuất khẩu, ngƣời nhập khẩu) nhƣng liên quan đến nhiều ngành trong nƣớc nhƣ Thƣơng mại, Hải quan, nên cần có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, nhằm tạo ra sự nhất quán cho việc ban hành cũng nhƣ áp dụng và thi hành.

Một ví dụ đã đƣợc nêu là trƣờng hợp các bên lập vận đơn theo lệnh của ngân hàng và theo thông lệ quốc tế về vận tải, với vận đơn đó, ngân hàng sẽ đƣợc quyền nhận hàng và bán hàng cho khách hàng khác nếu ngƣời mở thƣ tín dụng không đủ khả năng thanh toán hoặc có nguy cơ phá sản. Do phần lớn các thƣ tín dụng đƣợc mở với số tiền ký quỹ chỉ ở mức 15 - 20% nên biện pháp trên của ngân hàng là hoàn toàn cần thiết và hợp lý, đúng theo thông lệ quốc tế. Nhƣng trên thực tế của Việt Nam, ngân hàng rất khó đƣợc phép nhận hàng của ngƣời mở vì bị hải quan từ chối, cho rằng “Ngân hàng chỉ bảo lãnh chứ không phải là người mua nên không được phép nhận hàng”. Đặc biệt là đối với các lô hàng cần phải có cô-ta nhập khẩu thì ngân hàng lại càng không đủ điều kiện để nhận hàng để bán lại cho bên thứ ba.

Đồng thời, để cho các quy định về thanh toán bằng thƣ tín dụng đƣợc thực hiện thuận lợi thì ngoài việc ban hành các quy định pháp luật trong nƣớc về lĩnh vực này còn cần chú ý hoàn thiện các văn bản điều chỉnh mối quan hệ gốc giữa các bên (quan hệ mua bán hàng hoá thông qua hợp đồng xuất nhập khẩu). Trong trƣờng hợp đó, việc hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hoá là rất quan trọng nhằm cụ thể hoá luật hợp đồng để điều chỉnh một loại hỡnh giao dịch quan trọng cụ thể. Nếu nhƣ việc mua bỏn hàng hoỏ đƣợc trực tiếp thanh toỏn ngay thỡ thoả thuận mua bỏn một khối lƣợng hàng hoá trong tƣơng lai đú với một mức giá cụ thể nào đó đƣợc coi là một hợp đồng và dĩ nhiên do luật hợp đồng điều chỉnh. Tuy nhiên, nhiều giao dịch bán hàng đƣợc thực hiện mà không có sự gặp gỡ trực tiếp do các thƣơng nhân ở xa nhau, tiến hành giao dịch bằng thƣ từ, điện thoại, fax, sử dụng các đơn đặt hàng in sẵn, các mẫu vận đơn và hoá đơn. Do đó, cần hoàn thiện các quy định pháp luật về mua bán hàng hoá cụ thể để giải quyết những vấn đề nhƣ

thời điểm và cách thức xác lập hợp đồng khi giao dịch diễn ra, bên nào phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá hay chịu rủi ro khi hàng hoá hƣ hỏng và chế tài nào sẽ đƣợc áp dụng khi hàng hoá không phù hợp với yêu cầu của bên mua hay khi bên mua không thanh toán. Điều này rất quan trọng vỡ nếu đƣợc quy định rừ ràng, cỏc bờn sẽ cú cỏc căn cứ chắc chắn để thực hiện cỏc quyền và nghĩa vụ của mỡnh, khụng để xảy ra trƣờng hợp ảnh hƣởng đến giao dịch thanh toỏn bằng thƣ tớn dụng giữa cỏc bờn.

