Về các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh nghệ an 07 (Trang 92 - 101)

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công

3.3.1. Về các quy định của pháp luật

a, Về đối tƣợng, phạm vi đƣợc hƣởng ƣu đãi

Mặc dù đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi theo Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công đã đƣợc mở rộng hơn rất nhiều so với trƣớc đây nhƣng vẫn chƣa bao quát đƣợc hết những đối tƣợng là ngƣời có công. Đặc biệt là những ngƣời có công với cách mạng, với sự nghiệp giải phóng dân tộc thì pháp luật hiện hành còn quy định thiếu sót về đối tƣợng đƣợc hƣởng. Chế độ đối với đối tƣợng là Thanh niên xung phong, một đối tƣợng đóng vai trò quan trọng, có nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh chỉ mới đƣợc quy định tại Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/04/1999 về một số chính sách đối với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nghĩa vụ trong kháng chiến, Thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 15/07/1950 đến 30/04/1975 đã hoàn thành nghĩa vụ mà không đƣợc ghi nhận trong Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 4/2012/PL-UBTVQH 13 (đƣợc sửa đổi, bổ sung từ Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 26/2005).

Bên cạnh đó, pháp luật vẫn chƣa có những quy định về quyền đƣợc hƣởng ƣu đãi của những ngƣời có công với cách mạng đang sinh sống ở nƣớc ngoài

hay những quy định về ngƣời nƣớc ngoài đã có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Từ những thiếu sót đó, ta thấy Pháp lệnh cần thiết phải có sự đổi mới về đối tƣợng và phạm vi đƣợc hƣởng ƣu đãi. Cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng về những đối tƣợng trên. Điều này không chỉ góp phần hoàn thiện hơn hệ thống Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công mà còn là nền tảng để thực hiện công bằng xã hội. Ngƣời có công với cách mạng không chỉ đƣợc xác định trong thời kỳ cách mạng, thời kỳ kháng chiến mà cả thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Họ là những ngƣời có nhiều cống hiến, đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, cho cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do ngày càng phát triển nhƣ ngày nay. Nhƣ vậy, những ngƣời có nhiều thành tích, có nhiều sự đóng góp, hy sinh cần đƣợc mở rộng diện cho phù hợp. Theo đó, những đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Nhà giáo ƣu tú, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc ƣu tú, Nghệ sĩ ƣu tú, Nhà kinh tế, Nhà khoa học… nếu có cống hiến xuất sắc đều phải đƣợc tôn vinh, đƣợc hƣởng những trợ cấp, ƣu đãi của Nhà nƣớc, xã hội. Những đối tƣợng này, không phân biệt tôn giáo, tín ngƣỡng, dân tộc, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… dù là ngƣời Việt Nam hay ngƣời nƣớc ngoài nếu có công với đất nƣớc Việt Nam thì đều đƣợc ghi nhận và suy tôn.

Tuy nhiên từ thực tiễn cho thấy, thƣờng những đối tƣợng này cuộc sống không gặp nhiều khó khăn, sức khỏe, khả năng lao động của họ không bị giảm sút hay ảnh hƣởng lớn nhƣ những đối tƣợng là ngƣời có công với cách mạng. Vì thế, những quy định về ƣu đãi, trợ cấp đối với những đối tƣợng này có thể đơn giản và linh hoạt hơn rất nhiều so với những chế độ đối với ngƣời có công với cách mạng nhƣ Thƣơng binh, Bệnh binh, liệt sĩ… Điều quan trọng nhất khi quy định những đối tƣợng này vào diện đƣợc hƣởng ƣu đãi là nhằm hoàn thiện hệ thống Pháp luật ƣu đãi xã hội ở nƣớc ta, đồng thời nó đảm bảo đƣợc tính công bằng, sự tiến bộ của pháp luật, của xã hội; thể hiện đƣợc sự ghi nhận và tôn vinh những công lao của họ đối với đất nƣớc. Đó là

nguồn động viên, là động lực to lớn để những đối tƣợng này tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc; đồng thời khích lệ các đối tƣợng khác trong xã hội phấn đấu học tập, rèn luyện để tiếp nối truyền thống cha anh.

b, Về các chế độ trợ cấp, ƣu đãi

Chế độ ƣu đãi của Nhà nƣớc cần xét đến sự phù hợp toàn diện: phù hợp với hoàn cảnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc, phù hợp với công lao, hoàn cảnh của từng ngƣời, phù hợp với môi trƣờng xã hội hiện tại… Đây là sự phù hợp toàn diện ở các mặt đời sống kinh tế, đời sống chính trị, xã hội, văn hóa.

