Việt Nam trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, bên cạnh việc chú trọng đẩy mạnh về kinh tế thì các vấn đề xã hội cũng đƣợc quan tâm giải quyết; trong đó chăm lo đến lực lƣợng lớn những ngƣời đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc là vấn đề cấp thiết hiện nay. Có thể nói, ƣu đãi ngƣời có công là một vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta, nó không chỉ thể hiện trách nhiệm các cấp các ngành mà còn phản ánh truyền thống đạo lý cao đẹp của nhân dân ta đối với những ngƣời có công đóng góp cho đất nƣớc. Vì vậy, ƣu đãi ngƣời có công giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.
Nhƣ đã nói ở trên, ƣu đãi ngƣời có công là một phần quan trọng và đặc biệt trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đƣợc ban hành nhằm bảo vệ một số đối tƣợng đặc biệt đã đóng góp xƣơng máu, tuổi trẻ, công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công là sự thể chế hóa các chính sách ƣu đãi của Đảng, Nhà nƣớc đối với ngƣời có công, các quyền ƣu đãi của ngƣời có công và những đảm bảo về mặt pháp lý cho việc thực hiện các quyền đó. Đây là một chính sách lớn trong hệ thống các chính sách xã hội của Đảng, Nhà
nƣớc ta. Nó không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội và nhân văn sâu sắc mà còn là nền tảng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Ngƣời có công là một bộ phận đặc biệt của xã hội. Họ là những ngƣời đã hy sinh cả tính mạng, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những ngƣời đã đem lại hòa bình, tự do cho đất nƣớc, góp phần vào sự phát triển vững mạnh, bình an của dân tộc. Để thực hiện đƣợc điều đó, họ phải có niềm tin, lòng yêu nƣớc mãnh liệt và quyết tâm xây dựng đất nƣớc lớn lao. Vì thế, đó là những con ngƣời cần thiết nhất sự quan tâm, động viên và công nhận của Nhà nƣớc, nhân dân tạo cho họ động lực để tiếp tục cống hiến. Những chế độ, ƣu đãi mà Nhà nƣớc giành cho đối tƣợng đặc biệt này không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần mà còn tạo cho họ niềm tin vào một chế độ xã hội tốt đẹp, là động lực giúp họ tiếp tục phấn đấu; khuyến khích những thành viên khác trong xã hội cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nƣớc.
Có thể thấy, để một đất nƣớc phát triển về kinh tế thì chính trị phải ổn định, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nƣớc đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển nhƣng những thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá ta bằng các thủ đoạn diễn biến hòa bình. Cùng với những mặt trái của nền cơ chế thị trƣờng đặt đất nƣớc trƣớc rất nhiều khó khăn, thách thức. Đối mặt với những biến đổi, khó khăn ấy, pháp luật ƣu đãi ngƣời có công càng có ý nghĩa lớn lao. Thực hiện tốt pháp luật ƣu đãi ngƣời có công là việc làm có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ giúp ổn định cuộc sống của những ngƣời có công mà còn góp phần vào sự ổn định và phát triển của xã hội, đất nƣớc.
Phần lớn ngƣời có công là những ngƣời đang phải chịu đựng những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, nhiều ngƣời có công đang gặp không ít khó khăn trong đời sống hàng ngày vì thƣơng tật, tuổi già, thiếu vốn làm ăn… Vì vậy, chính sách ƣu đãi ngƣời có công không chỉ mang ý nghĩa chính trị mà còn mang tính kinh tế. Những chế độ trợ cấp của Nhà nƣớc đóng vai trò hết sức quan trọng, nó
đảm bảo và nâng cao đời sống cho những ngƣời có công; đối với một số đối tƣợng đặc biệt nhƣ không còn khả năng lao động, không còn nơi nƣơng tựa, già yếu… thì đây còn là nguồn thu nhập của họ để ổn định đời sống.
