Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 25 - 32)

- Lao động là người tàn tật: Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền làm việc đối với người tàn tật và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thu

1.3.2. Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động

định của pháp luật lao động

Để triển khai các vấn đề cụ thể liên quan đến vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật lao động, ngày 18 tháng 04 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số

39/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm và các văn bản hướng dẫn liên quan khác để tổ chức thực hiện. Pháp luật đã định ra các thiết chế và cách thức nhằm thực hiện và giải quyết một cách tổng thể vấn đề việc làm của người lao động trong đời sống xã hội như các Chương trình việc làm quốc gia, Quỹ giải quyết việc làm, hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm, hoạt động đào tạo nghề gắn với việc làm cho người lao động v.v...

Thứ nhất, hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm:

Tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và giúp tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động 8, tr. 145. Hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm là chiếc cầu nối hữu hiệu nhằm giới thiệu người lao động cho người sử dụng lao động, đưa cung lại với cầu, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp đồng thời cũng giúp cho người sử dụng lao động tìm được người lao động phù hợp, góp phần giải quyết được việc làm trong xã hội. Để cụ thể hóa thì điều 14 và 15 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 đã quy định cụ thể về các loại hình tổ chức giới thiệu việc làm cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của nó.

Trung tâm giới thiệu việc làm:

là tổ chức do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ, thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, được Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội giao chỉ tiêu biên chế cán bộ, được hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước về trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài chính và được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật 8, tr. 143. Để cụ thể hóa, ngày 28 tháng 02 năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện,

thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. Trong đó có quy định cụ thể về nhiệm vụ của trung tâm giới thiệu việc làm là:

- Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động.

- Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, được tổ chức dạy nghề.

Doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm:

Hoạt động giới thiệu việc làm đã được pháp luật thừa nhận là một nghề và được pháp luật quy định về quyền cũng như nghĩa vụ, là một trong hai loại hình được pháp luật thừa nhận. Tổ chức là doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm cũng có những quyền và nghĩa vụ tương tự như các trung tâm giới thiệu việc làm nhưng là pháp nhân hoạt động vì lợi nhuận, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Các doanh nghiệp này muốn hoạt động phải ký quỹ một khoản tiền nhất định (khoảng 300 triệu đồng) được quy định chi tiết trong Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Vì là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm liên quan trực tiếp đến con người cho nên pháp luật lao động quy định rất chặt chẽ về việc cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực giới thiệu việc làm; đây cũng là những quy định có tính chất ràng buộc và hướng doanh nghiệp vào việc làm có trách nhiệm với người lao động, người sử dụng lao động và xã hội.

Thứ hai, hoạt động dạy nghề

Dạy nghề từ lâu đã được xã hội quan tâm với ý nghĩa thiết thực của nó, có nghề là tiền đề cho việc tìm kiếm được việc làm. Bộ luật Lao động đầu

tiên năm 1994 đã dành một chương quan trọng (chương 3) để quy định về vấn đề Học nghề từ Điều 20 đến Điều 25 Bộ luật Lao động. Tiếp đó Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề và thay thế bằng Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006. Không chỉ dừng lại ở đó tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 11 lại tiếp tục ban hành Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006. Điều này thể hiện sự tích cực và mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trước vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động trong thời kỳ đổi mới.

Thứ ba, hoạt động của Quỹ giải quyết việc làm

Để hỗ trợ giải quyết việc làm, pháp luật lao động đã quy định việc xây dựng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, thành lập các quỹ giải quyết việc làm tại địa phương, dành cho đối tượng lao động là người tàn tật và quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại các doanh nghiệp.

- Quỹ quốc gia về vấn đề việc làm, là biện pháp để Nhà nước triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm - "Hàng năm Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm" 8, tr. 143. Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành từ Ngân sách Nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước và các nguồn hỗ trợ khác của Chính phủ. Quỹ được sử dụng vào các mục đích như: Cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng, cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp, hỗ trợ và củng cố hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.

+ Quỹ quốc gia về vấn đề việc làm:

Quỹ quốc gia về vấn đề việc làm đóng vai trò nòng cốt trong các chương trình giải quyết việc làm quốc gia và trở thành một trong những dự án

quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm xoá đói giảm nghèo, và việc làm các giai đoạn 5 năm và hàng năm của Chính phủ. Người lao động có nhu cầu giải quyết việc làm được vay vốn từ Quỹ quốc gia với lãi suất thấp và thuận lợi. Chính phủ ban hành cơ chế quản lý và điều hành Quỹ để phù hợp với nguyện vọng, khả năng, nhu cầu của người lao động. Hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội đã tiếp quản quỹ và thực hiện việc cho vay vốn tạo việc làm theo thủ tục và quy trình linh hoạt tạo điều kiện cho người lao động được vay vốn tạo việc làm cho bản thân và những người xung quanh.

+ Quỹ giải quyết việc làm địa phương:

Được hình thành từ ngân sách địa phương, từ sự đóng góp của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hỗ trợ khác. Quỹ giải quyết việc làm của địa phương được dùng để thực hiện các mục tiêu của Chương trình việc làm của địa phương, trực tiếp cho người lao động tại địa bàn có nhu cầu cấn vốn để tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:

Người sử dụng lao động không thể lúc nào cũng đáp ứng đầy đủ chỗ làm việc và các yêu cầu của người lao động. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh buộc doanh nghiệp phải thay đổi nhân sự, thay đổi công nghệ, dẫn đến buộc họ phải cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp có thời gian từ 12 tháng trở lên được đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào chỗ làm việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới, doanh nghiệp phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. Các doanh nghiệp phải lập Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm. Theo quy định thì doanh nghiệp phải trích từ 1% đến 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội để lập Quỹ được quy định cụ thể trong Thông tư

số 82/2003/TT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư:

Trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, một số lượng lớn người lao động bị mất việc làm phải được trợ cấp để ổn định cuộc sống và tạo việc làm mới. Khi ban hành Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ đã dành chương 3 quy định rõ về nguồn kinh phí để giải quyết lao động dôi dư giao cho Bộ Tài chính quản lý điều hành thống nhất trong cả nước. Mục tiêu của Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư là để giúp đỡ doanh nghiệp trong trường hợp phải cho người lao động nghỉ việc sau khi đã tìm mọi biện pháp để giải quyết việc làm nhưng vẫn không thể bố trí được việc làm kể cả sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm mà vẫn không đủ để giải quyết chế độ mất việc làm cho người lao động hoặc các doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng giải thể hoặc phá sản cũng được cấp kinh phí từ quỹ này để chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động bị mất việc, để chi trả cho người lao động dôi dư khi học nghề tối đa không quá 6 tháng ở các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quy định. "Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư chịu trách nhiệm cấp kinh phí cho các doanh nghiệp; cơ quan bảo hiểm xã hội; cơ sở dạy nghề cho lao động dôi dư và các tổ chức được thành lập để giải quyết lao động dôi dư trong các doanh nghiệp bị giải thể, phá sản 14.

Như vậy, những khái niệm việc làm và giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay đã được bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với những tiến bộ xã hội và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Ngày nay, các quốc gia đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Những chính sách pháp luật lao động đã dần dần hoàn thiện và phát huy hiệu quả nhằm nâng cao vị trí vai trò của người lao động và trách nhiệm của Nhà nước trong công tác giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)