Kết quả chính sách pháp luật nhằm giải quyết việc làm cho lao động dôi dư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 61 - 66)

- Lao động là người tàn tật: Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền làm việc đối với người tàn tật và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thu

2.3.1. Kết quả chính sách pháp luật nhằm giải quyết việc làm cho lao động dôi dư

chi tối đa không quá 350.000đồng/người/tháng

Thứ hai, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thành lập để hỗ trợ để giải quyết chế độ cho người lao động và tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sắp xếp lại và chuyển đổi sở hữu. Người lao dộng dôi dư được hưởng các chính sách từ quỹ này thông qua việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo lại họ để bố trí việc làm mới trong công ty phần, thời gian đào tạo không quá 6 tháng, mức hỗ trợ được căn cứ vào hợp đồng đào tạo đã ký kết nhưng tối đa là 350.000đồng/người/khóa.

2.3. KẾT QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÔI DƯ VÀ NHỮNG TỒN TẠI KHÓ KHĂN CẦN KHẮC CHO LAO ĐỘNG DÔI DƯ VÀ NHỮNG TỒN TẠI KHÓ KHĂN CẦN KHẮC PHỤC

2.3.1. Kết quả chính sách pháp luật nhằm giải quyết việc làm cho lao động dôi dư lao động dôi dư

Bản chất của quá trình đổi mới và sắp xếp lại các loại hình doanh nghiệp nhà nước là việc nhà nước thay đổi các chính sách pháp luật nhằm phát huy hiệu quả của các doanh nghiệp mà nhà nước đang sở hữu vốn góp hoặc đầu tư cho các cơ quan, đơn vị này sang các mô hình và cách thức quản lý mới mà nhà nước vẫn nắm quyền chi phối phát huy tối đa sức sáng tạo và trí tuệ của người lao động, nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững, từ đó thu hút các nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, giảm bớt những chi phí không hợp lý, giảm tiêu cực trong quá trình quản lý doanh nghiệp, làm tăng hiệu quả, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mở cửa. Đối với các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, còn nhằm mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của các cổ đông người lao động đóng góp vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm của người lao động, tạo động lực phát huy nền kinh tế thông qua sự phát triển của từng doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp nào không còn phù hợp hoặc không thể phát huy được nữa thì nhà nước cũng cho giải thể hoặc phá sản trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi.

Qua quá trình triển khai thực hiện cho thấy các chính sách này đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, người lao động dôi dư đã được giải quyết chế độ đầy đủ theo quy định của bộ luật lao động. Ngoài ra, nhà nước còn tạo điều kiện cho người lao động dôi dư có một khoản kinh phí để có thể tìm được việc làm mới hoặc tự tạo việc làm, ổn định cuộc sống khi không còn làm việc trong doanh nghiệp nhà nước nữa. Về kết quả giải quyết lao động dôi dư tính đến ngày 31/12/2003 Quỹ hỗ trợ lao động đôi dư đã cấp 544.591 tỷ đồng hỗ trợ cho 461 doanh nghiệp, giải quyết cho 19.341 lao động dôi dư, bình quân mỗi người là 28 triệu đồng. Và tính đến tháng 5/2004, đã có 786 doanh nghiệp được Bộ tài chính duyệt cấp kinh phí, số đối tượng được giải quyết đã lên đến 35.282 người, trong đó có

mất việc làm, nguồn kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư cấp là 1.019 tỷ đồng. Và số liệu gần đây nhất cho thấy thời gian từ 2002 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hỗ trợ được 3.520 doanh nghiệp, giải quyết chính sách cho 17,95 vạn lao động bằng 71,8% so với kế hoạch), với tổng số tiền 5.999,7 tỷ đồng, bình quân mỗi người lao động dôi dư được nhận trợ cấp khoảng 33,4 triệu đồng

22.

Với chế độ, chính sách lao động dôi dư như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất kinh doanh, sắp xếp lao động và giải quyết được các tồn tại về lao động mà từ trước đến nay doanh nghiệp chưa giải quyết được, người lao động sau khi được giải quyết các quyền lợi theo chính sách quy định nói chung đều an tâm, những người còn trong độ tuổi lao động đều tìm được việc làm mới hoặc tự tạo việc làm để đảm bảo cuộc sống.

Như vậy, với những chế độ, chính sách giải quyết đối với lao động dôi dư đã tạo điều kiện để doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi hình thức sở hữu tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại lao động và giải quyết các tồn tại về lao động mà từ trước đến nay vẫn còn là vấn đề nhức nhối trong các doanh nghiệp. Người lao động sau khi được giải quyết quyền lợi của mình theo chính sách quy định, nói chung họ đều an tâm. Những người còn lại độ tuổi lao động phần đông đều tìm việc làm hoặc họ tự tạo việc làm, để đảm bảo cuộc sống thu nhập gia đình. Và điều này đã được thể hiện qua việc đánh giá thực hiện chính sách tại hội nghị gặp mặt giữa đại diện một số doanh nghiệp và người lao động đã được hưởng theo chế độ đã quy định trong Nghị định số 41/2002/NĐ-CP do dự án quỹ hỗ trợ lao động dôi dư (Bộ Tài chính) chủ trì tổ chức vào cuối tháng 5/2003. Số lao động dôi dư hiện nay chiếm khoảng 20% so với tổng lao động hiện có tại doanh nghiệp có hồ sơ gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ là 15% dự kiến khi xây dựng chính sách. Tuy nhiên, quỹ hỗ trợ lao động dôi dư đã được Chính phủ

phê duyệt vẫn được đảm bảo đủ bởi tới nay mới cấp phát khoảng 5.999,7 tỷ đồng cho trên 17,95 vạn lao động như đã nói ở trên.