Bên cạnh sự trợ cấp, những ƣu đãi về giáo dục, nhà ở, việc làm, chăm sóc sức khỏe đã giúp ích rất nhiều cho ngƣời có công và gia đình họ. Những hỗ trợ này không chỉ giúp ổn định đời sống mà còn tạo cho họ cơ hội phát triển kinh tế, làm giàu, từ đó đời sống đƣợc ổn định và nâng cao hơn. Ngƣời có công với cách mạng đều là những ngƣời giàu nghị lực, có tâm huyết và có khả năng với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. “ Tàn nhƣng không phế” họ là những con ngƣời nhƣ vậy, cho dù ở thời đại nào họ luôn biết cách vƣơn lên để sống. Thực tế đã cho thấy không ít tấm gƣơng những thƣơng binh, ngƣời có công cách mạng làm ăn kinh tế giỏi, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Thông qua những chính sách ƣu đãi ngƣời có công của Nhà nƣớc nhƣ tạo việc làm, nhà ở, giáo dục đã phát huy tác dụng to lớn trong việc nâng cao đời sống kinh tế cho những đối tƣợng này. Đó cũng chính là động lực giúp ngƣời có công phát huy hiệu quả những tài năng của họ tạo nên một nguồn lực trong sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công là sự thể hiện những truyền thống đạo đức tốt đẹp “đền ơn đáp nghĩa”, là sự báo đáp công ơn những ngƣời xả thân vì đất nƣớc, dân tộc. Đây không chỉ là sự biết ơn, kính trọng mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nƣớc và cộng đồng đối với ngƣời có công, thể hiện đƣợc sự quan tâm, biết ơn trƣớc những hi sinh, mất mát của họ chứ không phải sự ban ơn hay làm phúc. Những quy định về mức trợ cấp, ƣu đãi về học tập, việc làm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe…đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và xã hội đến mọi mặt đời sống của bộ phận dân cƣ đặc biệt này. Chế độ ƣu đãi ngƣời có công phải đảm bảo đời sống vật chất đối với ngƣời có công trong những sinh hoạt thiết yếu hàng ngày, nhất là đối với những đối tƣợng có công lao, thành tích lớn; bệnh tật, thƣơng tật nặng, giúp họ vƣợt qua những mặc cảm, tự ti về tuổi tác, sức khỏe…tiến tới hòa nhập vào cộng đồng, phấn đấu vƣơn lên, khẳng định mình trong thời kỳ
hội nhập và phát triển của đất nƣớc. Có thể nói, Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công chính là tinh thần “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nƣớc nhớ nguồn” luôn luôn biết ơn những cố gắng, đóng góp xƣơng máu mà cha ông đã để lại.
Ƣu đãi ngƣời có công thể hiện sự quan tâm, biết ơn sâu sắc của toàn xã hội tới những đối tƣợng này, đó là tấm gƣơng mà thế hệ trẻ mai sau luôn luôn tự hào về dân tộc mình. Những đóng góp, cống hiến, hy sinh của họ là điều vô giá, không chỉ có giá trị ở quá khứ, hiện tại mà còn có giá trị lớn lao cho tƣơng lai. Vì thế, thực hiện tốt pháp luật ƣu đãi ngƣời có công còn có tác dụng giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống cách mạng anh hùng bất khuất mà thế hệ đi trƣớc để lại, động viên thế hệ trẻ giữ vững truyền thống đó; đồng thời góp phần khơi dậy tinh thần yêu nƣớc, xây dựng nên nhân cách sống của con ngƣời về: tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, sự sẻ chia trách nhiệm với cộng đồng, phát huy đƣợc truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt pháp luật ƣu đãi ngƣời có công cũng góp phần tạo ra môi trƣờng xã hội lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi thành viên của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhƣ vậy, pháp luật ƣu đãi ngƣời có công là sự thể chế hóa những chính sách ƣu đãi của Đảng, Nhà nƣớc ta đối với ngƣời có công, là sự đảm bảo cho những ƣu tiên, ƣu đãi ấy đƣợc thực hiện hay nói cách khác là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho việc thực hiện những quyền đó. Thể chế hóa những chính sách ƣu đãi thành pháp luật đã khẳng định rõ việc thực hiện ƣu đãi ngƣời có công là trách nhiệm của Nhà nƣớc, của các ngành, các cấp có liên quan và việc hƣởng những trợ cấp, ƣu đãi đó chính là quyền của ngƣời có công. Vì vậy, khi nhận những ƣu đãi này họ sẽ không bị tâm lý là kẻ đƣợc ban ơn mà tự hào về những cống hiến, đóng góp của mình để có đƣợc quyền hƣởng ƣu đãi ấy.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH NGHỆ AN