Trƣớc hết, cần phải nhìn nhận cho rõ, cần ƣu đãi ở những mặt nào của cuộc sống. Ƣu đãi ngƣời có công không thể hình thức hay giáo điều, bởi đây là vấn đề đạo nghĩa của cả dân tộc. Ngƣời có công cần đƣợc hƣởng trợ cấp ƣu đãi, các chế độ ƣu đãi cơ bản khác nhƣ nhà ở, thuế, bảo hiểm y tế, giáo dục đào tạo.

Thực tiễn cho thấy, mặc dù mức trợ cấp hàng tháng, một lần cho những đối tƣợng ngƣời có công hiện nay nhìn chung là khá hợp lý, đảm bảo đƣợc cuộc sống tối thiểu cho họ. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, làm cho giá cả thị trƣờng cũng có nhiều biến động, nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống của ngƣời dân trong đó có bộ phận ngƣời có công mà đặc biệt là ảnh hƣởng rất lớn đến những đối tƣợng ngƣời có công sống cô đơn không nơi nƣơng tựa, già yếu, bệnh tật, chỉ sống bằng tiền trợ cấp của Nhà nƣớc. Trƣớc tình hình đó, cần phải nghiên cứu sửa đổi để nâng cao mức trợ cấp hơn nữa, đồng thời phải kịp thời điều chỉnh mức trợ cấp khi mà đời sống thực tế có những thay đổi bất lợi cho ngƣời có công.

Cùng với những đảm bảo về đời sống vật chất, thì đời sống tinh thần, sức khỏe… của những đối tƣợng này cũng phải đƣợc quan tâm, đảm bảo. Đời sống của những ngƣời có công còn rất nhiều khó khăn, trong khi đó những di chứng do chiến tranh để lại khiến sức khỏe của họ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Họ đƣợc Nhà nƣớc cấp thẻ bảo hiểm y tế để đƣợc khám chữa bệnh

miễn phí khi ốm đau hoặc vết thƣơng bị tái phát. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức bảo hiểm y tế chỉ ở mức 4,5% tiền lƣơng tối thiểu chung; với mức quy định này là còn quá thấp, chƣa đảm bảo đƣợc việc chăm sóc sức khỏe cho những đối tƣợng đó.

Ngƣời có công là những ngƣời đã cống hiến, hy sinh cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ không có điều kiện để học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề, để có cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm tốt nhƣ bao con ngƣời bình thƣờng khác; họ không có điều kiện để nuôi dạy con cái mình. Những ngƣời có công với cách mạng và con cái họ bị thiệt thòi rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt trong vấn đề học vấn, đào tạo. Vì thế, con của ngƣời có công cần đƣợc chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần để thế hệ cách mạng tƣơng lai của đất nƣớc đủ điều kiện học tập, rèn luyện trƣởng thành tiếp bƣớc vững vàng các thế hệ cách mạng đi trƣớc, xây dựng, phát triển đất nƣớc mai sau. Việc hỗ trợ trong giáo dục, đào tạo là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Ở đây, việc hỗ trợ trong giáo dục đào tạo không chỉ là những khoản trợ cấp, miễn giảm tiền học phí và các loại đóng góp khác… mà còn cần phải đảm bảo cho họ đƣợc vấn đề “ đầu ra”. Cần phải có các quy định cụ thể để các đơn vị bố trí, nhận những học sinh, sinh viên là những đối tƣợng chính sách vào làm việc sau khi ra trƣờng. Bên cạnh đó, cần phải bãi bỏ những quy định không hợp lý trong lĩnh vực ƣu đãi giáo dục, đào tạo, cụ thể nhƣ trƣờng hợp quy định không áp dụng chế độ ƣu đãi, đào tạo đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ƣu đãi mà đang học tại các cơ sở giáo dục thƣờng xuyên nhƣ Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp tỉnh nhƣ theo quy định của Thông tƣ liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH - BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 hƣớng dẫn thực hiện chế độ ƣu đãi trong giáo dục đối với ngƣời có công và con của họ.

