TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÔI DƯ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 73 - 74)

- Lao động là người tàn tật: Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền làm việc đối với người tàn tật và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thu

TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÔI DƯ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

HIỆN NAY

Trong mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2006 - 2010, nước ta đã đặt ra các nhiệm vụ chủ yếu trong đó có vấn đề chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta, hình thành đồng bộ các loại thị trường trong đó có thị trường lao động. Mục tiêu để phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp. Mục tiêu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân trong năm năm 2006 - 2010 đạt từ 7.5% - 8%/năm, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.050 USD đến 1.100 USD. Trong năm năm tới, mỗi năm nhà nước sẽ phải tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động mới tham gia thị trường và cộng với số lao động dôi dư do đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ phải tạo việc làm mới cho khoảng 8 triệu lao động 5, tr 188;

Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính công bố: tính đến đầu năm 2006, cả nước còn 4086 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, chỉ còn chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và chỉ còn bằng một phần ba tổng số doanh nghiệp nhà nước trước đổi mới. Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu

quả doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, trong giai đoạn 2007 - 2010 dự kiến cả nước sẽ phải tiến hành cải cách, sắp xếp lại 1.799 doanh nghiệp, trong đó tiến hành cổ phần hóa cho 1.500 doanh nghiệp. Quá trình sắp xếp này sẽ có khoảng 93,55 nghìn người thuộc diện lao động dôi dư 27.

Mục tiêu đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đưa vào các chương trình làm việc thường kỳ của Chính phủ và các ban ngành có liên quan. Việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai qua từng giai đoạn với mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Bước đầu công cuộc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu nói trên, nhất thiết chúng ta phải tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách tích cực và triệt để hơn nữa góp phần nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước, ổn định đời sống người lao động và là động lực cho vấn đề phát triển kinh tế xã hội tiếp theo. Trong các vấn đề liên quan đến hoạt động đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động dôi dư, đây vẫn là vấn đề nhức nhối và là mối quan tâm của của các cấp, các ngành vì nó liên quan trực tiếp đến người lao động, đến cuộc sống của từng cá nhân, gia đình và ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý xã hội.

3.2. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)