Một số tồn tại, khó khăn trong công tác giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 66 - 73)

- Lao động là người tàn tật: Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền làm việc đối với người tàn tật và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thu

2.3.2. Một số tồn tại, khó khăn trong công tác giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong giai đoạn hiện nay

cho lao động dôi dư trong giai đoạn hiện nay

Quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong đó có vấn đề cổ phần hóa là giải pháp mang tính chiến lược của việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Quá trình sắp xếp và việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước động chạm đến sở hữu nhà nước theo hướng giảm tỷ lệ này trong doanh nghiệp. Hơn nữa, do nhiều yếu tố gắn với cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chứa đựng nguy cơ "chảy máu" ngân sách và sự giàu lên của số ít viên chức nhà nước. Chính vì vậy mà cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ngoài những kết quả đã đạt được vẫn còn nảy sinh những khó khăn tồn tại mà hiện nay đang là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

Vậy, công cuộc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong đó có vấn đề quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước sẽ ra sao và những ưu đãi cho người lao động có thực sự phát huy tác dụng trên thực tế hay không? Việc thực hiện chính sách cho người lao động có những bất cập như thế nào? Hàng loạt những câu hỏi luôn được đặt ra mà hiện nay các cơ quan thẩm quyền của nhà nước vẫn chưa thể trả lời hết được.

Trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, một trong những vấn đề nổi lên hết sức cấp bách là vấn đề về lao động dôi dư, bởi

vì bộ phần lao động này không những không giảm mà còn có chiều hướng tăng lên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quá trình thực hiện Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư đã hỗ trợ được 3.520 doanh nghiệp, giải quyết chính sách cho 17,95 vạn lao động bằng 71,8% so với kế hoạch), với tổng số tiền 5.999,7 tỷ đồng, bình quân mỗi người lao động dôi dư được nhận trợ cấp khoảng 33,4 triệu đồng 22. Tuy nhiên Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đã hết hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2005.

Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, trong giai đoạn 2007-2010 dự kiến cả nước sẽ tiến hành sắp xếp 1.799 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 1.500 doanh nghiệp. Quá trình sắp xếp này sẽ có khoảng 93,55 nghìn người thuộc diện lao động dôi dư, tương ứng với khoảng 5,9% tổng số lao động hiện có trong các doanh nghiệp nhà nước khoảng 1,7 triệu người.

Năm 2000 số lao động không có việc làm thường xuyên và mất việc làm chiếm khoảng 20%, có doanh nghiệp còn lên tới 40%. Đến năm 2003 thì số lao động không bố trí được việc làm khoảng 150.000 người, trong đó có khoảng 75.000 người lâm vào tình trạng dôi dư do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Phần lớn số lao động này không còn phù hợp với phương thức hoạt động mới của doanh nghiệp sau khi cải cách. Thực tế cho thấy số lao động này phải mất từ 3 đến 9 tháng mới tìm được việc làm mới, nhưng vẫn chưa thực sự ổn định lâu dài. Các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc diện cải cách gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp địa phương không đủ kinh phí để bù đắp và trợ giúp cho những người lao động bị mất việc. Ngoài

ra chế độ trợ cấp mất việc, thôi việc, trợ cấp đào tạo lại nghề chưa thực sự khuyến khích người lao động đi tìm việc làm trong trường hợp dôi dư.

Khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước xuất hiện thêm số lao động dôi dư, do không bố trí, sắp xếp được việc làm cho họ. Trên thực tế thì công tác tuyên truyền giải thích chính sách của nhà nước tại doanh nghiệp chưa làm được nhiều, nên tại không ít những cơ sở, người lao động còn do dự, lo lắng khi bản thân bị sắp xếp vào diện dôi dư, làm ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp. Phần lớn hồ sơ của các doanh nghiệp đề nghị quỹ hỗ trợ cấp kinh phí để giải quyết chính sách lao động dôi dư chưa đúng quy định, do đó xảy ra tình trạng người lao động đã có quyết định nghỉ việc nhưng phải chờ đợi lâu mới nhận được tiền trợ cấp.

