NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CÓ HIỆU QUẢ CHO LAO ĐỘNG DÔI DƯ TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 74 - 83)

- Lao động là người tàn tật: Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền làm việc đối với người tàn tật và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thu

NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CÓ HIỆU QUẢ CHO LAO ĐỘNG DÔI DƯ TRONG THỜI GIAN TỚ

TRONG THỜI GIAN TỚI

Quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước là một cách làm mới nhằm làm tăng tính hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước. Trong các doanh nghiệp nhà nước, hiện nay vẫn còn tồn tại một bộ phận lớn những người lao động có lối tư duy và cung cách làm việc xuất phát từ thời bao cấp,

doanh nghiệp chi trả. Khi doanh nghiệp tiến hành đổi mới và sắp xếp lại, người lao động sẽ bị mất việc làm, trong đó bộ phận lao động là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn, cơ hội tìm việc làm của họ rất mong manh. Số lao động mất thu nhập, không kiếm được việc làm sẽ dẫn đến cảnh đói nghèo, tiêu cực xã hội. Số lao động này nếu không được quản lý tốt cùng với sự quan tâm định hướng nghề nghiệp của nhà nước sẽ tiềm ẩn các nguy cơ bùng nổ các tệ nạn xã hội và những hậu quả khó lường trong thời gian tới.

Để giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng lao động dôi dư, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 về giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, thay thế cho Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004 của Chính phủ đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2005.

Do yêu cầu của công cuộc đổi mới và xuất phát từ tình hình thực tế với số lao động dôi dư hiện nay chiếm khoảng 20% so với lao động hiện có của doanh nghiệp có hồ sơ gửi về Bộ lao động Thương binh và Xã hội, tỷ lệ này ở một số doanh nghiệp còn cao hơn, cá biệt một số doanh nghiệp số lao động dôi dư chiếm đến 40%, 50% số lao động hiện có của doanh nghiệp. Hiện nay, Những người lao động nghỉ theo chế độ dôi dư, đã nhận được một số tiền trợ cấp. Tuy nhiên, số tiền này nếu họ không biết sử dụng hợp lý và có hiệu quả rồi cũng sẽ hết, cuộc sống của họ sẽ ra sao khi không có việc làm và thu nhập? Vậy nên cần thiết phải hình thành một hệ thống văn bản pháp luật về chế độ chính sách để hỗ trợ cho những lao động này.

Từ những kinh nghiệm thực tế nói trên cùng với việc phân tích thực trạng hoạt động của chế độ chính sách đối với người lao động dôi dư kết hợp với qua quá trình theo dõi, khảo sát một số doanh nghiệp cổ phần hoá, chuyển

đổi sở hữu, giải thể, phá sản trong thời gian qua, trong phạm vi giới hạn một luận văn, người viết xin mạnh dạn đưa ra những kiến nghị sau:

Thứ nhất: Xây dựng, thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về chương trình phát triển kinh tế - xã hội để tạo việc làm trong thời gian tới

Nhà nước cần xây dựng Chương trình Quốc gia việc làm đầy đủ, chi tiết giai đoạn 2007 - 2010, đồng thời phải đặt ra các kế hoạch nhằm triển khai cụ thể các mục tiêu đã đặt ra trong khi xây dựng chương trình, nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động dôi dư nói riêng.

Hiện nay, các chương trình việc làm vẫn đang chứng tỏ được hiệu quả đóng góp vào vấn đề thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Để đảm bảo hiệu quả của chương trình việc làm, trước hết chúng ta cần thực hiện đồng bộ các gói giải pháp trong việc phát triển kinh tế xã hội gắn với tạo việc làm cũng như các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động. Nhà nước nên chú trọng thực hiện những dự án, chương trình trọng điểm tạo ra nhiều việc làm như:

+ Xây dựng và cấp phép hoạt động cho các khu công nghiệp, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thực hiện các chương trình hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất, tạo việc làm. Tập trung phát triển các ngành có nhiều lợi thế của nước ta và tạo nhiều chỗ làm việc như: dệt may, da giày, lắp ráp, chế biến, gia công, dịch vụ du lịch v.v... Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống; triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến ngư tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, để giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động.

