Phạm vi áp dụng chính sách pháp luật cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 49 - 53)

- Lao động là người tàn tật: Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền làm việc đối với người tàn tật và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thu

2.2.2.1. Phạm vi áp dụng chính sách pháp luật cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật có liên quan đến quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, vấn đề xác định phạm vi đối tượng áp dụng là rất quan trọng và là cơ sở nền tảng cho việc thực thi và giải quyết các vấn đề liên quan. Việc xác định phạm vi đối tượng áp dụng đã được quy định khác nhau do vấn đề lịch sử và sự không thống nhất trong quá trình ban hành. Xuất phát từ vấn đề có tính lịch sử, trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước ta đã cho phép các tổ chức thành lập và công nhận rất nhiều loại hình doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tổ chức, cơ quan đều có thể thành lập doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan của Đảng, của Bộ ngành, và các địa phương v.v… Các doanh nghiệp này đều có một điểm chung là cơ chế điều hành và hoạt động chỉ dựa trên cơ

sở các quyết định hành chính chứ không theo quy luật thị trường, quy luật kinh tế, pháp luật kinh doanh.

Hệ lụy của vấn đề này là rất khó xác định đối tượng cần phải đưa vào danh sách đổi mới và sắp xếp lại trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, với lý do cơ bản là sự thay đổi sẽ liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành và xuất phát từ suy nghĩ sợ đổi mới sẽ mất đi chỗ dựa - một bầu sữa mẹ mà lâu nay ít nhiều đã nuôi dưỡng để duy trì họ trong một tình trạng hết sức khó khăn.

Trước kia, Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, chỉ áp dụng chế độ, chính sách trong phạm vi các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi mà không đưa các nông lâm trường quốc doanh vào để điều chỉnh bao gồm:

 Doanh nghiệp giữ 100% vốn Nhà nước

 Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

 Doanh nghiệp nhà nước thực hiện sáp nhập, hợp nhất;

 Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần; công ty cổ phần được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước có thời gian hoạt động không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp;

 Doanh nghiệp nhà nước bị phá sản, giải thể.

Trong quá trình thực hiện, đã nảy sinh yêu cầu về việc bổ sung thêm các đối tượng cần phải áp dụng cho phù hợp với yêu cầu đổi mới, sắp xếp. Do vậy, Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2004 đã bổ sung và

- Công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập và đơn vị sự nghiệp thuộc tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập thực hiện cơ cấu lại theo Điều 17 Bộ luật Lao động; pháp luật quy định trong trường hợp doanh nghiệp có thay đổi về cơ cấu hoặc công nghệ, không bố trí được việc làm cho người lao động đang làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên, dẫn đến doanh nghiệp phải cho họ nghỉ việc trường hợp này cũng được áp dụng các chính sách đối với lao động dôi dư.

- Trường hợp công ty nhà nước công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Công ty cổ phần được chuyển từ các công ty đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty này có phương án cơ cấu lại trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.

Ngày 26/6/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2007/NĐ-CP về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước thay thế các Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP. Theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP (và thông tư hướng dẫn thi hành số 18/2007/TT-BLĐTBXH ngày 10/9/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) thì phạm vi áp dụng chế độ, chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

 Công ty nhà nước độc lập; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế (sau đây gọi tắt là tập đoàn), Tổng công ty nhà nước (gồm cả ngân hàng thương mại nhà nước); công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và

thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa;

 Công ty nhà nước độc lập; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty; công ty thành viên hạch toán hạch toán độc lập thuộc tập đoàn thực hiện giao cho tập thể người lao động;

 Công ty nhà nước độc lập; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tập đoàn; đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty; bộ phận hạch toán phụ thuộc của công ty thành viên hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập thực hiện bán;

 Công ty nhà nước độc lập; công ty mẹ của tập đoàn; công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tập đoàn; đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn;

 Công ty nhà nước độc lập; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tập đoàn thực hiện phá sản, giải thể;

 Nông trường quốc doanh độc lập, nông trường quốc doanh thuộc công ty nhà nước thực hiện sắp xếp lại theo Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 thánh 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh;

 Lâm trường quốc doanh độc lập, nông trường quốc doanh thuộc công ty nhà nước thực hiện sắp xếp lại theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 thánh 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.

Phạm vi áp dụng các chính sách đối với lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 01/1/2006 (thời hạn hết hiệu lực của nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002) đến khi Nghị định số 110/2007/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực được áp dụng như các quy định của nghị định số 41 trước đó. Điều này được thể hiện trong Nghị quyết số 07 về phiên họp thường kỳ tháng 1 năm 2007 của Chính phủ.

So sánh với các quy định của Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 và thông tư số 18/2007/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 9 năm 2007 thì các quy định trước đây của pháp luật được xây dựng tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 14/2/2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhìn chung phạm vi không thu hẹp hơn trước kia, ngoài ra trong lần thay đổi mới này còn áp dụng thêm cả hình thức tập đoàn cũng được đưa vào điều chỉnh. Việc này đã thể hiện được chủ trương đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước trong suất quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, thỏa mãn được tâm tư, nguyện vọng của người dân về vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)