Các chính sách đối với người lao động trong giai đoạn trước khi ban hành Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 47 - 49)

- Lao động là người tàn tật: Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền làm việc đối với người tàn tật và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thu

2.2.1. Các chính sách đối với người lao động trong giai đoạn trước khi ban hành Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm

khi ban hành Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2007

2.2.1.1. Giai đoạn 1986 - 1994

- Theo quyết định 217/HĐBT, ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp có quyền tự chủ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp theo quy định của pháp luật, trong đó có vấn đề lao động và tiền lương. Phần này quy định xí nghiệp có quyền trực tiếp tuyển chọn lao động theo tiêu chuẩn và nhu cầu của mình, thực hiện chuyển dần chế độ tuyển dụng vào biên chế nhà nước sang chế độ hợp đồng lao động; người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xin thôi việc; giám đốc xí nghiệp có quyền cho người lao động thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Khi có quyết định cho thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động được trợ cấp một lần cứ mỗi năm công tác được trợ cấp 1 hoặc 1/2 tháng lương kể cả phụ cấp (nếu có) do xí nghiệp thanh toán tùy theo từng trường hợp thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

- Theo Quyết định 176/HĐBT, ngày 9/11/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về sắp xếp lao động và giải quyết số lao động dôi ra trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, khi thực hiện các biện pháp giải quyết các vấn đề kinh tế, tránh không gây ra các hậu quả tiêu cực hoặc gây nên ùn tắc, đột biến làm tăng gánh nặng cho xã hội. Giám đốc công đoàn cơ sở phải nắm được đời sống người lao động; sẽ chưa giải quyết những trường hợp mà nếu cho thôi việc thì đời sống rất khó khăn, cũng chưa cho thôi việc những người đang ốm đau, thai sản, những người đã có vợ hoặc chồng thôi việc theo chế độ này.

Giải quyết cho thôi việc, hưởng lương trợ cấp một lần là biện pháp cuối cùng, sau khi xí nghiệp đã tìm mọi biện pháp nhưng vẫn không sử dụng

hết được số lao động hiện có. Trước mắt, chỉ giải quyết cho thôi việc đối với số lao động về nghỉ ở nhà, gia đình đã có việc làm, có thu nhập, số lao động hoàn toàn tự nguyện xin về để làm kinh tế gia đình hoặc công việc nội trợ.

Quyết định này có hiệu lực thực hiện trong hai năm 1989-1990 nhưng thực tế đã thực hiện đến năm 1992. Chế độ trợ cấp thôi việc một lần cứ mỗi năm làm việc được hưởng 01 tháng lương kể cả phụ cấp (nếu có), đối với số thôi việc mà thời gian làm việc chưa được một năm, thì vẫn được hưởng một khoản trợ cấp không ít hơn ba tháng lương. Nếu đơn vị bị giải thể, khi giải quyết chế độ cho người lao động, cố gắng tạo điều kiện cho họ tìm việc làm mới, ổn định cuộc sống. Những người mất việc làm trong doanh nghiệp bị phá sản thì quyền lợi của họ được ưu tiền hàng thứ hai chỉ thanh toán sau khi đã trả cho chi phí cho thủ tục phá sản. Họ được trả trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác. Các quy định này nhằm tạo điều kiện ổn định đời sống, và tìm kiếm việc làm cho người lao động.

Nguồn kinh phí do đơn vị trả, Nhà nước trợ giúp một lần đối với các đơn vị có nhiều khó khăn, nhưng tối đa không quá 1/2 số tiền chi trả trợ cấp thôi việc. Kết quả đã giải quyết khoảng 70 vạn lao động thôi việc với tổng số kinh phí khoảng 300 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 168 tỷ đồng chiếm 56% tổng số kinh phí chi trả.

2.2.1.2. Giai đoạn 1995 - 2002

Cơ sở pháp lý áp dụng trong giai đoạn này là hệ thống pháp luật lao động đã được pháp điển hóa bằng Bộ luật Lao động năm 1994, trong đó có quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động cho những đối tượng người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ 01 năm trở lên bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới phải cho người lao động thôi việc thì trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm

làm việc trả 01 tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng 02 tháng lương. Nguồn kinh phí do doanh nghiệp tự chi trả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)