6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống quy định giải quyết tranh chấp liên quan
đến phương thức thanh toán bằng Thư tín dụng.
Nhƣ đã phân tích, việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến các giao dịch thƣ tín dụng hiện nay gặp phải hai vấn đề cản trở chủ yếu:
Thứ nhất là cơ sở lý luận về thẩm quyền xét xử của Toà án đối với các tranh chấp thƣ tín dụng hiện nay. Mặc dù Toà kinh tế đƣợc mặc nhiên coi là có thẩm quyền giải quyết với các tranh chấp này nhƣng khi đối chiếu vào các quy định hiện hành về thẩm quyền của Toà kinh tế thấy rất khiên cƣỡng.
Đồng thời, khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến thanh toán bằng thƣ tín dụng hiện nay, các Toà án thƣờng căn cứ vào các văn bản sau:
- Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16 tháng 3 năm 1994
- Nghị định 17-HĐBT ngày 16 tháng 11 năm 1990 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế
- Công văn số 442/KHXX ngày 18 tháng 7 năm 1994 của Toà án Nhân dân tối cao về việc áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các Vụ án kinh tế.
- Công văn số 11/KHXX ngày 23 tháng 01 năm 1996 của Toà án Nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế
Hiện nay, các văn bản này đã không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc và do đó phát huy đƣợc rất ít vai trò trong việc xét xử các tranh chấp trong một lĩnh vực hết sức đặc thù và mới đối với pháp luật Việt Nam là thanh toán bằng thƣ tín dụng. Cần phải có một sự nghiên cứu và đổi mới tƣơng đối toàn diện về lĩnh vực này để có thể tƣơng xứng và đáp ứng đƣợc vai trò ngày càng lớn của các giao dịch thanh toán bằng thƣ tín dụng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nƣớc.
Thứ hai là thiếu cơ sở pháp lý trong pháp luật quốc gia điều chỉnh về các quan hệ thanh toán bằng thƣ tín dụng. Toà án khi giải quyết tranh chấp không thể có đầy đủ các căn cứ để ra phán quyết. Do đó thiếu sức thuyết phục và rất khó cho các bên, đặc biệt là các ngân hàng thực hiện các quyền và các nghĩa vụ của mình. Xin trở lại ví dụ về vụ tranh chấp thƣ tín dụng giữa một Công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam với khách hàng Hàn Quốc và cách giải quyết của Trọng tài Quốc tế Việt Nam (đƣợc nêu trong Mục 2.6.1 của Luận văn này). Trong khi đó, pháp luật các nƣớc đều có quy định và các Toà án hay các cơ quan tài phán của họ có thể yên tâm vận dụng trong việc xét xử các tranh chấp có liên quan tới công dân hay tổ chức của họ. Ví dụ nhƣ trong tài liệu hướng dẫn của ICC số xuất bản 494 có nêu trƣờng hợp Toà án Tối cao của Venezuela ngày 05/4/1989 đã công nhận phán quyết của các Toà án cấp dƣới là buộc một ngân hàng Pháp phải trả cho ngân hàng Venezuela 3 triệu USD cộng với lãi phát sinh, theo thƣ tín dụng dự phòng mà ngân hàng Pháp là ngƣời hƣởng. Trong vụ này, điều đáng lƣu ý là Toà án đã kết hợp các mối quan hệ tín dụng và quan hệ giao dịch tín dụng chứng từ giữa ngân hàng Pháp và ngân hàng Venezuela để xét xử, mặc dù phía ngân hàng Pháp yêu cầu xem xét việc thanh toán số tiền 3 triệu USD phát sinh trong giao dịch tín dụng chứng từ giữa hai bên. Ngân hàng Pháp cho rằng theo UCP, giao dịch tín dụng chứng từ độc lập với các giao dịch khác. Phán
quyết của Toà là UCP chỉ là thông lệ quốc tế, không thể can thiệp hoặc ảnh hƣởng đến Quyết định của Toà án của Venezuela, việc phán quyết của Toà án dựa vào luật pháp Venezuela. Trong tranh chấp này, ngân hàng Pháp đã vi phạm pháp luật Venezuela về giao dịch tín dụng chứng từ do không cung cấp kịp thời và đúng mẫu biểu chứng từ theo quy định, mặc dù trong giao dịch thƣ tín dụng dự phòng, hành động của các ngân hàng này đƣợc coi là hoàn hảo.