Xây dựng pháp luật làm cơ sở cho việc áp dụng UCP tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng Luận văn ThS. Luật 6 01 05 (Trang 81 - 82)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1.1. Xây dựng pháp luật làm cơ sở cho việc áp dụng UCP tại Việt

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật về thanh toán bằng Thƣ tín dụng ở Việt Nam.

3.1.1. Xây dựng pháp luật làm cơ sở cho việc áp dụng UCP tại Việt Nam. Nam.

Nhƣ đã đƣợc phân tích trong đề tài, đặc thù của việc thực hiện phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam chính là việc vận dụng gần như tuyệt đối UCP 500 mà không có bất cứ sự điều chỉnh nào. Các quốc gia đều có luật hoặc các văn bản dƣới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế và có tính đến các đặc thù của sự phát triển kinh tế và các tập quán của nƣớc họ. Nhƣng tại nƣớc ta, cho đến nay vẫn chƣa có một văn bản nào quy định, hƣớng dẫn cụ thể về giao dịch thanh toán bằng thƣ tín dụng để các ngân hàng thƣơng mại áp dụng vào thực tế.

Điều đặc biệt là cho tới nay chƣa có một văn bản pháp luật nào cụ thể hoá một số điều khoản của UCP 500 vào hệ thống pháp luật trong nƣớc để làm cơ sở cho các bên liên quan thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình cũng nhƣ làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thanh toán. Việc áp dụng UCP vào các giao dịch thanh toán bằng thƣ tín dụng hiện nay chỉ đƣợc quy định trong bản Quy chế về mở Thƣ tín dụng nhập hàng trả chậm (ban hành kèm theo Quyết định số 711/2001/QĐ- NHNN ngày 25-5-2001). Điều 4 của bản Quy chế này quy định: Việc mở L/C trả chậm để nhập khẩu hàng hoá phải đảm bảo phù hợp với:

1. Chính sách nhập khẩu của nhà nƣớc

2. Các quy định hiện hành của nhà nƣớc liên quan đến vay, trả nợ nƣớc ngoài, bảo đảm tiền vay và các quy định tại Quy chế này. 3. Quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ của Phòng

Thương mại quốc tế (theo phiên bản mà ngân hàng lựa chọn để thực hiện).

Nhƣ vậy là ngay cả trong khoản 3 Điều 4 của bản Quy chế mới nhất, liên quan chặt chẽ nhất tới hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ thông qua một dạng thƣ tín dụng cụ thể là thƣ tín dụng trả chậm cũng chỉ quy định buộc phải phù hợp với UCP chứ cũng không có các quy định cụ thể hoá UCP vào pháp luật trong nƣớc.

Nhƣ đã phân tích, thực trạng của việc áp dụng triệt để UCP nhƣ hiện nay tại Việt Nam không phải là một cách thức hữu hiệu vì nó đã bộc lộ rất nhiều hạn chế ảnh hƣởng đến lợi ích của các bên liên quan, đến uy tín của ngân hàng khi thiếu đi các cơ sở pháp lý để làm căn cứ giải quyết. Thực tế là không có một nƣớc nào mà việc áp dụng UCP 500 vào các giao dịch tín dụng chứng từ lại không bị điều chỉnh bởi luật pháp quốc gia. Vấn đề pháp lý trong giao dịch tín dụng chứng từ không đơn giản chỉ là việc vận dụng thông lệ và tập quán quốc tế mà còn là sự chi phối, điều chỉnh của luật pháp quốc gia. Đây chính là phƣơng hƣớng mà Việt Nam cần phải có sự chú trọng để điều chỉnh kịp thời. Trƣớc tiên là cần phải nhanh chóng ban hành van bản hƣớng dẫn giao dịch thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu. Giao dịch này, tuy là của ngành ngân hàng nhƣng liên quan đến nhiều ban, ngành trong nƣớc nhƣ Thƣơng mại, Hải quan,... nên cần có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền liên quan nhằm tạo ra sự nhất quán cho sự ban hành cũng nhƣ áp dụng và thực hiện. Các quy định trong văn bản này không nên có sự mâu thuẫn hay đối nghịch với thông lệ và tập quán quốc tế nhƣng phải phù hợp với các nguyên tắc và hệ thống pháp luật của Việt Nam; đồng thời cũng có tính đến các các đặc thù về kinh tế, xã hội, tập quán, môi trƣờng kinh doanh của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng Luận văn ThS. Luật 6 01 05 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)