KẾT LUẬN

Thế giới đang phát triển trong giai đoạn các nƣớc đang cố gắng thích ứng hệ thống pháp luật của mỡnh với tớnh hợp lý của thị trƣờng. Trong quá trỡnh này, cỏc quốc gia đều đó đi đến đánh giá đầy đủ hơn về cách thức hệ thống pháp luật của mỗi nƣớc ảnh hƣởng tới nền kinh tế của nƣớc mỡnh nhƣ thế nào cũng nhƣ sự tỏc động của những yếu tố truyền thống khỏc nhau đối với những vấn đề vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia nhƣ là thƣơng mại quốc tế, thanh toỏn quốc tế,... Việt Nam là một đất nƣớc đang trong tiến trỡnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới và cũng khụng phải là một ngoại lệ. Trong quỏ trỡnh hội nhập và học hỏi cỏc kinh nghiệm cả về kinh tế và phỏp lý từ thực tiễn phong phỳ và phức tạp của thế giới, chắc chắn là Việt Nam sẽ rỳt ra đƣợc những bài học có giá trị từ những quốc gia đó cú nền kinh tế phỏt triển cũng nhƣ từ các cuộc cải cách đôi khi rất khác thƣờng đang đƣợc tiến hành tại các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng đang chuyển đổi.

Việt Nam đang nỗ lực để có đƣợc khả năng thực hiện các hoạt động thƣơng mại đầy đủ và hiệu quả với tất cả các quốc gia và vùng lónh thổ trờn thế giới. Quỏ trỡnh tham gia tớch cực và chủ động vào hệ thống thị trƣờng toàn cầu hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam phát huy đƣợc cỏc lợi thế của mỡnh để trở nên thịnh vƣợng hơn, mang lại những cơ hội mới cho ngƣời dân cho các doanh nghiệp. Phát triển thƣơng mại có một ảnh hƣởng sâu rộng tới sự tăng trƣởng kinh tế và nỗ lực xoá nghèo đói bởi vỡ nú mở cửa cho tất cả cỏc nền kinh tế đƣợc cạnh tranh, và phát huy đƣợc cỏc lợi thế so sỏnh của mỡnh; cho phộp cỏc nguồn tài nguyờn lƣu chuyển tới nơi mà chúng đƣợc sử dụng hiệu quả và nâng cao mức sống.

Một trong những công cụ xuất sắc đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của hoạt động thƣơng mại hiện nay cả ở trên thế giới và Việt Nam là phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng. Có thể kết luận rằng thƣ tín dụng là một công cụ thuận tiện và đáng tin cậy trong thanh toán quốc tế. Mặc dù đây cũng là phƣơng thức bị giới pháp lý cho là rất phức tạp và tốn kém. Việc áp dụng thƣ tín dụng trong các hoạt động xuất nhập khẩu là phức tạp cả trên phƣơng diện pháp lý cũng nhƣ các điều kiện kinh tế. Nếu một vài ngân hàng tham gia vào một vụ thanh toán bằng thƣ tín dụng, thì cuối cùng là ngƣời mua thƣ tín dụng sẽ phải chi trả các chi phí của tất cả các ngân hàng đƣợc uỷ quyền. Thông thƣờng, chi phí của mỗi hoạt động, nhƣ là mở thƣ tín dụng, gửi một giấy thông báo, xác nhận, kiểm tra các tài liệu đã đƣợc quy định trong thƣ tín dụng,... đƣợc kể ra không tính phí nhƣng thực tế một số thủ tục đƣợc quyết định theo các biểu phí cố định tính trên số tiền của thƣ tín dụng đối với bất kỳ hoạt động nào.

Việc áp dụng phƣơng thức này có thực sự đem lại lợi ích hay không cũng còn tuỳ thuộc vào độ tin cậy cũng nhƣ các kinh nghiệm thích đáng của các ngân hàng tham gia trong lĩnh vực này và với sự tồn tại của một mạng lƣới rộng rãi các ngân hàng có liên lạc thƣờng xuyên. Dƣới các trạng thái này, các hoạt động trở nên ít rắc rối hơn.