Về chế độ chính sách đối với người lao động động dôi dư trong quá trình thực hiện cũng đã xảy ra một số những vướng mắc nhất định:

Thứ nhất, kinh phí trả cho lao động dôi dư do doanh nghiệp cổ phần hóa trả 50%, Quỹ sắp xếp lao động dôi dư trả 50%, nếu doanh nghiệp không có thì Quỹ bù để trả cho lao động dôi dư, điều này đã phát sinh ra một số hiện tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật như doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động về dôi dư càng nhiều càng tốt (để được hưởng chính sách). Doanh nghiệp có phương án sắp xếp "lao động giả" để cho người lao động về dôi dư, sau một thời gian lại tham gia lao động khác làm cho nhà nước vẫn phải trả tiền, người lao động vẫn có việc, doanh nghiệp trốn hoặc giảm các khoản bảo hiểm xã hội...

Thứ hai, đâu đó còn xảy ra tình trạng có người "dôi dư thật" và người "dôi dư giả". Người dôi dư thật thường là người có tay nghề, trình độ chuyên môn thấp, sức khỏe kém, ý thức kém v.v... Những người này nếu bình xét nghiêm túc sẽ là đối tượng dôi dư, trong thực tế các đối tượng này khi nghỉ chế độ rất khó tìm việc làm mới, cuộc sống khó nâng lên mặc dù được nhà

nước chi trả một khoản tiền lớn do đó họ thường tìm cách để ở lại. Nếu bộ máy lãnh đạo các doanh nghiệp không kiên quyết thì họ sẽ được ở lại trở thành cổ đông, không những không tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển mà còn là một gánh nặng cho doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa. Người "dôi dư giả" là một số người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, có sức khỏe, có khả năng tìm kiếm việc làm mới với thu nhập cao hơn rất muốn được nghỉ chế độ dôi dư. Điều đó dẫn tới nhà nước phải chi trả tiền, doanh nghiệp mất nhân tài, người có khả năng thì luôn có việc, người không có khả năng thì vẫn phải bố trí việc làm (nếu lãnh đạo doanh nghiệp không làm đúng đắn).

Thứ ba, hiện nay, một số công ty chưa thực hiện đầy đủ chế độ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động, nợ tiền bảo hiểm xã hội dẫn đến tình trạng người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết chế độ nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Công ty chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền giải quyết chính sách của nhà nước cho người lao động trong các doanh nghiệp nên không ít doanh nghiệp và người lao động còn do dự, lo lắng khi bản thân bị xếp vào diện dôi dư. ở một số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa việc xây dựng phương án sắp xếp sử dụng lao động không dựa trên cơ sở sắp xếp lao động theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh, mà lại dựa vào kết quả đăng ký hoặc lấy phiếu tham khảo của nguyện vọng của người lao động dẫn đến hiệu quả sắp xếp lao động chưa cao, tỉ lệ lao động dôi dư lớn. Phần lớn hồ sơ của các doanh nghiệp đề nghị Quỹ hỗ trợ được cấp kinh phí để giải quyết chính sách lao động dôi dư chưa đúng quy định, do đó xảy ra tình trạng người lao động đã có quyết định nghỉ việc nh- ưng phải chờ một thời gian dài mới nhận được tiền trợ cấp. Số lượng lao động dôi dư phải giải quyết lớn, song hết sức phức tạp, bởi trước đây việc quản lý hồ sơ của người lao động của các doanh nghiệp không chặt chẽ, một số doanh nghiệp hồ sơ của người lao động bị mất và thiếu làm cho Bộ gặp rất nhiều

khó khăn trong việc xem xét, phê duyệt phương án lao động dôi dư của các doanh nghiệp.

Thứ tư, hiện nay, một số văn bản pháp luật quy định về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và chế độ chính sách với người lao động dôi dư còn nhiều vướng mắc. Những vấn đề mà thậm chí bản thân những người có thẩm quyền vẫn chưa có thể giải quyết nổi. Vì vậy, ngoài những thành tựu đã đạt được thì Đảng và Nhà nước cần có những hành động cụ thể để hạn chế những khó khăn, vướng mắc trên.