+ Chương trình giải quyết việc làm cần phải có sự gắn kết liên thông với chương trình xóa đói, giảm nghèo với tạo việc làm, thực hiện các biện

pháp hỗ trợ và tạo điều kiện về chỗ ở cho lao động ngoại tỉnh, quan tâm đến quyền lợi của người lao động nhằm thu hút lao động có trình độ chuyên môn về các tỉnh, thành phố địa phương để làm việc.

Thứ hai: Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về các quỹ giải quyết việc làm

Hiện nay chúng ta đang có hai nguồn quỹ để giải quyết chính sách, tạo việc làm cho lao động dôi dư đó là: Quỹ quốc gia giải quyết việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động và Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư để giải quyết cho đối tượng lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Quỹ giải quyết việc làm cho lao động dôi dư chủ yếu tập trung vào việc giải quyết chế độ, chính sách cho lao động dôi dư trong khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc chuyển đổi sở hữu, cơ cấu lại, và giải thể, phá sản. Còn quỹ quốc gia giải quyết việc làm có đối tượng và phạm vi áp dụng rộng hơn, nhằm trợ cấp mất việc làm cho người lao động bị mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động trong khi quỹ bảo hiểm thất nghiệp thông qua Luật Bảo hiểm xã hội chưa được áp dụng. Sử dụng và khai thác có hiệu quả Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư và Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để giải quyết việc làm cho người lao động dôi dư, đặc biệt dành các món vay ưu đãi với lãi suất thấp cho đối tượng là lao động dôi dư, các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận lao động dôi dư vào làm việc.

Thứ ba: Cần có chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Hiện nay, giải quyết việc làm cho lao động dôi dư thông qua chính sách đào tạo nghề miễn phí cho họ cũng đã được đặt ra. Tuy nhiên, chính sách này còn thể hiện nhiều bất cập. Hiện nay, chế độ dạy nghề miễn phí mới chỉ áp dụng cho đối tượng lao động dôi dư khi đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động có nhu cầu học nghề thì được đào tạo tối đa 06 tháng tại các cơ sở dạy nghề theo thông báo của cơ quan quản lý

nhà nước về lao động ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng không thuộc diện được hỗ trợ đào tạo lại theo chế độ dạy nghề miễn phí để tạo cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi nghỉ việc. Do vậy, nhà nước cần có chính sách quan tâm đến những đối tượng này, vì lý do phần lớn người lao động dôi dư có tuổi đời trung bình từ 40 đến 50 tuổi về tâm lý họ rất ngại việc học, tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngoài cho nên cần có ban điều phối, ban liên lạc, hội người lao động dôi dư để sinh hoạt, phổ biến kiến thức và thông tin việc làm nhằm tăng khả năng bố trí, sắp xếp lao động dôi dư vào những công việc phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực, tránh dư thừa lãng phí.

Thứ tư, tránh tình trạng xét nhầm đối tượng lao động dôi dư

Từ thực trạng vì cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà có một số lao động đã nghỉ việc theo chế độ lao động đôi dư đã xảy ra tình trạng có người lao động dôi dư thật và người lao động dôi dư giả, những người có trình độ, có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho công ty cổ phần lại nghỉ việc, và ngược lại một số người không có trình độ lẫn khả năng lao động lại được giữ lại làm việc. Hơn nữa, theo các quy định hiện nay, thì giám đốc là người có toàn quyền trong việc quyết định lao động dôi dư, nên việc xét duyệt lao động dôi dư phải được điều tra, thẩm định, phải căn cứ vào số liệu, tình hình làm việc của người lao động trong một quá trình để kết luận đúng đối tượng dôi dư hay không, xác định một cách đúng đắn những người có trình độ chuyên môn cần giữ lại tiếp tục làm việc để thúc đẩy công ty phát triển, và những người không đủ khả năng làm việc trong công ty thì bố trí để họ nghỉ việc.

Thứ năm, một số doanh nghiệp sau khi cho người lao động nghỉ vì dôi dư nếu chưa đầu tư mở rộng mà phải tuyển dụng thêm lao động dưới mọi

hình thức thì phải hoàn trả kinh phí cho quỹ hỗ trợ lao động dôi dư theo số lượng tương ứng với số lao động tuyển thêm.

Thứ sáu, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về vấn đề cổ phần hóa

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc tạo ra một loại hình doanh nghiệp mới nên rất nhiều người lao động, thậm chí ngay cả những người trong bộ máy lãnh đạo cũ vẫn chưa nắm bắt rõ hay hiểu sâu sắc nếu không muốn nói là hiểu sai lệch về vấn đề này. Cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nêu gương điển hình về công tác cổ phần hóa, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để đông đảo người lao động hiểu sâu và thực hiện đúng chính sách cổ phần hóa, chính sách đối với lao động dôi dư.