Vấn đề giải quyết việc làm là vấn đề thiết thực và vô cùng quan trọng đối với ngƣời có công. Bởi nó không chỉ giúp cho bộ phận ngƣời có công tái hòa nhập với cộng đồng mà còn tạo điều kiện để họ cải thiện cuộc sống của

mình. Đối với những ngƣời còn sức lực, khả năng lao động, cần tạo lập, giúp đỡ họ trong lao động, việc làm, thuế, tín dụng… để họ nỗ lực vƣơn lên phát triển sản xuất, lao động sáng tạo góp phần xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc. Tuy nhiên, Nhà nƣớc chỉ nên khuyến khích và có những ƣu tiên, ƣu đãi cho những doanh nghiệp, cơ quan nhận những đối tƣợng chính sách vào làm việc chứ không thể quy định bắt buộc phải nhận những đối tƣợng này, bởi nhƣ thế là không khả thi vì đó là quyền tự chủ của cơ quan, doanh nghiệp. Đối với những trƣờng hợp ngƣời có công có khả năng tự mình đứng ra sản xuất, kinh doanh, mở doanh nghiệp, Nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng việc hỗ trợ vốn hoặc miễn giảm thuế trong một số năm đầu cũng có thể là giúp đỡ về công nghệ hay giúp đỡ đào tạo lao động kỹ thuật…

Việc chăm sóc những đối tƣợng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, Thƣơng binh, Bệnh binh có tỷ lệ thƣơng tật, bệnh tật từ 81% cần phải đƣợc quy định cụ thể những chế độ chăm sóc y tế đặc biệt đối với họ. Bên cạnh đó, các công tác điều dƣỡng luân phiên cần gắn kết giữa tham quan và điều dƣỡng để những đối tƣợng chính sách có cơ hội tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh. Việc kết hợp này sẽ tạo cho tâm lý, tinh thần ngƣời có công thoải mái, dễ chịu từ đó công tác điều dƣỡng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

c, Việc xây dựng Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, các chính sách kinh tế, xã hội luôn đƣợc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi thời kỳ, đó là một yêu cầu khách quan và cần thiết cho sự nghiệp phát triển. Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới nền kinh tế đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể, từ đó cơ sở hạ tầng đã đƣợc xây dựng cơ bản và ngày một hiện đại, đời sống của nhân dân nói chung và của ngƣời có công với cách mạng nói riêng đƣợc ổn định, đảm bảo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công cũng còn những tồn tại do hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này vẫn