Các lập luận ủng hộ cho sự đáng tin cậy của thƣ tín dụng với tƣ cách là một phƣơng thức thanh toán quốc tế:

- Thƣ tín dụng là một phƣơng thức linh hoạt và quan tâm đến lợi ích của tất cả các bên trong giao dịch. Ví dụ thƣ tín dụng cho phép ngƣời mua nhận đƣợc khoản tín dụng thông qua việc mở thƣ tín dụng. Điều này tạo thuận tiện cho việc thanh toán mau lẹ mà không cần phải rút các khoản tiền ra khỏi quá trình lƣu thông;

- Ngoài ra, quyền của ngƣời thụ hƣởng (nhà xuất khẩu) trong việc lựa chọn ngân hàng chi trả (mà theo một quy tắc bất thành văn, là một ngân hàng tại quốc gia của ngƣời thụ hƣởng) làm giảm các rủi ro đối với việc không thanh toán đối với các hàng hoá đã cung cấp (hay dịch vụ đã thực hiện) do ngƣời thụ hƣởng đƣợc thông báo đầy đủ về ngân hàng này và có sự tín nhiệm với nó;

- Trên cơ sở của thƣ tín dụng, một nhà xuất khẩu đƣợc phép nhận thanh toán mau lẹ và trƣớc khi hàng đƣợc chuyển đến địa chỉ;

- Đến lƣợt mình, thƣ tín dụng đảm bảo việc nhận hàng hoá bởi ngƣời nhập khẩu chứ ngân hàng không kiểm soát việc vận chuyển hàng hoá nhƣng lại kiểm soát nghiêm ngặt tính phù hợp của các tài liệu đƣợc nhà xuất khẩu xuất trình với các điều kiện của thƣ tín dụng, điều này thẩm tra việc xếp hàng lên tàu;

Để đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng phƣơng thức thanh toán này trên toàn thế giới, thông lệ quốc tế đã hình thành một bản Điều lệ và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP) do Phòng Thƣơng mại Quốc tế tổng hợp, soạn thảo và ban hành. UCP ra đời là nhằm thiết lập một hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ. Nó bao gồm những điều khoản vừa có tính chất tổng quát quy định nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong giao dịch, vừa là những chỉ dẫn rất cụ thể cho các giao dịch của các ngân hàng liên quan. UCP đề cập khá sâu rộng và và thể hiện đƣợc quá trình phát triển không chỉ của hoạt động ngân hàng mà còn của các ngành khác nhƣ thƣơng mại, vận tải, bảo hiểm,... của thế giới.

Tuy nhiên, chỉ UCP không thôi thì chƣa đủ để bảo đảm và bảo vệ cho quyền lợi của các bên liên quan mặc dù hầu hết các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ đƣợc các ngân hàng

trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 500. Nhƣng ở từng nƣớc, giao dịch này còn bị điều chỉnh và bị chi phối bởi hệ thống pháp luật quốc gia. Hai hệ thống các quy định này đã tạo lập hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ của các ngân hàng trên thế giới.

Tại Việt Nam hiện nay, vẫn còn thiếu các quy định của hệ thống pháp luật trong nƣớc điều chỉnh về lĩnh vực này và trong thực tế đã làm nảy sinh không ít các rắc rối liên quan đến khía cạnh pháp lý của các quyền và nghĩa vụ giữa các bên liên quan. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả của việc áp dụng phƣơng thức thanh toán phổ biến này tại Việt Nam cũng nhƣ ảnh hƣởng tới uy tín, danh tiếng của các ngân hàng cũng nhƣ của giới kinh doanh Việt Nam.

Cuối cùng, có thể nhận xét rằng, các quan hệ thanh toán quốc tế thông qua thƣ tín dụng đã và đang đƣợc áp dụng thƣờng xuyên do phƣơng thức này thuận lợi cho tất cả các bên, có thể dự đoán chắc chắn rằng việc áp dụng thanh toán bằng thƣ tín dụng sẽ không ngừng gia tăng trong tƣơng lai. Chính vì thế, nhu cầu đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, thảo luận một cách thận trọng nhằm ban hành các quy định pháp luật về lĩnh vực này đang ngày càng trở nên cấp thiết và cần phải đƣợc nhìn nhận một cách đúng đắn từ phía nhà nƣớc và phía những chủ thể có liên quan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995

2. Luật Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam 1997 3. Luật các Tổ chức tín dụng 1997

4. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989

5. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16 tháng 3 năm 1994

6. Nghị định 17-HĐBT ngày 16 tháng 11 năm 1990 của Hội đồng Bộ trƣởng quy đ ịnh chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế

7. Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

8. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 1999 của Chính phù về Bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng

9. Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

10. Quyết định số 802/TTg ngày 24 tháng 9 năm 1997 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xử lý tồn tại về mở thƣ tín dụng.