Thứ năm, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dôi dư chưa được pháp luật quy định chi tiết và trách nhiệm đến cùng đặc biệt đối với đối tượng lao động đã giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Từ thực tế cho thấy, nhà nước mới chỉ quan tâm đến giải quyết các chế độ chính sách trước mắt cho người lao động, trả cho họ một khoản tiền, nhưng không tạo cho họ một cơ hội để tìm kiếm công ăn việc làm, phải tạo cần câu thực sự cho người lao động. Còn đối với những người lao động thực sự có tay nghề, trình độ chuyên môn giỏi, nhưng lại không được bố trí hợp lý, đúng người, đúng việc, hoặc họ phải làm việc cho những doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản, trong khi họ vẫn còn thời gian và sức khỏe để tiếp tục tham gia công tác thì lại phải nghỉ việc, điều này làm tổn thất một lực lượng lao động không nhỏ, gây lãng phí về nguồn nhân lực, đáng ra chỉ cần bố trí chuyển họ sang một chỗ làm việc mới là xong thì nhà nước vẫn phải trả cho họ một khoản tiền và cho họ nghỉ việc.

Thứ sáu, quy định về vấn đề học nghề miễn phí cho người lao động dôi dư còn rất chung chung, chưa tạo được động lực thúc đẩy người lao động tiếp tục học tập, nâng cao tay nghề và tạo công ăn việc làm sau khi nghỉ việc "người lao động có nhu cầu học nghề miễn phí được đào tạo tối đa 06 tháng được thông báo bởi cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương" 26. Thực tế, việc chúng ta cũng chưa đưa ra được một cơ sở khoa học nào về việc người lao động chỉ cần học nghề tối đa 06 tháng là có thể tìm được việc làm phù hợp với trình độ, tay nghề và tuổi đời của họ. Hiện tại, các chương trình về dạy nghề dưới 06 tháng cũng chỉ áp dụng cho những công việc có tính chất đơn giản (lao động phổ thông) ở bậc đào tạo sơ cấp nghề hiện nay, với việc đào tạo nghề chính quy và tạo được việc làm mới cho người lao động bình thường phải mất ít nhất 01 năm, đạt trình độ trung cấp nghề. Ngược lại, trường hợp người lao động muốn học một nghề cơ bản có thời gian lâu hơn, chưa kể đến việc kinh phí đào tạo sẽ cao hơn thì trong luật cũng chưa hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Thứ bảy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động dôi dư không được giải quyết một cách đồng bộ của các cơ chế giải quyết việc làm. Hiện nay, pháp luật chỉ quy định cho người lao động dôi dư được nhận các khoản trợ cấp mất việc làm để đi tìm việc làm ngoài xã hội chứ chưa chỉ ra các cơ quan có trách nhiệm tạo điều kiện giới thiệu việc làm cho lao động dôi dư hoặc có những ưu đãi cho những tổ chức giới thiệu việc làm, cho doanh nghiệp có thành tích giải quyết được việc làm cho nhiều lao động dôi dư.

Thứ tám, thủ tục vay vốn để giải quyết việc làm của người lao động dôi dư thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn, chưa thực sự tạo được thuận lợi cho người lao động được tiếp cận một cách dễ dàng và hiệu quả với cơ chế tài chính này.

Như vậy, thông qua các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dôi dư thời gian qua đã chứng tỏ cho thấy chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng được sự mong đợi của người lao động. Các chính sách, pháp luật đang trong quá trình đi vào thực hiện đã phát huy được hiệu quả và yêu cầu đòi hỏi của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không thể

nói rằng những chính sách, pháp luật này là hoàn toàn đầy đủ và toàn diện, trong một số những vấn đề đã giải quyết được, còn có những khó khăn trước mắt cần phải thảo gỡ kịp thời nhằm đem lại sự công bằng cho người lao động và hành lang pháp lý cho các cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề có liên quan.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)