Sự cần thiết phải đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 32 - 41)

- Lao động là người tàn tật: Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền làm việc đối với người tàn tật và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thu

2.1.1. Sự cần thiết phải đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay

nước trong giai đoạn hiện nay

Doanh nghiệp nhà nước mạnh hay yếu, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế và các tác động của nó đến đời sống xã hội như thế nào, đó là những vấn đề liên quan tới việc xác định vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong khi thực hiện chuyển đổi và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay, vấn đề doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn đề nhức nhối, quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước đều vấp phải một tình trạng chung là hiệu quả thấp, lãng phí, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp nhà nước còn là mảnh đất của sự tham nhũng. Loại hình này không năng động, không hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và điều này không thể chấp nhận đối với các chủ thể của nền kinh tế thị trường. Dưới tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay, sự thiếu hiệu quả một khi đã trở thành căn bệnh kinh niên của doanh nghiệp thì điều đó đồng nghĩa với việc cáo chung của chúng. Doanh nghiệp nhà nước ngay cả khi đang còn hoạt động có hiệu quả vẫn có thể bị mất cân đối tài chính do phải thực hiện những nhiệm vụ không liên quan đến kinh doanh mà nhà nước giao, nhiều khi chúng bị nhà nước

Hơn thế nữa, những người quản lý doanh nghiệp nhà nước nhiều khi được lựa chọn chủ yếu dựa trên các tiêu chí chính trị chứ không phải dựa vào năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh của bản thân họ. Vì thế, họ khó có thể được coi là các nhà kinh doanh thực thụ. Ngoài ra, do muốn chi phối được nền kinh tế thông qua thành phần kinh tế công vốn dĩ chỉ tạo ra được lợi nhuận trong những lĩnh vực độc quyền, nhà nước thường áp đặt một số giao dịch để bảo vệ hay để tạo độc quyền cho doanh nghiệp nhà nước thông qua các ưu đãi đặc biệt dành cho doanh nghiệp nhà nước có ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh của xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay. Chính sự sa sút không thể cứu vãn nổi của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã dẫn đến quá trình phải cải cách và đổi mới chúng.

Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thì doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 9. Như vậy, doanh nghiệp nhà nước có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn và thành lập;

Thứ hai: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao;

Thứ ba: Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền quản lý vốn và tài sản do nhà nước giao

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức thành các mô hình sau: + Công ty nhà nước;

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước.

Theo pháp luật, doanh nghiệp nhà nước được chia làm hai loại dựa vào mục đích hoạt động đó là: doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích và doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận do chức năng kinh tế và chức năng xã hội của nhà nước đòi hỏi.

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mỗi một xí nghiệp quốc doanh đều phải thực hiện cả hai chức năng kinh tế và chức năng xã hội, điều kiện kinh tế khách quan lẫn chủ quan không cho phép tách bạch một cách rõ ràng hai chức năng này. Trong khi đó tính hiệu quả, tính lợi ích kinh tế chưa được chú trọng đúng mức. Làm ăn có hiệu quả kinh tế chưa trở thành điều kiện và mục đích tồn tại của các công ty nhà nước.

Bước sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước phải chấp nhận hòa nhập vào thị trường cạnh tranh gay gắt, với những biến đổi khó lường. Chỉ những doanh nghiệp nhà nước nào làm ăn có hiệu quả kinh tế mới tồn tại. Sự bao cấp và trợ giúp của nhà nước có giới hạn và được tính toán kỹ lưỡng hơn. Để kinh doanh có lãi, chiếm lĩnh thị trường thì doanh nghiệp nhà nước buộc phải chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Lợi nhuận vừa là mục đích, vừa là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trách nhiệm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ công cộng theo chính sách của nhà nước vẫn đòi hỏi cho những lĩnh vực mà tư nhân không được tham gia hoặc không muốn tham gia như quốc phòng, an ninh.