Theo nghị quyết của Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp đã khẳng định: doanh nghiệp phải rà soát và xây dựng định mức để xác định số lao động cần thiết. Lao động dôi dư được doanh nghiệp tạo điều kiện đào tạo lại hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương một thời gian để tìm việc, nếu không tìm được việc làm thì giải quyết theo chế độ mất việc theo quy định của Bộ luật Lao động. Đồng thời, bổ sung sửa đổi một số chính sách đối với lao động dôi dư có nguyện vọng về hưu trước tuổi. Chính phủ bố trí nguồn kinh phí để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư. Để cụ thể hóa chủ trương nêu trên, nguồn kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ hưu trước tổi được lấy ra từ doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp lao động dôi dư và ngân sách nhà nước. Cụ thể là đối với người lao động có nguyện vọng về hưu trước tuổi, nếu tuổi đời đủ 55 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên thì được về hưu không trừ phần trăm, do về hưu trước tuổi và còn được hưởng thêm trợ cấp. Như vậy, có khoảng 15% (tương đương với 37.500 người) so với 250.000 lao động dôi dư đồng ý về hưu trước tuổi. Bình quân mỗi người về hưu trước tuổi được hưởng trợ cấp khoảng 13 triệu đồng, số tiền bảo đảm cho 37.500 người là 495 tỉ đồng. Đối với người thực hiện trợ cấp thôi việc, dự kiến chiếm khoảng 85% (tương đương với 217.500 người) tùy theo thời gian công tác và lương cơ bản, bình quân mỗi người được trợ cấp 25 triệu đồng; tổng số tiền đảm bảo cho 217.500 người là 5.502 tỉ đồng tổng kinh phí giải quyết 250.000 lao động dôi dư là 5.997 tỉ đồng 32, tr. 4.

Đối với người lao động dôi dư tại thời điểm cổ phần hóa cần được đào tạo, đào tạo lại để bố trí việc làm mới trong công ty cổ phần thì nhà nước hỗ trợ cho một phần kinh phí (06 tháng đi đào tạo, mỗi tháng hỗ trợ 350.000đ) từ

Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để hỗ trợ cho doanh nghiệp tạo việc làm cho người lao động theo mức lương do 2 bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 70% mức lương ghi trong hợp đồng lao động đã được kí kết. Thấp hơn 70% mức lương hợp đồng lao động mà thấp hơn mức lương tối thiểu chung là 290.000đ/tháng, thì trả bằng mức lương tối thiểu. Theo kết quả cho thấy số lao động ở các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa tăng bình quân 12% thu nhập bình quân của người lao động hàng năm tăng gần 20% (chưa kể thu nhập có được từ cổ tức). Nhà nước không những gần như hỗ trợ hoàn toàn cho doanh nghiệp để giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động tại thời điểm cổ phần hóa mà còn có sự quan tâm giải quyết chính sách để góp phần ổn định đời sống cho người lao động đến 05 năm tiếp theo hậu cổ phần hóa, đó là: Trường hợp người lao động bị mất việc, thôi việc trong 04 năm tiếp theo thì công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, số còn lại được quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thanh toán. Hết thời hạn trên, công ty cổ phần chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ trợ cấp cho người lao động.

Nhìn chung, chính sách tiền lương, tiền công đã từng bước được đổi mới, thực hiện nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh; xóa bỏ bao cấp thực hiện tiền tệ hóa tiền lương, tách tiền lương sản xuất kinh doanh ra khỏi khu vực hành chính, sự nghiệp; từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương theo thị trường lao động, gắn tiền lương thu nhập với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Trên cơ sở đổi mới cơ chế tiền lương, thực hiện giao quyền chủ động cho công ty trong việc sắp xếp lương và trả lương gắn với kết quả lao động của từng người và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương và thu nhập của người lao động được tăng lên. Việc phân phối tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp đã dần khắc phục tính bình quân, khoảng cách chênh lệch giữa

người có tiền lương, thu nhập cao nhất với người có tiền lương thu nhập thấp nhất được mở rộng từ 3 đến 4 lần lên 5 đến 6 lần, thậm chí có doanh nghiệp từ

12 đến 14 lần. Tiền lương cho người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao được nâng lên tương ứng với mức tiền công của những người lao động cùng loại trên thị trường lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)