11. Thông tƣ số 06/2000/TT-NHNN1 ngày 04 tháng 4 năm 2000 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 1999 của Chính phù về Bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng

12. Thông tƣ liên tịch số 12/2000/TTLT/NHNN-BTP-TCĐC ngày 22 tháng 11 năm 2000 hƣớng dẫn thực hiện một số giải pháp về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 7 năm 2000.

13. Công văn số 442/KHXX ngày 18 tháng 7 năm 1994 của Toà án Nhân dân tối cao về việc áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các Vụ án kinh tế. 14. Công văn số 11/KHXX ngày 23 tháng 01 năm 1996 của Toà án Nhân dân tối cao

hƣớng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

15. Quyết định 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Quy chế thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng. (Đã hết hiệu lực) 16. Quyết định 207/QĐ-NH7 ngày 01/7/1997 về việc ban hành Quy chế mở Thƣ tín

dụng nhập hàng trả chậm (Đã hết hiệu lực)

17. Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25-5-2001 ban hành Quy chế mới về mở Thƣ tín dụng nhập hàng trả chậm

18. Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

19. Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

II. LUẬT QUỐC TẾ VÀ CÁC NƢỚC KHÁC

20. Phòng Thƣơng mại Quốc tế, “Điều lệ và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP - Uniform Customs and Practice for Documentary Credit), xuất bản năm 1993 (1993Revision), ấn bản thứ 500 (Publication No 500) (gọi tắt là UCP 500) có hiệu lực từ ngày 01/01/1994.

21. Tài liệu hƣớng dẫn thực hành UCP của ICC số xuất bản 494 năm 1990 22. ICC Guide to Documentary Credit Operation

23. Phòng Thƣơng mại Quốc tế, “Quy tắc thống nhất về Thƣ tín dụng dự phòng”, ấn bản số 590 năm 1998

24. ICC Documentary Credit Insights - Vol. 7 Winter 2001

25. Uỷ ban về Quy tắc và Kỹ nghệ Ngân hàng ngày 30 tháng 10 năm 2002 “Thƣ tín dụng chuyển nhƣợng và UCP 500” (tài liệu Tiếng Anh) (Commision on Banking Tecnique and Practice, 30, October 2002: Transferable Credits and the UCP 500) 26. Uỷ ban Luật Thƣơng mại Quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL), “Công

ƣớc Mua bán hàng hoá quốc tế” năm 1980.

27. Viện Thống nhất Tƣ pháp Quốc tế (UNIDROIT), “Các Nguyên tắc Hợp đồng Thƣơng mại Quốc tế”, tháng 5 năm 1994.

28. Liên Hợp Quốc, “Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Bảo lãnh độc lập và Thƣ tín dụng dự phòng”, năm 1996

29. Ban Thƣ ký UNCITRAL, “Chú giải về Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Bảo lãnh độc lập và Thƣ tín dụng dự phòng”.

30. Bộ luật Thƣơng mại Thống nhất của Hoa Kỳ 1974 31. Bộ luật Dân sự Liên bang Nga năm 1995

32. Luật Thƣơng mại Bungaria

III. GIÁO TRÌNH VÀ CÁC TÀI LIỆU CHUYÊN KHẢO

33. Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam - Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 1999.

34. Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thƣơng - Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, NXB Giáo dục 2002.

35. Tài liệu học tập Chuyên đề thanh toán quốc tế bằng Thƣ tín dụng - Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội - 2001.

36. PGS. TS. Nguyễn Thị Quy: “Thanh toán quốc tế bằng L/C - Các tranh chấp thƣờng phát sinh và cách giải quyết”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2003, trang 24.

37. Nguyễn Mạnh Bách, “Pháp luật về Hợp đồng”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995

38. Nguyễn Duệ, “Tiền tệ và Ngân hàng”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995 39. Nguyễn Ngọc Điện, “Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Luật

Dân sự Việt Nam”, NXB Trẻ 1999

40. Ngô Quốc Kỳ, “Một số vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động của Ngân hàng”, NXB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng Luận văn ThS. Luật 6 01 05 (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)