Thứ bảy: cần xây dựng luật điều chỉnh vấn đề thất nghiệp

Vừa qua, Quốc hội mới thông qua Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29/6/2006, có điều chỉnh về vấn đề thất nghiệp trong chương V gồm 8 điều (từ Điều 80 đến Điều 87), và có hiệu lực vào ngày 01/01/2009. Việc ban hành luật riêng điều chỉnh về vấn đề thất nghiệp là rất cần thiết nhằm điều chỉnh vấn đề mất việc làm cho người lao động nói chung và lao động dôi dư nói riêng phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nguyện vọng của người lao động.

Thứ tám: sớm ban hành luật về việc làm và giải quyết việc làm

Việc ban hành thêm luật về việc làm và giải quyết việc làm nhằm tăng khung pháp lý để giải quyết tốt việc làm cho lao động dôi dư và các đối tượng lao động khác. Hiện nay, theo Bộ luật Lao động, chúng ta mới chỉ có các quy định chung về một số vấn đề liên quan đến việc làm gồm 7 điều trong chương 2 (từ Điều 13 đến Điều 19) và Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm và Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 39/2005/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của

Chính phủ về tuyển lao động. Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. Và Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm có tính tổng thể và chi tiết, cho nên những quy định trong chương 2 Bộ luật Lao động hiện nay là chưa đầy đủ và kịp thời trong xu thế hội nhập khi nước ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và nhu cầu ngày càng hoàn thiện thị trường lao động trong nước và gia nhập sâu vào thị trường lao động quốc tế cho nên sớm có luật riêng để điều chỉnh về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở mọi thành phần kinh tế trong thời gian tới là cần thiết.

Như vậy, những kết quả của quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về vấn đề lao động dôi dư ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành công đáng kể, góp phần đẩy nhanh công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước thêm một bước. Để đạt được những kết quả nêu trên là nhờ Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra một chủ trương đúng đắn phù hợp với tình hình khách quan và chủ quan của nền kinh tế và các vấn đề chính trị, xã hội. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn gặp phải những khó khăn thách thức trong bối cảnh kinh tế xã hội còn nhiều biến động khó lường khi nước ta đã chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường và gia nhập WTO. Yêu cầu hoàn thiện những chính sách, pháp luật về chế độ và giải quyết việc làm cho lao động dôi dư là một đòi hỏi khách quan cần được các cấp các ngành quan tâm xem xét.

KẾT LUẬN

Đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước đã và đang diễn ra một cách tích cực, hiệu quả; phản ánh chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề khắc phục những tồn tại yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Mọi cải cách đều dẫn đến những hệ quả của nó, việc các doanh nghiệp nhà nước đổi mới, sắp xếp sẽ dẫn đến một số lượng người lao động bị mất việc làm, gây ra những khó khăn trước mắt cho bản thân họ, cho gia đình họ và tác động đến đời sống kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định. Vấn đề tạo việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động dôi dư không chỉ là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước, mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội.

1. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đế tất yếu, khách quan trong nền kinh tế thị trường; nhà nước chỉ có trách nhiệm ở tầm vĩ mô, định ra chỉ tiêu về việc làm theo kế hoạch 5 năm và hàng năm; xây dựng các cơ chế, chính sách để điều chỉnh về vấn đề này. Vấn đề giải quyết việc làm là trách nhiệm chung của nhà nước, của người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.

2. Bộ luật Lao động đầu tiên ra đời ở nước ta năm 1994 đã xác định được vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là vấn đề quan trọng. Pháp luật lao động nước ta ngày càng được hoàn thiện nhằm nhằm giải quyết về vấn đề lao động và việc làm trong thời gian qua một cách tích cực và hiệu quả.

3. Thực trạng của vấn đề giải quyết chế độ chính sách cho người lao động dôi dư trong các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, phá sản đã và đang thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách, pháp luật trong vấn đề đổi mới và sắp xếp lại

doanh nghiệp nhà nước, đồng thời có tác động tới đời sống kinh tế - xã hội của nước ta.

4. Thực trạng các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề chế độ, chính sách đối với lao động dôi dư do quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)