Hiện nay, ngoài hệ thống doanh nghiệp nhà nước đang được điều chỉnh bằng luật doanh nghiệp nhà nước chúng ta đã có một lực lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá lớn về số lượng đang hoạt động theo luật doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999, đã được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp 2005 đánh dấu một bước đổi mới trong nền kinh tế nước ta về

việc xây dựng hệ thống pháp luật mới để điều chỉnh những hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp đều vì mục đích lợi nhuận và được các cá nhân, tổ chức thành lập dưới các hình thức:

+ Công ty cổ phần

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn + Công ty hợp danh

+ Doanh nghiệp tư nhân

Hiện nay, theo số liệu thống kê số lượng doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp chiếm khoảng 66,4% số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, đoanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 3,6% (khoảng 4.086 doanh nghiệp) lại nắm giữ đến 70% tài sản cố định quốc gia, 20% tổng số tài sản vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của nhà nước, chiếm 70% tổng số vốn vay các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước. Thế nhưng hàng năm, khối doanh nghiệp Nhà nước chỉ đóng góp 40% thu nhập trong GDP của cả nước 38.

Theo kết quả về hiệu quả sản xuất kinh doanh, trừ những doanh nghiệp nhà nước có lợi thế kinh doanh, được hưởng nhiều chính sách đặc biệt là có kết quả cao, còn lại nhìn chung là thấp và rất thấp. Tính toán chung trong giai đoạn 2001 - 2005, doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 9,1%/năm, trong đó năm 2005 chỉ tăng 7,2% so với năm 2004, tức là chỉ cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng một chút 38.

Còn khá nhiều doanh nghiệp nhà nước đang kinh doanh kém hiệu quả, phần lớn thuộc các ngành nông nghiệp, giấy, dệt, cà phê, mía đường, thủy sản

v.v... Tổng số lỗ năm 2005 của các doanh nghiệp nhà nước là 1.919 tỷ đồng; số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ chiếm 19,5%, hòa vốn chiếm 8,8% 38.

Trong các nguyên nhân thua lỗ, làm cho doanh nghiệp nhà nước yếu kém là: máy móc thiết bị lạc hậu, nếu được đầu tư hiện đại lại không khai thác hết công suất; vốn đầu tư lớn dẫn đến khấu hao, chi phí lãi vay trong giá thành sản phẩm cao; lãng phí trong quá trình sản xuất; chi phí tiền lương tăng; chi phí vay lãi cao v.v...

Chính từ thực tế này, đòi hỏi chúng ta cần phải nhanh chóng có biện pháp cải cách, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước một cách có hiệu quả, tạo được niềm tin của xã hội vào doanh nghiệp nhà nước và có đóng góp cho xã hội phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong thời gian qua, chúng ta đã tiến hành chuyển đổi sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước với các hình thức sau:

+ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

+ Giao, bán, khoán, kinh doanh và cho thuê công ty nhà nước;

+ Chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước.

Bản chất của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không làm thay đổi cơ bản kết cấu sở hữu của nền kinh tế, không xóa bỏ hoàn toàn sở hữu nhà nước trong các cơ sở kinh tế công mà chỉ giảm mức độ sở hữu, tức là chỉ có sự thay đổi về lượng chứ không có sự thay đổi về chất ở các cơ sở kinh tế này. Vì vậy, nền tảng kinh tế của xã hội vẫn có thể không thay đổi lớn khi tiến hành cổ phần hóa. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa sẽ được tăng lên và từ đó có thể làm cho chúng có được khả năng thực hiện tốt vai trò của mình. Cổ phần hóa làm phát sinh nhiều công ty

cổ phần có sự tham gia của sở hữu nhà nước. Công ty cổ phần là chủ thể tích cực của nền kinh tế thị trường và sự có mặt đông đảo của các công ty sẽ có tác động tới nền kinh tế.

Hệ quả của việc cổ phần hóa có thể dẫn tới sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước dưới tư cách là một chủ thể mới, được quản lý đa dạng bởi một số chủ sở hữu mà không làm thay đổi tư cách chủ thể của chúng. Vì vậy ở phạm vi vĩ mô, có những điểm được coi là lợi thế nhất định cổ phần hóa thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế về mặt sở hữu, tạo thêm được nhiều chủ thể của thị trường hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, góp phần làm giảm nhanh chóng vị thế độc quyền của nền kinh tế nhà nước và qua đó tạo ra được tính cạnh tranh hoàn hảo hơn trong nền kinh tế vì nó khắc phục được các yếu tố sau:

Thứ nhất, giải quyết vấn đề mâu thuẫn nội tại giữa tính tất yếu của một thành phần kinh tế công hiệu quả và có khả năng chi phối với thực trạng kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, cổ phần hóa là giải pháp nhằm giảm bớt sự có mặt của sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ, vì vậy trên bình diện vĩ mô, doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại trong những hình thức mới chứ không chuyển hóa gần hết vào thành phần kinh tế tư nhân giống như tư nhân hóa.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện thí điểm từ năm 1990, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chương trình này là Quyết định số 143/HĐBT ngày 10/05/1990 của Hội đồng Bộ trưởng và sau này được thực hiện với quy mô rộng hơn. Thực ra việc cổ phần hóa được đề cập từ những năm 1987, song trên thực tế lúc đó chưa cho phép triển khai giải pháp này bởi nước ta vào thời điểm ấy vẫn tồn tại nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với hai thành phần chủ yếu là nền kinh tế nhà nước và kinh tế tập

thể. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường được đại hội Đảng VI năm 1986 khởi xướng đã tạo ra những điều kiện tiền đề để cải cách triệt để hơn đối với doanh nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hóa chúng. Sở dĩ cổ phần hóa được coi là giải pháp triệt để vì nó giải quyết được căn nguyên của những yếu kém trong tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước- đó là vấn đề sở hữu. Cổ phần hóa chấp nhận sự dung hòa của các thành phần kinh tế khác nhau trong bản thân các thực thể kinh tế vĩ mô mà trước hết là trong các doanh nghiệp.

Việc giao công ty cho tập thể người lao động: là việc chuyển sở hữu công ty nhà nước và tài sản nhà nước tại công ty thành sở hữu của tập thể người lao động trong công ty có phân định rõ sở hữu của từng người, từng thành viên với các điều kiện ràng buộc. Việc giao công ty nhà nước áp dụng đối với các công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty có vốn nhà nước ghi trên sổ kế toán dưới 5 tỷ đồng.

Bán công ty hoặc một bộ phận của công ty: là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ công ty, bộ phận của công ty sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác. Việc bán toàn bộ công ty nhà nước áp dụng đối với công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty mà nhà nước không cần nắm giữ vốn và không thể thực hiện cổ phần hóa được, cũng không phụ thuộc vào quy mô vốn nhà nước trên sổ sách kế toán là nhiều hay ít; việc bán đơn vị phụ thuộc của công ty nhà nước áp dụng đối với những đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty nhà nước, bộ phận hạch toán phụ thuộc của công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty; bộ phận hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập. Việc bán đơn vị phụ thuộc của công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty hoặc bán đơn vị phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập chỉ được tiến hành khi đơn vị phụ thuộc không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn và đơn vị phụ thuộc có đủ điều kiện tách ra thành đơn vị hạch toán độc lập để bán nhưng không

gây khó khăn hoặc không ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty hoặc bộ phận còn lại của các doanh nghiệp này.

Khoán công ty: là hình thức quản lý doanh nghiệp mà bên nhận khoán được giao quyền quản lý doanh nghiệp, có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảo đảm các điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán. Việc khoán công ty nhà nước áp dụng đối với công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, không phụ thuộc quy mô vốn nhà nước;

Cho thuê công ty: là việc chuyển giao cho người nhận thuê quyền sử dụng tài sản và lao động trong công ty theo các điều kiện ghi trong hợp đồng thuê.

Vấn đề giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước đã được khởi xướng từ Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ đã được sử đổi bổ sung một số điều tại Nghị định số 49/2002/NĐ- CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn:

Các doanh nghiệp được đưa vào diện đổi mới và sắp xếp lại theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, do nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ. không thuộc diện để giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản doanh nghiệp hoặc không nằm trong kế hoạch cổ phần hóa. Đây là một nhóm đối tượng doanh nghiệp có những đặc điểm như lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù như sản xuất hàng hóa phục vụ quân đội, sản xuất vũ khí, quân trang quân dụng cho quân đội ngoài ra vẫn tham gia sản xuất kinh doanh trong những thời gian có thể; mục đích phục vụ xã hội, hoặc lĩnh vực không có nhiều lợi nhuận

mà tư nhân không muốn đầu tư v.v… Nhà nước phải nắm 100% vốn điều lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)