còn nhiều hạn chế, chƣa phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống. Hệ thống Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công còn tản mạn, thiếu tính đồng bộ, thống nhất, hiệu quả pháp lý chƣa cao. Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công mới chỉ đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là những ngƣời có công với cách mạng, quan niệm này hiện không còn phù hợp nữa. Một chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách ngƣời có công, cho dù có đƣợc thiết kế tốt đến đâu cũng không thể bao phủ và quy định hết đƣợc những vấn đề gai góc của thực tiễn. Có những chính sách không thể đáp ứng hoàn toàn ngay đƣợc yêu cầu của tất cả mọi đối tƣợng liên quan [13,tr. 20]. Do đó, đòi hỏi cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thêm các quy định còn thiếu, bỏ những quy định chƣa phù hợp; pháp điển hóa Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công, xây dựng và ban hành luật Ƣu đãi ngƣời có công để tạo ra công cụ pháp lý hữu hiệu giúp Nhà nƣớc quản lý những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực ƣu đãi ngƣời có công; đảm bảo cho tất cả các đối tƣợng ngƣời có công với đất nƣớc đều đƣợc ghi nhận, tôn vinh và hƣởng những ƣu đãi từ phía Nhà nƣớc, từ cộng đồng. Qua đó, thể hiện lòng biết ơn đối với những cống hiến của họ cho đất nƣớc; góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý của Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công, từng bƣớc tiến tới sự công bằng và tiến bộ xã hội. Đó sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho các ngành, các cấp, các địa phƣơng thực hiện chính xác, đầy đủ, công khai, minh bạch, khách quan và đúng với quy định của pháp luật về những ƣu đãi, trợ cấp đối với ngƣời có công. Đây còn là cơ sở để xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm pháp luật ƣu đãi ngƣời có công của các cán bộ thực thi công tác ƣu đãi ngƣời có công; của những cá nhân, tổ chức làm ảnh hƣởng tới quyền đƣợc hƣởng ƣu đãi của ngƣời có công hay vi phạm của chính những đối tƣợng này trong khi đang đƣợc hƣởng những ƣu đãi, trợ cấp từ Nhà nƣớc.

Không dừng lại ở đó, việc tiến hành xây dựng luật ƣu đãi ngƣời có công còn cần phải đƣợc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, bài học thực tiễn, trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt tích cực, bãi bỏ những quy định không còn

phù hợp, không mang lại tính khả thi trên thực tế; sửa đổi, bổ sung những quy định mới để hoàn thiện hơn Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công.

Trong quá trình xây dựng Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công cần lƣu ý những điểm sau đây:

Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công phải cụ thể hóa đƣợc những quy định của hiến pháp 1992, phải thể chế hóa đƣợc những chính sách, cƣơng lĩnh của Đảng về ngƣời có công;

Phải đảm bảo nguyên tắc công bằng và công khai;

Thể hiện đƣợc những giá trị, truyền thống tốt đẹp “uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ xƣa của dân tộc ta. Giáo dục, động viên, khích lệ thế hệ trẻ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của các thế hệ ông cha đi trƣớc; phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành ngƣời có ích cho xã hội, cho đất nƣớc;

Quan niệm về ngƣời có công cần đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn, chứ không bó hẹp trong phạm vi những ngƣời có công với cách mạng, đó là những ngƣời có những cống hiến, đóng góp đặc biệt xuất sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nƣớc;

Cần xét đến sự phù hợp toàn diện về chế độ ƣu đãi, trợ cấp đối với ngƣời có công: phù hợp với hoàn cảnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc, phù hợp với công lao, hoàn cảnh của từng ngƣời, phù hợp với môi trƣờng xã hội hiện tại. Cần có sự bổ sung kịp thời và nhanh chóng về mức trợ cấp, nghiên cứu các chính sách về giáo dục đào tạo, nhà ở, Bảo hiểm y tế… cho các đối tƣợng này;

Tạo điều kiện cho công tác xã hội hóa hoạt động ƣu đãi ngƣời có công đƣợc triển khai và phát huy tốt nhất tiềm lực của nó;

Thiết lập đƣợc mối quan hệ chặt chẽ giữa ba chủ thể là Nhà nƣớc, đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi và cộng đồng. Trong mối quan hệ đó, Nhà nƣớc đóng vai trò là chủ đạo, là chủ thể quản lý, định hƣớng cho các hoạt động ƣu đãi ngƣời có công;

Quy định cụ thể những chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm pháp luật ƣu đãi ngƣời có công cũng nhƣ cơ chế hữu hiệu để kiểm tra, giám sát việc thực thi Pháp luật ngƣời có công.

Hiện nay đã có rất nhiều ý kiến về việc cần phải xây dựng Luật ƣu đãi ngƣời có công nhằm mục đích thực hiện tốt nhất chính sách đối với những đối tƣợng này, hoàn thiện hệ thống Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công, đánh giá đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh nghệ an 07 (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)